Cơ cấu thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 34 - 39)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU HỒ TIÊU

2.2. Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2018 – 2021

2.2.2. Cơ cấu thị trường

Đến năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu hồ tiêu sang hơn 110 quốc gia với sự tham gia sản xuất của hơn 200 doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau. Mỗi doanh nghiệp lại có phương thức xuất khẩu, cơ chế sản xuất và thị trường xuất khẩu riêng biệt. Trong đó, EU khơng chỉ là một thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng cho hoạt động xuất nhập khẩu mà cịn là một liên minh chính trị và kinh tế gồm 27 quốc gia thành viên. Khơng chỉ hợp tác về chính trị mà đây còn là nơi các quốc gia trong khối khu vực giao thương, trao đổi lợi ích, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, ln nỗ lực hết mình để có thể được hợp tác và trao đổi giao thương với các quốc gia lớn mạnh trong khối EU. Việc tìm kiếm và mở rộng thị trường đã và đang là thách thức to lớn cho Việt Nam. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam tại khối EU đang dần ổn định và dự báo sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, do nhu cầu người tiêu dùng tăng cao và tác động của các điều kiện thời tiết, dịch bệnh làm ảnh hưởng tới sản lượng và trị giá xuất khẩu không chỉ riêng mặt hàng hồ tiêu.

26

Với sự nỗ lực của Nhà nước, địa phương, các doanh nghiệp đã dần ổn định sản xuất, tham gia nhiều hơn vào thị trường các quốc gia khác nhau, chủ động tìm kiếm cơ hội, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, ngành hồ tiêu Việt Nam đang dần khởi sắc sau gần 3 năm trì trệ do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19. Nhờ có thị trường rộng mở và sự hỗ trợ từ nhiều yếu tố khác như thuế quan, trợ cấp xuất khẩu, nhu cầu của người dân tại các nước EU tăng cao trong những năm gần đây… tình hình xuất khẩu khả quan hơn, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng cao kể từ năm 2018. Cụ thể, năm 2021 Việt Nam đã xuất khẩu hồ tiêu tới 110 quốc gia với sự tham gia sản xuất của hơn 200 doanh nghiệp lớn nhỏ. Xuất khẩu tại các quốc gia khác như Mỹ, Trung Quốc đều ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, đặt biệt là thị trường chung EU.

Bảng 2.4. Sản lượng hồ tiêu xuất khẩu sang 5 quốc gia thuộc EU giai đoạn 2018 – 2021 Đơn vị: tấn Năm Quốc gia 2018 2019 2020 2021 +/- % 2019/ 2018 +/- % 2020/ 2019 +/- % 2021/ 2020 Đức 3.898 10.952 11.262 12.103 1,81 0,03 0,07 Hà lan 3.332 8.135 8.403 8.741 1,44 0,03 0,04 Pháp 1.209 3.412 3.970 3.981 1,82 0,16 0,03 Tây Ban Nha 1.126 2.585 2.970 3.576 1,29 0,15 0,20 Bỉ 220 390 457 497 0,77 0,17 0,09 Khác 226.104 258.816 258.230 217.077 0,14 -0,02 -0,16 Tổng 235.889 284.290 285.292 245.975 20,5 0,4 -13,8

Nguồn: Trademap.org

Giai đoạn 2018 – 2021, sản lượng hồ tiêu xuất khẩu sang 5 quốc gia thuộc khối EU nhìn chung đều có mức tăng trưởng đồng đều qua các năm. Đức dẫn đầu với mức sản lượng nhập khẩu trong năm 2018 là 3,898 tấn. Sang năm 2019, số lượng nhập khẩu đã tăng gấp gần 3 lần so với năm 2018, đạt 10,952 tấn. Trong vịng 2 năm sau đó, sản lượng hồ tiêu nhập khẩu của Đức từ Việt Nam tiếp tục tăng, cao nhất là năm 2021 đạt 12,103 tấn. Theo sau Đức là Hà Lan với lượng nhập khẩu nhiều thứ hai trong 5 quốc gia nói trên. Tuy nhiên, mức độ tăng sản lượng nhập khẩu không nhanh và nhiều như Đức. Năm 2018, Hà Lan đã nhập của nước ta 3,332 tấn hồ tiêu. Trong vòng 3 năm từ 2019 – 2021, sản

