Kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 30 - 34)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU HỒ TIÊU

2.2. Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2018 – 2021

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu

EU là một trong những thị trường nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam lớn nhất thế giới. Việt Nam xuất khẩu hồ tiêu chủ yếu sang các nước Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Đức, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha,… Trong đó, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam, tiếp sau là thị trường chung các nước EU. Theo thống kê của VPA, trong năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu hồ tiêu đến hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, ước tính đạt 260.000 tấn hồ tiêu kim ngạch với kim ngạch xuất khẩu khoảng 950 triệu USD. Bình quân Việt Nam xuất khẩu hồ tiêu tới hơn 110 quốc gia với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp. Đứng đầu xuất khẩu hồ tiêu 11 tháng năm 2021 tiếp tục là công ty Olam với lượng xuất khẩu đạt 24.088 tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ. Tiếp theo là các

22

doanh nghiệp Trân Châu 22.144 tấn, giảm 11%; Nedspice18.260 tấn, tăng 12%; Phúc Sinh 15.915 tấn, giảm 21,8%; Haprosimex JSC11.777 tấn, giảm 7,2%; Liên Thành 9.795 tấn, tăng 27,5%…

Bảng 2.2. Sản lượng và giá trị xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2018 – 11 tháng đầu năm 2021

2018 2019 2020 11 tháng đầu năm 2021 % +/- 2019/2018 % +/- 2020/2019 % +/- 2021/2020 Số lượng (tấn) 235.889 284.290 285.292 245.975 20,5 0,4 -13,8 Giá trị (triệu USD) 775 714 661 867 -7,9 7,4 31,2

Nguồn: Báo cáo tổng kết của VPA

Theo số liệu thống kê của VPA, số lượng hồ tiêu trong giai đoạn 2018 đến 11 tháng đầu năm 2021 có mức tăng trưởng khá ổn định. Dù trong 4 năm số lượng xuất khẩu có sự chênh lệch nhưng nhìn chung sự tăng giảm sản lượng khơng đáng kể. Năm 2018 khi Hiệp định EVFTA mới được đưa ra để thảo luận, thị trường hồ tiêu trên thế giới đặc biệt là thị trường EU vô cùng sôi nổi. Việt Nam cũng cố gắng đàm phán và ký kết hiệp định này để được tạo điều kiện thuận lợi nhất khi xuất khẩu các loại hàng hóa vào thị trường EU, trong đó có sản phẩm hồ tiêu. Cụ thể, năm 2018, số lượng xuất khẩu chỉ đạt 235,889 tấn, trị giá 775 triệu USD. Sang năm 2019, số lượng đã tăng gần 50.000 tấn, đạt 284.290 tấn hồ tiêu xuất khẩu sang các nước EU. Năm 2019 có mức tăng trưởng 20,5% so với năm 2018. Năm 2020, đánh dấu bước tiến quan trọng trong xuất khẩu hồ tiêu của nước ta, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào 01/08/2020, mở đầu thuận lợi cho con đường xuất khẩu hồ tiêu vào thị trường EU. Cũng trong năm 2020, số lượng xuất khẩu tăng cao nhất trong 4 năm qua, đạt 285.292 tấn. Với sự hỗ trợ lớn mạnh từ Hiệp định FTA và các nhân tố khách quan khác nhưng mức tăng trưởng về sản lượng lại chỉ tăng 0,4% so với năm 2019. Tuy có mức sản lượng ấn tượng nhưng giá trị xuất khẩu lại giảm thấp nhất trong 4 năm qua, đạt 661 triệu USD, giảm 53 triệu USD so với năm 2019. Trong 11 tháng đầu năm 2021, số lượng xuất khẩu đạt 245.975 tấn, giảm hơn 40.000 tấn so với năm 2019 và năm 2020 nhưng giá trị xuất khẩu đã tăng trở lại và cao nhất trong 4 năm qua, đạt 867 triệu USD.

23

Mức tăng trưởng sản lượng đã giảm 13,8% so với năm 2020. Đây là năm xảy ra nhiều vấn đề xã hội, làm ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu của thế giời nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự tăng giảm thất thường cả về số lượng và giá trị xuất khẩu một phần là do biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng cực đoan và khó lường, tình hình sâu bệnh gây ra nhiều khó khăn cho người nơng dân trồng tiêu. Vì vậy, người trồng tiêu khơng thể kiểm sốt được chất lượng của nguồn nguyên liệu từ lúc thu hoạch. Do vậy, giá trị và số lượng bị giảm đáng kể. Vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu đang dần được kiểm soát và cải thiện nhưng chưa triệt để do nông dân thấy tầm quan trọng của việc trồng trọt, canh tác theo hướng bền vững, các doanh nghiệp chú trọng trong việc kiểm tra chất lượng đầu vào để giữ uy tín, sự tin tưởng của người tiêu dùng tại các nước EU đã từng xuất khẩu sang và cả những thị trường mới.

