Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU HỒ TIÊU
2021
3.4. Kiến nghị
3.4.1. Đối với Nhà nước
Phát triển xuất khẩu hồ tiêu khơng chỉ có sự nỗ lực từ phía doanh nghiệp và người nơng dân mà cịn cần sự hỗ trợ cả bên trong lẫn bên ngồi của Nhà nước. Hồn thiện quy trình, cơng tác quản lý hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đối với mặt hàng hồ tiêu cần được chú trọng hơn trong thời gian tới. Nhiều sản phẩm nông sản không chỉ riêng hồ tiêu đã vi phạm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các loại tạp chất, hóa chất bảo quản trong q trình ni trồng đã bị kiểm tra phát hiện. Điều này khiến mặt hàng nông sản xuất khẩu
63
sang thị trường nước ngồi dần đánh mất uy tín và niềm tin của người tiêu dùng. Đặc biệt, EU là khối thị trường có tiêu chuẩn yêu cầu cao đối với các mặt hàng nhập khẩu. Vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách ban hành xử lý những vi phạm về hóa chất có trong cây trồng và sản phẩm chế biến ngay trong thị trường nội địa trước khi xuất khẩu. Bộ Công thương đã ban hành một số văn ban pháp lý quan trọng nhằm xử lý các trường hợp vi phạm an tồn vệ sinh thực phẩm và trồng trọt như: thơng tư quy định về xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật (Thông tư số 46/2014/TT - BCT), thông tư quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương (Thông tư số 43/2018/TT - BCT),… Bên cạnh đó, Nhà nước cần tích cực hợp tác, liên kết tạo mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia trong khối EU làm đòn bẩy cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu dễ dàng hơn. Các Hiệp định thương mại tự do giúp việc xuất khẩu diễn ra dễ dàng hơn, các mặt hàng nằm trong danh sách cũng nhận được các ưu đãi đặc biệt. Đồng thời, Chính phủ nên đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc xuất khẩu. Hiện nay, việc khai báo hải quan đã được thực hiện trên hệ thống chung quốc gia. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong việc sử dụng, vẫn gặp phải một số lỗi và thiếu hiểu biết tồn diện về sự tiện ích của hệ thống này.
Kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều tác động từ mơi trường bên ngồi như dịch bệnh, chiến tranh thương mại, chiến sự căng thẳng xảy ra giữa các quốc gia,… Hạn chế tác động tiêu cực của rào cản phi thuế quan đến xuất khẩu hồ tiêu là một trong những trách nhiệm của Nhà nước để hỗ trợ cho con đường xuất khẩu của Việt Nam. Nhà nước cần phối hợp giữa các bộ trong việc đưa nội dung tháo gỡ rào cản thị trường vào các phiên họp của các ủy ban liên chính phủ với các nước; chủ động nêu vấn đề TBT tại các diễn đàn khu vực, như ASEAN, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và diễn đàn đa phương (WTO); đẩy mạnh việc tham gia và thực hiện các thủ tục về thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, như tăng cường ký kết các thỏa thuận hợp tác hoặc cơng nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra giữa các cơ quan chức năng của Việt Nam và các nước đối tác có FTA; giảm bớt các thủ tục hải quan. Đồng thời, tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Lựa chọn một số mặt hàng tiềm năng để thiết kế và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại riêng cho những mặt hàng này vào các thị trường. Không chỉ ngoại giao xử lý các vụ việc bên ngồi, Chính phủ và các Bộ Ban ngành cần tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin (hướng tận dụng và cách tận dụng ưu đãi FTA, nhất là về quy tắc xuất xứ và biện pháp để đáp ứng quy tắc xuất xứ) và cách phòng tránh, xử lý các tranh chấp thương mại như kiện bán phá giá, nâng cao nhận thức về phòng vệ thương mại đối với các hiệp hội, doanh nghiệp. Tập trung, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết có hiệu quả các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp mà các nước đang tiến hành đối với hàng xuất khẩu. Ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư đầu
64
vào được tạo ra từ công nghệ cao, cơng nghệ tiên tiến, hàng hóa trong nước chưa sản xuất được. Triển khai tích cực những dự án, đề án cơ cấu lại các ngành liên quan để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.