27

lượng hồ tiêu nhập từ nước ta tăng hơn 4000 tấn, cao nhất là năm 2021 đạt 8,741 tấn. Nguyên nhân của việc 2 quốc gia Đức và Hà Lan nhập khẩu nhiều hồ tiêu của nước ta để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước ngày càng cao. Bên cạnh đó, đây cũng là 2 quốc gia tái xuất hồ tiêu lớn nhất trong khối EU. Nhìn chung, cả 5 quốc gia đều nhập khẩu một lượng lớn hồ tiêu của Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2021, chứng tỏ rằng hồ tiêu của nước ta đang đạt được kỳ vọng và bước tiến mới trên thị trường nước ngoài. Người tiêu dùng đã bắt đầu chú ý và đánh giá cao sản phẩm nông sản của Việt Nam, đặc biệt là hồ tiêu. Tại 5 quốc gia nhập khẩu chủ yếu hồ tiêu của Việt Nam kể trên, các quốc gia khác tại EU cũng nhập khẩu một sản lượng khá lớn. Tuy nhiên, mức tăng trưởng lại không tăng đều trong 4 năm như mức sản lượng của 5 quốc gia chính. Cụ thể, năm 2018 các quốc gia khác tại EU đã nhập 226.104 tấn hồ tiêu, năm 2019 sản lượng xuất khẩu của nước ta đã tăng đáng kể, lên tới 258.816 tấn hồ tiêu. Nhưng năm 2020, sản lượng đã có dấu hiệu giảm nhẹ 586 tấn, đến năm 2021 sản lượng xuất khẩu đã giảm mạnh chỉ còn 217.077 tấn hồ tiêu.

Hồ tiêu Việt Nam chiếm khoảng 60% tổng lượng hồ tiêu giao dịch trên thế giới, chiếm khoảng 45% lượng hồ tiêu xuất khẩu vào EU nói chung. Đối với thị trường chung EU, các quốc gia lớn như Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha,… sản phẩm hồ tiêu Việt Nam đang dần tìm kiếm được chỗ đứng nhất định tại các thị trường trên. Hồ tiêu nước ta chiếm được thị phần nhiều nhất tại Đức với 42% tổng sản lượng các quốc gia xuất khẩu hồ tiêu vào quốc gia này. Các thị trường khác hồ tiêu Việt Nam ít thị phần gấp đơi so với Đức nhưng khơng có nhiều khác biệt về khoảng cách. Các thị trường Hà Lan và Pháp, Bỉ và Tây Ban Nha có thị phần gần như tương đương nhau, chỉ cách nhau 1% thị phần. Thị trường EU có sức hút lớn đối với hồ tiêu đen nhập khẩu, chất lượng cao và sản xuất bền vững. Đức, Hà Lan, Pháp là 3 quốc gia nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam lớn nhất khối EU, chiếm 75% tổng sản lượng hồ tiêu xuất khẩu sang khối EU. Không chỉ nhập khẩu để tiêu dùng, nhiều quốc gia EU cịn nhập khẩu với mục đích tái xuất, chế biến tiêu nguyên hạt thành sản phẩm để xuất khẩu sang các quốc gia khác. Tại thị trường Hà Lan, quốc gia này đã giảm nhập khẩu hồ tiêu từ thị trường Brazil do EU phát hiện được hàm lượng chất trong hồ tiêu xuất khẩu của Brazil vượt ngưỡng cho phép. Vì vậy, Việt Nam càng có cơ hội xuất khẩu và chiếm thị phần lớn tại Hà Lan. Đối với thị trường Pháp, hồ tiêu nước ta đã chiếm được 17% thị phần tại quốc gia này. Pháp chủ yếu nhập khẩu hồ tiêu trắng nguyên hạt của Việt Nam để chế biến và tái xuất sang các quốc gia khác. Cùng với đó, năm 2020 và năm 2021 lệnh giãn cách xã hội do đại dịch Covid 19 tại nước này đã được nới lỏng nên các doanh nghiệp tăng cường thu mua từ nước ngoài để đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa và tiếp tục xuất khẩu. Thị trường Tây Ban Nha là thị trường Việt Nam khó có thể thâm nhập vào, thị phần tại quốc gia này chỉ đạt 12%, kém thị phần so với Đức 3,5 lần. Nguyên nhân khiến hồ tiêu Việt Nam chiếm thị phần nhỏ tại Tây Ban

28

Nha là do nước ta phải cạnh tranh trực tiếp với mặt hàng hồ tiêu của Trung Quốc – một quốc gia hùng mạnh về xuất khẩu hàng hóa nơng sản và diện tích đất trồng rộng lớn, trong đó có hồ tiêu.

Biểu đồ 2.2. Đơn giá xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang một số quốc gia EU nhiều nhất năm 2020

