Cơ hội và thách thức xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vào EU

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 58 - 61)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU HỒ TIÊU

2021

3.1. Cơ hội và thách thức xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vào EU

3.1.1. Cơ hội

Việc ký kết các Hiệp định và gia nhập nhiều tổ chức thương mại kinh tế, hợp tác cùng các quốc gia trên thế giới đã tạo nhiêu cơ hội, mở ra bước tiến kỳ vọng mới cho toàn người dân và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất. Không riêng cơ hội tạo ra từ sự hỗ trợ của Nhà nước, cơ hội cịn được tạo ra từ chính các doanh nghiệp liên kết với nhau cùng phát triển. Cơ hội luôn luôn được tạo ra cho các doanh nghiệp biết tận dụng nó để phát triển sản xuất.

Từ khi thỏa luận, ký kết và đưa vào thực hiện các điều khoản trong Hiệp định EVFTA, Việt Nam đã tận dụng được nhiều cơ hội từ Hiệp định này. Hơn 90% dòng thuế mặt hàng hồ tiêu được EU cam kết xóa bỏ về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. EU là một cộng đồng các quốc gia lớn mạnh, cơ hội phát triển thị trường mở rộng thị phần tại các quốc gia trong khối là vơ cùng nhiều. Nếu Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội về thuế quan sẽ có thể nâng cao sức cạnh tranh với các quốc gia khác, giá trị xuất khẩu của mặt hàng hồ tiêu nói riêng và các sản phẩm nơng sản nói chung sẽ tăng cao trong thời gian tới. Bên cạnh những lợi ích về giá trị xuất khẩu hàng hóa, tham gia Hiệp định EVFTA, Việt Nam cịn có cơ hội mở rộng quan hệ ngoại giao, giao lưu kết bạn với nhiều quốc gia khác. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội thu hút vốn đầu tư, mở rộng sản xuất hơn nữa. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vốn vào ngành hồ tiêu cả trong chế biến lẫn phát triển thị trường. Các bước chuyển giao công nghệ tiên tiến áp dụng cho sản xuất từ các quốc gia hiện đại sẽ dễ dàng hơn.

Khơng chỉ có cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do FTA mà Việt Nam cịn có cơ hội từ các quốc gia có chung mục đích xuất khẩu hồ tiêu như Indonesia, Malaysia, Pháp, Đức,… Hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn sử dụng hình thức xuất khẩu qua trung gian. Tức là họ sẽ xuất khẩu hồ tiêu qua một nước trung gian, quốc gia trung gian đó sẽ tiếp tục chế biến hoặc xuất khẩu nguyên sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam sang một quốc gia khác. Hình thức xuất khẩu này sẽ giúp Việt Nam có thêm nhiều đối tác làm ăn hơn nhưng cũng gây ra ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu hồ tiêu. Giá hồ tiêu xuất khẩu sang nước trung gian sẽ thấp hơn so với giá xuất khẩu trực tiếp. Tin vui cho ngành hồ tiêu Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh hồ tiêu là hiện nay có nhiều quốc gia như Indoneisa, Malaysia,… đã đặt vấn đề muốn hợp tác lâu dài với Việt Nam để được nhập khẩu số lượng lớn hồ tiêu từ Việt Nam. Đây là cơ hội và cũng là thách thức mà mặt hàng hồ tiêu phải đối mặt. Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam đã là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hồ tiêu trên thị trường tồn cầu. Có đến hơn 50% số lượng hồ tiêu Việt

50

Nam xuất khẩu ra nước ngoài được phân phối tới các quốc gia để phục vụ cho chế biến sản xuất các món ăn, xuất khẩu ngun liệu thơ và được dùng cho các mục đích khác nhau. Trong tương lai, Việt Nam cần cố gắng tự chủ trong việc tìm các đối tác để khơng bị phụ thuộc vào các nhà buôn trung gian.

Bên cạnh việc mở rộng mối quan hệ với các quốc gia khác, Việt Nam cần tận dụng cơ hội trong nước vốn có như các mơ hình trồng tiêu sạch, hướng tới phát triển các mơ hình nơng sản hữu cơ,… phát triển bền vững các mơ hình đó. Các địa phương đã và đang tích cực phổ biến cho người dân về mơ hình trồng tiêu bền vững để họ tiếp cận với những kiến thức khoa học, ni trồng có hiệu quả. Theo VPA, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ tiêu đang đồng hành cùng người dân xây dựng những vùng trồng tiêu tập trung. Với việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại, cơng nghệ nước ngồi vào sản xuất họ hy vọng sẽ phát triển và có nhiều vùng trồng tiêu an tồn, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng từ nước nhập khẩu. Giám đốc Hợp tác xã tiêu sạch Lâm San – Đồng Nai cho biết, Việt Nam đã thu mua và xuất khẩu sang EU hàng ngàn tấn tiêu sạch, đạt quy chuẩn. Năm 2018, Hợp tác xã đã giúp người dân xuất khẩu hơn 800 tấn tiêu sạch qua thị trường khối EU và nhiều các quốc gia khác.

