Định hướng phát triển xuất khẩu hạt tiêu từ Việt Nam sang thị trường EU gia

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 61 - 64)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU HỒ TIÊU

2021

3.2. Định hướng phát triển xuất khẩu hạt tiêu từ Việt Nam sang thị trường EU gia

giai đoạn 2022 - 2030

3.2.1. Mục tiêu và định hướng phát triển từ năm 2022 – năm 2025

* Mục tiêu phát triển từ năm 2022 đến năm 2025:

Xuất khẩu nơng sản trong đó có xuất khẩu hồ tiêu đang dần phát triển trở thành ngành sản xuất chính, chủ yếu của nước ta. Để đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp phịng bệnh và cho năng suất cao, Chính phủ nước ta phối hợp cùng các Ban ngành địa phương, các doanh nghiệp và người nông dân đưa ra những mục tiêu cụ thể để cùng phát triển, cố gắng đạt được trong những năm tới.

Mục tiêu đến năm 2025 Nhà nước đề ra sẽ tạo ra khoảng 60.000 tấn tiêu sản xuất bền vững, 75% hồ tiêu xuất khẩu đáp ứng được nhu cầu của các thị trường phát triển và

53

25% nông dân được tiếp cận với các mơ hình sản xuất an tồn, cải thiện sinh kế. Sản lượng trung bình để đáp ứng cả nhu cầu trong nước và thị trường nước ngoài sẽ đạt khoảng 237.000 – 256.000 tấn.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến năm 2025 nước ta cố gắng duy trì diện tích trồng tiêu khoảng 100.000 – 120.000 hecta, diện tích cho sản phẩm khoảng 95.000 hecta, năng suất bình quân khaongr 25 – 27 tạ/hecta. Cụ thể hơn, đến năm 2025 Việt Nam được dự báo diện tích trồng sẽ đạt 110.000 hecta, diện tích cho sản phẩm sẽ đạt 94.000 hecta, năng suất đạt 26.000 tạ/hecta, tổng sản lượng đạt 244.000 tấn.

* Định hướng phát triển từ năm 2022 đến năm 2025:

Để đạt được những mục tiêu đề ra tới năm 2025, không chỉ cần sự nỗ lực của Nhà nước mà còn cần sự hợp tác giữa các doanh nghiệp chế biến sản xuất hồ tiêu và những người trồng tiêu. Nhà nước và các doanh nghiệp đang tích cực mở ra nhiều dự án trồng tiêu, cải thiện chất lượng tiêu để tăng giá bán và sản lượng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Cụ thể, Cục Bảo vệ Thực vật sẽ đóng vai trị làm đầu mối thúc đẩy việc hồn thiện hệ thống chính sách và năng lực trong quản lý hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, Cục cũng có trách nhiệm, thúc đẩy liên kết sản xuất an toàn, giám sát an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc hồ tiêu xuất khẩu nhằm mở rộng quy mô sản xuất hồ tiêu, đáp ứng các tiêu chuẩn về sản xuất an toàn và bền vững của thị trường nước ngoài đặc biệt là thị trường EU. Bên cạnh đó, SSI có trách nhiệm điều phối với Hiệp hội Gia vị châu Âu (ESA) và Hiệp hội Gia vị Hoa Kỳ (ASTA) về các yêu cầu chất lượng của thị trường và kết nối các công ty thành viên đầu tư vào sản xuất bền vững trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam. IDH sẽ đóng vai trị tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ tài chính, và điều phối sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cho nỗ lực hợp tác công tư này.

Chủ tịch điều hành SSI - ông Alfons Van Gulick cho biết: Hồ tiêu Việt Nam là nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng đối với SSI và SSI cam kết và tự hào được cùng đồng hành đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành hồ tiêu Việt Nam. Các dự án hợp tác giữa các doanh nghiệp của nhiều quốc gia trên toàn thế giới giúp cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp bền vững. Hơn nữa, việc hợp tác này được SSI ủng hộ với mục đích cuối cùng là 100% sản phẩm tiêu phải bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm.