Đơn vị: USD/tấn

Nguồn: Trademap.org

Trung bình đơn giá nhập khẩu hồ tiêu của toàn thị trường EU trong năm 2020 là 2.703 USD/tấn. Các quốc gia thuộc EU như Bỉ, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha,… nhập khẩu tiêu với đơn giá cao. Bỉ là quốc gia dẫn đầu trong các quốc gia nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam với đơn giá 3.242 USD/tấn. Hà Lan là thị trường đứng thứ 2 trong khói EU về đơn giá nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam với 3.088 USD/tấn. Hồ tiêu Việt Nam có trị giá xuất khẩu cao là do các doanh nghiệp sản xuất đã đầu tư hơn về trang thiết bị dây chuyền sản xuất, áp dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất để cho ra những hạt hồ tiêu đạt tiêu chuẩn về thẩm mỹ. Bên cạnh đó, Việt Nam đã chú trọng hơn trong việc kiểm soát chất lượng nguồn nước, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trước khi xuất khẩu ra nước ngoài. Việt Nam đã và đang cố gắng đáp ứng đầy đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm mà EU đưa ra để trị giá xuất khẩu hồ tiêu ngày càng tăng cao, đạt giá trị cao hơn nữa tại các nước có nhu cầu về hồ tiêu cao như Bỉ, Đức, Tây Ban Nha,… Tuy nhiên, tại một số thị trường đơn giá nhập khẩu vẫn còn thấp. Cụ thể, Đức nhập khẩu với mức giá 2.678 USD/tấn, Tây Ban Nha nhập khẩu với mức giá 2.578 USD/tấn. Nguyên nhân khiến 2 quốc gia này nhập khẩu với mức giá thấp hơn so với 3 quốc gia Pháp, Bỉ, Hà Lan là do Việt Nam vẫn cịn nặng về xuất khẩu thơ mà các một số quốc gia lại ưu chuộng các mặt hàng đã qua chế

2.368 2.578 2.678 3.088 3.242 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 Pháp Tây Ban Nha Đức Hà Lan Bỉ

29

biến hơn. Vì vậy, xuất khẩu nguyên liệu thơ sang các thị trường có nhu cầu về mặt hàng chế biến đã khiến trị giá hồ tiêu của Việt Nam giảm hơn nhiều so với các quốc gia khác.

Bảng 2.5. Sản lượng và đơn giá xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang một số quốc gia thuộc EU năm 2019 - 2020 Thị trường Năm 2019 Năm 2020 +/- 2020/2019 Lượng (tấn) Giá (USD/tấn) Lượng (tấn) Giá (USD/tấn) Lượng (tấn) Giá (USD/tấn) Đức 10.952 2.887 11.262 2.678 0,03 -0,07 Hà Lan 8.135 3.369 8.403 3.088 0,03 -0,08 Pháp 3.412 2.753 3.970 2.368 0,16 -0,14 Tây Ban Nha 2.585 2.849 2.970 2.578 0,15 -0,1 Bỉ 390 3.533 457 3.242 0,17 -0,08 Nguồn: Trademap.org

Nhìn chung, đơn giá hồ tiêu xuất khẩu năm 2020 sang các nước thuộc khối EU đều có dấu hiệu giảm so với cùng kỳ năm 2019 nhưng sản lượng lại có dấu hiệu tăng. Trong đó, Đức vẫn là thị trường nhập khẩu hồ tiêu nhiều nhất nhưng năm 2020 đơn giá xuất khẩu có dấu hiệu giảm, số lượng tăng 0,03%, đơn giá giảm 0,07% so với năm 2019. Bỉ là thị trường nhập khẩu số lượng thấp nhất trong 5 nước nói trên. Năm 2020, Bỉ nhập 457 tấn hồ tiêu, thấp nhất trong 5 nước nhưng so với năm 2019 sản lượng nhập khẩu đã tăng 67 tấn. Số lượng nhập khẩu không nhiều nhưng đơn giá lại cao nhất trong 5 quốc gia với 3.242 USD/tấn. Điều này cho thấy, hồ tiêu Bỉ được tiêu thụ ít nhưng chất lượng được đánh giá cao, thể hiện ở đơn giá xuất khẩu trong năm 2019. Bên cạnh đó, Hà Lan là quốc gia nhập khẩu số lượng nhiều chỉ sau Đức, nhưng so với năm 2019 đơn giá nhập khẩu hồ tiêu giảm khá nhiều (từ 3.369 USD/tấn năm 2019 đến năm 2020 chỉ còn 3.088 USD/tấn; giảm 0,08%). Bên cạnh việc các doanh nghiệp chủ động tìm hiểu thị trường mới trong khối EU, Hiệp định EVFTA cũng đã góp phần mở rộng cơ hội xuất khẩu, tiếp cận thị trường mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy, có thể thấy ngành hàng hồ tiêu của Việt Nam đã có bước đầu chuyển dịch khá thành cơng khi sản lượng có dấu hiệu tăng tại một số quốc gia như Pháp, Bỉ,… Cùng với đó, các doanh nghiệp đang tích cực khai thác và thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn như Đức, Hà Lan và khai thác tốt các thị trường mới, nhập khẩu số lượng ít như Bỉ, Tây Ban Nha. Sản lượng tăng cho thấy nhu cầu tiêu dùng hồ tiêu của các quốc gia thuộc khối EU đã có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, vẫn cần chú trọng tới chất lượng sản phẩm để sản phẩm xuất khẩu

30

được đánh giá cao. Từ đó, giá trị của hồ tiêu mới có thể tăng, cạnh tranh được với các quốc gia khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)