Cùng với những cơ hội từ nước ngoài, Việt Nam kết hợp cùng các Ban hành, tổ chức, Hiệp hội cho ra các dự án lớn nhỏ hỗ trợ người dân trong việc phát triển bền vững. Liên minh châu Âu đã hỗ trợ dự án “Thúc đẩy sản xuất và thương mại hồ tiêu bền vững tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023”. Đây là dự án do tổ chức IDH phối hợp cùng VPA, hiệp hồi Gia vị châu Âu tổ chức thực hiện. Dự án mở ra nhằm giúp người nông dân cũng như doanh nghiệp trong ngành hồ tiêu hiểu rõ hơn về lợi ích của nâng cao năng lực, nhận thức đúng về canh tác bền vững. Các doanh nghiệp sẽ tham gia hỗ trợ và đào tạo canh tác bền vững, quản lý sử dụng hóa chất nơng nghiệp góp phần gia tăng sản lượng hồ tiêu đạt chuẩn ra thị trường nước ngoài. Dự án trên được triển khai tập trung tại một số tỉnh thành có diện tích trồng tiêu lớn trên cả nước như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Tây Nguyên. Theo báo cáo của dự án, có 10 nghìn hộ dân được hưởng lợi trực tiếp từ dự án này giúp bảo đảm năng suất hàng năm, kế sinh nhai được đảm bảo. Đồng thời, kết nối các doanh nghiệp tiếp cận thị trường xuất khẩu. Việt Nam đang cung cấp cho EU hơn một nửa lượng hồ tiêu, các quốc gia trong khối EU tích cực hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất tiêu xuất khẩu tại nước ta không chỉ làm tăng vốn đầu tư, tạo cơ hội xuất khẩu mà còn gia tăng quan hệ hợp tác giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam. VPA cũng liên kết với hơn 70 hecta sản xuất tiêu từ các hộ nông dân khác nhau trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu để tích cực thúc đẩy sản xuất hữu cơ. Trong đó có 15 hecta được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Đây là bước tiến lớn trong sản xuất hồ tiêu, là động lực để xây dựng thêm nhiều vùng nguyên liệu lớn chinh phục các thị trường khó tính khơng chỉ riêng EU mà cịn các thị trường châu Á khác như Nhật Bản, Mỹ,… Tận dụng được cơ hội từ các dự án

51

lớn như trên, việc làm của người dân được cải thiện rõ ràng, không chỉ tạo công ăn việc làm mà cịn góp phần phát triển kinh tế đất nước ngày một lớn mạnh.

3.1.2. Thách thức

Ngoài những cơ hội rộng mở cho thị trường hồ tiêu Việt Nam phát triển ra nước ngồi thì mặt hàng này cũng gặp phải nhiều thách thức lớn.

Thứ nhất, Việt Nam thành công ký kết Hiệp định EVFTA mở ra con đường mới cho xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia EU nhưng vẫn chưa chú trọng nhiều trong việc đáp ứng các yêu cầu về sản phẩm mà EU đặt ra. Tuy nhiên, thành công ký kết chỉ là một mặt, được gỡ bỏ hàng rào thuế quan chỉ là bước đầu góp phần tạo cơ hội cho nhiều mặt hàng nơng sản xuất khẩu, trong đó có hồ tiêu. Thực tế, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được cơ chế kiểm dịch phù hợp, đạt chuẩn EU nhưng EVFTA lại đưa ra nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật và các biện pháp kiểm dịch hơn nữa cho hầu hết các hàng hóa nhập khẩu từ nước ngồi. EU rất chú trọng tới xuất xứ hàng hóa, nguồn gốc của sản phẩm để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Khảo sát của Cục Bảo vệ Thực vật cho thấy khoảng 75% sản phẩm hồ tiêu từ Việt Nam xuất khẩu sang EU không đáp ứng được yêu cầu về mức dư lượng tối đa cho phép. Đây cũng là nguyên nhân khiến các sản phẩm từ hồ tiêu bị ép giá, có giá trị xuất khẩu thấp hơn so với giá xuất sang các thị trường khác. So với các FTA khác thì Hiệp định EVFTA đưa ra nhiều quy định hơn về truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là xuất xứ thuần túy. Một vài mặt hàng đã qua chế biến cũng bị giới hạn tỷ lệ sử dụng các nguyên liệu từ bơ, trứng, sữa và đường từ nước thứ ba ngoài lãnh thổ Hiệp định.

