Liên kết các doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau trong việc xuất khẩu hàng hóa

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 66 - 68)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU HỒ TIÊU

2021

3.3. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vào thị trường EU gia

3.3.2. Liên kết các doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau trong việc xuất khẩu hàng hóa

Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu hồ tiêu ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là EU nhưng hàng năm nguồn nguyên liệu để chế biến các sản phẩm hồ tiêu vẫn thiếu nhiều. Việt Nam chủ yếu chỉ xuất khẩu ngun liệu thơ chưa qua chế biến ra nước ngồi một phần là do thiếu nguồn nguyên liệu để chế biến. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tích cực tìm kiếm các chuỗi cung ứng ngun liệu mới đề phòng

58

tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến. Nhu cầu của thị trường nội địa và nước ngoài ngày một tăng cao khiến nước ta khó có thể đáp ứng được hết số lượng tiêu theo nhu cầu. Chỉ tính riêng thị trường nội địa đã tiêu thụ rất nhiều loại gia vị liên quan tới hồ tiêu vì người dân nước ta ưa chuộng những sản phẩm có hương liệu cay và thơm như tiêu, đặc biệt là các tỉnh thành miền Nam.

Để có được các chuỗi cung ứng mới cung cấp đều đặn hàng năm phục vụ sản xuất sản phẩm liên quan tới hồ tiêu, trước hết các doanh nghiệp nên hợp tác phát triển cùng có lợi, giới thiệu thế mạnh của gia vị, hương liệu Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi, đa dạng sinh học, đất đai màu mỡ tạo nên sản phẩm nông sản gồm các gia vị, hương liệu có hương vị khác biệt và chất lượng đảm bảo, khác biệt với những sản phẩm cùng loại của quốc gia khác. Các doanh nghiệp nên tham gia các diễn đàn kết nối nhiều quốc gia trên thế giới không chỉ học hỏi phương thức, kinh nghiệm xuất khẩu mà còn kết nối, giao thương tạo mối quan hệ cho nước ta nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Một thế mạnh của Việt Nam là kiểm soát được dịch Covid 19 nhanh chóng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương khôi phục sản xuất nhanh hơn các quốc gia đang có dịch. Đồng thời, tận dụng mối quan hệ hợp tác từ các FTA để thúc đẩy xuất khẩu, hưởng các ưu đãi theo quy định.

Các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam hầu hết đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất manh mún. Các doanh nghiệp ở nước ta thường tập trung vào lợi ích cá nhân mà khơng nhận ra lợi ích của việc liên kết và hợp tác cùng nhau phát triển. Vậy doanh nghiệp vừa và nhỏ cần liên kết lại với nhau nhằm giảm bớt sức ép cạnh tranh nội bộ giữa các ngành và nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, bởi là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên năng lực cịn hạn chế, khơng tập trung được nguồn vốn để đầu tư vào máy móc, cơng nghệ chế biến vì thế khó có thể đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng mà bên đối tác nước ngồi đề ra. Có thể thấy rằng để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trên thế giới là rất khó. Để giải quyết vấn đề này cần phải có sự hợp tác từ các doanh nghiệp để có thể tập trung được nguồn vốn sao cho đem lại tính hiệu quả cao. Từ đó các doanh nghiệp có thể chú trọng hơn vào khâu tổ chức sản xuất, tìm cách giảm bớt những chi phí sản xuất khơng cần thiết, áp dụng cơng nghệ khơng chỉ vào q trình sản xuất mà cịn vào q trình quản lí và vận hành doanh nghiệp để nâng cao hơn giá trị và hàm lượng cơng nghệ trong mỗi sản phẩm của mình. Nếu tập trung được các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ thì ta có thể tận dụng triệt để cơ hội thu hút đơn hàng, duy trì được và khai thác hiệu quả các khách hàng truyền thống và phát triển thêm được khách hàng mới, góp phần ổn định sản xuất, bảo đám việc làm cho người lao động. Vì vậy, việc liên kết các doanh nghiệp lại với nhau là điều cần thiết.

59

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại lâu dài và phát triển trên thị trường EU cần phải tiến hành xây dựng, nâng cao và phát triển thương hiệu. Thực tế trên thị trường xuất khẩu của nước ta vẫn đang thiếu những cái tên lớn. Người dân EU hầu hết đều đặt vấn đề sức khỏe lên hàng đầu nên thường rất khắt khe trong việc lựa chọn thực phẩm. Vì thế họ cũng yêu cầu các mặt hàng phải có chất lượng, đảm bảo an tồn và đặc biệt phải có thương hiệu. Họ sẵn sàng chi phí lớn để mua một sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng. Bên cạnh đó với việc phải cạnh tranh với rất nhiều những nhãn hàng nổi tiếng khác thì các sản phẩm của nước ta khó có thể thu hút khác hàng hơn. Vì họ cho rằng thương hiệu đi kèm với nó là sự đảm bảo về chất lượng. Do đó việc tạo ra các sản phẩm có thương hiệu sẽ giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu sẽ dễ dàng hơn và có thể làm tăng uy tín của hồ tiêu nước ta trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 66 - 68)