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ nhập khẩu của các châu lục giai đoạn 2018 – 11 tháng đầu năm 2021

Nguồn: VPA

Tại khu vực thị trường châu Âu, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2020 tăng 3,5% so với năm 2018. Trong đó, nhập khẩu nhiều nhất là Đức đạt 11.228

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00%

Châu Phi Châu Âu Châu Mỹ Châu Á

Châu Phi Châu Âu Châu Mỹ Châu Á

11T 2021 5.50% 23.30% 24.60% 46.60%

2020 7.40% 20.70% 21.10% 50.80%

2019 6.70% 20.70% 18.80% 53.80%

2018 7.20% 19.80% 20.50% 52.50%

Tỷ lệ nhập khẩu của các châu lục

24

tấn, tăng 9,5%; tiếp sau là Hà Lan đạt 9.356 tấn, tăng 34%; Pháp đạt 5.018 tấn, tăng 30,1%. Tại khu vực châu Á, xuất khẩu hồ tiêu trong 11 tháng đầu năm 2021 giảm 5,9% so với năm 2018. Cụ thể, tại thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất ở châu Á là Trung Quốc giảm 27,3% đạt 37.746 tấn; Ả Rập tăng 26,2% đạt 15.169 tấn, tiếp tục là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn thứ hai từ Việt Nam. Có thể thấy, tuy giảm tỷ lệ nhập khẩu trong 4 năm gần đây nhưng châu Á luôn là khu vực tiêu thụ nhiều hồ tiêu của Việt Nam nhất trên thế giới, luôn đạt trên 50% tỷ lệ nhập khẩu. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, người châu Á rất chú ý tới sức khỏe của mình nên việc người dân các quốc gia châu Á ưa chuộng đồ ăn có giá trị dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe cao là điều dễ nhận thấy. Khu vực châu Phi có tỷ lệ nhập khẩu thấp nhất trong các châu lục khác. Hàng năm tỷ lệ nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam của các nước thuộc châu Phi chưa tới 10%, cao nhất là năm 2020 với 7,4%. Chỉ trong vòng 1 năm, tỷ lệ nhập khẩu của châu Phi đã giảm từ 7,4% xuống còn 5,5%.Việt Nam đang tập trung phát triển thị phần và quảng cáo thương hiệu hồ tiêu của mình với các nước châu Âu. Trong giai đoạn từ năm 2018 đến 11 tháng đầu năm 2021 tỷ lệ nhập khẩu hồ tiêu của châu Âu đã tăng đáng kể, cao nhất là năm 2021 với 23,3%. Tuy tỷ lệ nhập khẩu không cao nhưng mức tăng trưởng đồng đều qua các năm. Người châu Âu ưu chuộng hồ tiêu của Việt Nam không chỉ dựa trên giá thành nhập khẩu rẻ mà cịn vì họ thích những món ăn có hương vị lạ, đặc biệt như các món ăn có hương thơm và giá trị thẩm mỹ cao. Dựa theo biểu đồ trên, ta thấy hồ tiêu Việt Nam có thể phù hợp với thị hiếu và các món ăn hàng ngày của các nước châu Á. Đối với thị trường châu Âu, bao gồm cả thị trường EU, hồ tiêu Việt Nam cũng chiếm được một phần nhỏ thị trường cùng với đó số lượng và giá trị xuất khẩu vẫn cịn thấp. Điều đó cho thấy hồ tiêu Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được phần lớn nhu cầu và thị hiếu của người dân các nước châu Âu.

Bảng 2.3. Sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của một số nước xuất khẩu chính trên thế giới giai đoạn 2018 – 2021

Đơn vị: tấn STT Quốc gia 2018 2019 2020 2021 % +/- 21/20 1 Việt Nam 230.000 290.000 240.000 180.000 -25,0 2 Brazil 72.000 80.000 95.000 90.000 -5,3 3 Indonesia 70.000 78.000 77.000 79.000 2,6 4 Ấn Độ 64.000 48.000 61.000 65.000 6,6 5 Trung Quốc 35.000 33.000 33.000 30.000 -9,0 6 Malaysia 31.073 19.000 20.000 22.000 10,0

25

7 Sri Lanka 20.135 22.156 20.000 25.000 25,0 8 Cambodia 20.551 16.586 18.000 15.000 -16,7

Khác 14.000 14.000 14.500 13.000 -10,3 Tổng 557.759 600.742 578.500 519.000 -10,3

Nguồn: Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC)

Theo số liệu thống kê của IPC, Việt Nam đứng đầu trong các nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu chính trên thế giới. Số lượng hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài trong giai đoạn 2018 – 2021 luôn dẫn đầu và chiếm một nửa sản lượng của thế giới. Sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của nước ta luôn gấp đôi các nước khác như Brazil, Ấn Độ, Indonesia,… Năm 2019 là năm có số lượng xuất khẩu cao nhất trong 4 năm đạt 290.000 tấn, năm 2021 có số lượng xuất khẩu thấp nhất trong 4 năm đạt 180.000 tấn. Năm 2021, số lượng xuất khẩu giảm 60.000 tấn tương đương với 25% so với năm 2020. Nguyên nhân của việc giảm số lượng xuất khẩu ra nước ngoài do nguồn cung bị đứt gãy, số lượng hồ tiêu thu hoạch của năm 2021 không đáp ứng kịp thời cả nhu cầu nội địa và nước ngồi. Bên cạnh đó, việc thu hoạch gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid 19 và các loại bệnh gây hại cho cây trồng. Việc vận chuyển gặp khó khăn do giá nhiên liệu tăng cao, các doanh nghiệp khó có thể chi trả phí vận chuyển và thiệt hại hàng hóa do lưu kho lâu ngày. Nhìn chung, trong giai đoạn 2018 – 2021, số lượng và giá trị xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường EU không ổn định trong 4 năm. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chiếm vị thế là nước có số lượng xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới và giữ được vị trí đứng đầu trong suốt 4 năm từ 2018 – 2021.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)