Thứ hai, tìm kiếm thị trường mới ln là vấn đề quan trọng đối với việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp tại Việt Nam trước giờ đã quen với việc xuất khẩu hàng hóa của mình sang các nước châu Á vì các quốc gia châu Á có cùng phong tục tập quán, món ăn và các phương thức trong ăn uống giống với người Việt Nam. Vậy nên, sản phẩm xuất khẩu sang thị trường châu Á ln được đón nhận. Chính điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào thế bị động, khơng tích cực tìm kiếm thị trường mới. EU là khối các nước có thu nhập và nhu cầu đời sống cao. Đối với người tiêu dùng, họ chỉ tin dùng các thương hiệu truyền thống lâu đời vì cho rằng những sản phẩm tồn tại lâu là những sản phẩm đã có uy tín, thương hiệu riêng, được mọi người kiểm chứng. Thách thức đặt ra với các doanh nghiệp cũng như đất nước Việt Nam là đưa ra các chiến lược quảng bá thương hiệu Việt đến với thế giới. Dù đã có nhiều chiến lược được đề xuất nhưng việc thực hiện lại khơng đồng đều và triệt để. Ví dụ, chiến lược về phân phối sản phẩm mới chỉ được đưa ra nhưng chưa áp dụng triệt để khiến nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay tìm chỗ đứng cho mình trên con đường xuất khẩu. Giá bán cũng là thách thức đối với mặt hàng hồ tiêu khi giá trên thị trường biến động không ngừng. Tuy nhiên, giá bán còn phụ

52

thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngồi khó kiểm sốt như chính sách tiền tệ, tỷ giá tiền tệ thế giới,…

Thứ ba, khó khăn cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường nông sản của EU. Nguyên nhân dẫn đến thách thức này là do vốn đầu tư còn hạn chế, năng lực và số lượng về con người không đủ,… để phát triển. Các nhà sản xuất, xuất khẩu chỉ nắm thông tin nhất thời, không cập nhật liên tục về các quy định của EU trong khi những quy định đó được làm mới và thay đổi liên tục. Từ đó, thời gian dành cho các doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu về biện pháp vệ sinh và kiểm dịch bị giảm đáng kể, dẫn đến tăng chi phí hoặc các sản phẩm bị từ chối nhập khẩu vào nước họ. Đồng thời, hoạt động xúc tiến thương mại chưa được triển khai rộng rãi tại các tỉnh thành. Việt Nam có nhiều khu cơng nghiệp, khu chế xuất có vốn đầu tư nước ngồi nhưng sản xuất khơng đồng đều. Có nhà máy sản xuất quá nhiều, số lượng ồ ạt không chú ý tới tiêu chuẩn kiểm định hàng hóa trước khi phân phối ra thị trường nước ngồi. Có nhà máy sản xuất số lượng ít do đơn hàng ít dẫn đến phải đóng cửa nhà máy trong một thời gian ngắn. Nếu trong tương lại vẫn cịn tình trạng sản xuất ồ ạt như hiện nay thì vấn đề sản phẩm hồ tiêu của nước ta bị từ chối tại thị trường nước ngoài do chưa đạt yêu cầu là rất lớn.

Thứ tư, vấn đề sở hữu trí tuệ khơng cịn là vấn đề mới trong kinh doanh nhưng lại chưa được nhiều doanh nghiệp và thương nhân để ý đến. Chú ý tới quyền sở hữu trí tuệ trong việc áp dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến đưa vào hoạt động sản xuất là một trong những thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Bởi các công nghệ hiện đại tới từ nhiều các quốc gia khác nhau nhưng việc chuyển giao, thuê công nghệ của họ để đưa vào sản xuất cần có quá trình, thủ tục rõ ràng để tránh các trường hợp lấy cắp cơng nghệ khơng đáng có. Ngồi ra, xuất khẩu hồ tiêu nước ta còn phải chịu nhiều áp lực trong việc cạnh tranh chi phí logistics với các quốc gia cùng xuất khẩu hồ tiêu sang EU như Indonesia, Malaysia, Thái Lan,…

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 58 - 61)