3.2.2. Mục tiêu và định hướng phát triển từ năm 2026 – năm 2030

* Mục tiêu phát triển từ năm 2026 đến năm 2030:

Trong quá trình phát triển 5 năm từ năm 2026 – 2030 là quá trình phát triển dài lâu cần đưa ra chính sách, lối đi phù hợp để hướng tới phát triển bền vững. Đến năm 2030, Việt Nam đề ra mục tiêu giữ ổn đinh diện tích trồng tiêu khoảng 100.000 hecta, diện tích cho sản phẩm là 90.000 hecta, năng suất bình quân đạt 27 tạ/hecta, sản lượng khoảng

54

243.000 tấn. Với con số về diện tích và sản lượng được dự báo đặt mục tiêu hoàn thành đến năm 2030 như trên, hồ tiê xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường nước ngoài sẽ chiếm 40% thị phần hồ tiêu tồn cầu. Trong đó, giai đoạn 2026 – 2030, diện tích trồng là 40.000 hecta tập trung chủ yếu tại vùng trồng tiêu trọng điểm của cả nước như Tây Nguyên, các tỉnh Đơng Nam Bộ. Bình qn tái canh mỗi năm là 5.400 hecta.

Diện tích đất trồng nơng nghiệp đang ngày càng hạn hẹp do sự phát triển đơ thị hóa, đất trồng nơng nghiệp bị chiếm dụng trở thành nơi xây các tòa nhà cao tầng phục vụ cho mục đích kinh doanh, dịch vụ khác nhau. Vấn đề về diện tích đất nơng nghiệp vẫn đang được Nhà nước đăc biệt quan tâm và tìm hướng đi phù hợp, hỗ trợ người nơng dân có cơng ăn việc làm. Vùng hồ tiêu trọng điểm dự báo tới năm 2030 sẽ đạt 41.500 hecta, chiếm 83% tổng diện tích hồ tiêu của cả nước. Vùng ngồi trọng điểm sẽ đạt 8.500 hecta, chiếm 17% tổng diện tích hồ tiêu của cả nước.

Bảng 3.1. Dự báo diện tích trồng hồ tiêu của một số tỉnh thành đến năm 2030 Địa phương Diện tích (hecta)

Vùng trọng điểm Bình Phước 10.000 Đồng Nai 7.000 Bà Rịa – Vũng Tàu 7.000 Đắk Nông 7.000 Gia Lai 5.500 Đắk Lắk 5.000 Vùng ngoài trọng điểm Quảng Trị 2.200 Bình Thuận 1.900 Quảng Bình 1.000 Phú Yên 400 Nghệ An 300 Khác 2.700 Nguồn: VPA

* Định hướng phát triển từ năm 2026 đến năm 2030:

Định hướng phát triển từ năm 2026 đến năm 2030 được đưa ra dựa trên mục tiêu đề ra, với mục đích đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng thậm chí vượt mục tiêu. Ngành hồ tiêu nước ta đang hướng tới phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững với cơ cấu cân đối, hài hòa cả thị trường nội địa và thị trường nước ngồi. Vì vậy, xuất khẩu hồ tiêu cần

55

phát triển định hướng với cơ cấu mặt hàng đa dạng, cơ cấu thị trường được mở rộng. Đồng thời tập trung tăng kim ngạch tỷ trọng xuất khẩu.

Về định hướng xuất khẩu hồ tiêu yêu cầu phát triển theo hướng bền vững, phát huy lợi thế cạnh tranh, những ưu điểm của mặt hàng hồ tiêu so với các quốc gia cạnh tranh khác để tạo sự khác biệt, lợi thế trên trường quốc tế. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo chiều sâu, phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo an toàn về chất lượng, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của EU đưa ra, sản xuất nhưng không gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Về định hướng phát triển thị trường xuất khẩu, đinh hướng đa dạng thị trường xuất khẩu, không chỉ riêng thị trường khối EU mà vươn ra các thị trường lớn mạnh khác như Mỹ, Nhật Bản, Anh,… EU là thị trường chính chủ yếu nhập khẩu hồ tiêu của nước ta trong vài năm trở lại đây nhưng doanh nghiệp Việt Nam không nên chỉ tập trung mãi vào một khu vực mà cần phát triển, đưa sản phẩm của mình ra nhiều thị trường khác đề phòng rủi ro. Các Hiệp định Thương mại tự do là đòn bẩy cho quan hệ hợp tác cũng như tạo cơ hội cho các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường quốc tế. Vì vậy, trong tương lai Nhà nước và các doanh nghiệp vẫn cần đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ,…

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 61 - 64)