6. Kết cấu của khóa luận
2.2 Thực trạng thực hiện quy trình nhập khẩu mặt hàng thực phẩm của cơng
2.2.1 Chuẩn bị giao dịch
2.2.1.1 Nghiên cứu thị trường
Đây là bước đầu tiên trong quy trình nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm tại công ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam nhưng hiên tại chưa được chú trọng nhiều nguồn nhân lực cho khâu này. Q trình nghiên cứu thị trường của cơng ty do phịng kinh doanh đảm nhiệm và gồm các nước sau:
(i) Nghiên cứu thị trường trong nước
Nghiên cứu thị trường trong nước là bước đầu tiên và yếu tố quyết định đến đầu ra của sản phẩm. Qua kết quả nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh, phân tích số liệu đó là đưa ra kết luận có nhập khẩu mặt hàng về tiêu thụ trong nước.
Như vậy, đối với hoạt động nghiên cứu thị trường công ty căn cứ vào giá cả, quy cách, chủng loại, kích cỡ, thị hiếu người tiêu dùng,… Đồng thời phải dự báo nhu cầu trong thời gian tới. Từ đó đưa ra số lượng hàng hố cần nhập khẩu, giá cả,…Việc nghiên cứu ngành kinh doanh đúng giúp cho công ty nhập đúng mặt hàng, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Hoạt động này công ty thường mua thông tin từ các cơng ty phân tích thị trường và cịn phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan mà chưa trực tiếp tìm hiểu chuyên sâu.
(ii) Nghiên cứu sự vận động của môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh bao gồm môi trường tự nhiên, văn hố, xã hội, chính trị, luật pháp. Mơi trường kinh doanh có tác động lớn và chi phối đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cơng ty có tiến hành nghiên cứu sự vận động của nó để từ đó có thể nắm bắt được quy luật vận động mơi trường kinh doanh và có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Mặc dù, nhu cầu thị trường, nhu cầu khách hàng ln là biến động rất khó xác định chính xác.
(iii) Nghiên cứu giá cả trong nước
Việc nghiên cứu giá cả trong nước để tìm hiểu giá cả của các mặt hàng mình đang quan tâm thông qua một số công ty đối thủ trong ngành để đưa ra mức giá hợp
37
lý. Công ty cũng nghiên cứu, xác định giá cả của mặt hàng hoá hữu cơ thay thế trực tiếp và gián tiếp tới sản phẩm công ty để đưa ra thị trường mức giá hợp lý.
(iv) Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, thông thường công ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam thăm dị thơng qua bạn hàng (vì các đối thủ cạnh tranh cũng có cùng vấn đề quan tâm như cơng ty) hoặc tìm hiểu qua sách báo, tạp chí, qua internet...Cơng ty nghiên cứu đối thủ cạnh tranh qua các mặt: đối thủ cạnh tranh cung cấp mặt hàng gì, với số lượng và giá cả bao nhiêu, chính sách khuyến mãi, xúc tiến thị trường của họ như thế nào, điểm mạnh, điểm yếu của họ,… Mục đích của việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là nhằm đưa ra những kế hoạch cho hoạt động nhập khẩu của công ty sao cho phù hợp nhất.
Ngồi việc nghiên cứu các nhu cầu trong nước cơng ty cũng quan tâm đến các yếu tố thuộc về mơi trường trong nước như các chính sách của chính phủ, pháp luật,… Mỗi khi có các chính sách mới về thuế, việc cấp thêm hạn ngạch cho hàng hoá, chính phủ sẽ gửi các văn bản về cho cơng ty thông qua sở Công thương hay các đơn vị chủ quản.
(v) Nghiên cứu thị trường nước ngoài
Do 100% sản phẩm nhập khẩu của công ty là từ Hàn Quốc. Vì vậy, nghiên cứu thị trường nước ngồi - nơi cung cấp sản phẩm nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty hết sức quan trọng. Hiện tại, cơng ty có trụ sở văn phịng đại diện mua hàng tại Seoul, Hàn Quốc. Vì vậy, hoạt động nghiên cứu thị trường, giá cả, tìm kiếm, đàm phán,… với nhà cung cấp đều thực hiện qua văn phòng đại diện.
(vi) Nghiên cứu về mặt hàng nhập khẩu
Sau khi xác định được nhu cầu của mình đối với một loại hàng hố nào đó, cơng ty sẽ tiến hành nghiên cứu các vấn đề xung quanh mặt hàng đó nhằm tìm ra loại hàng hố phù hợp nhất để tiến hành nhập khẩu. Việc nghiên cứu các mặt hàng nhập khẩu bao gồm nghiên cứu các yếu tố như giá cả, chủng loại hàng hoá nhập khẩu, chất lượng cũng như tiêu chuẩn để đánh giá, xác định chất lượng...
(vii) Nghiên cứu giá cả mặt hàng nhập khẩu
Giá cả của mặt hàng thực phẩm thị trường quốc tế ln ln có sự biến động, điều này phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường, nguồn cung cấp, điều kiện cơ sở giao
38
hàng hay theo các điều khoản quy định trong hợp đồng, ngồi ra cịn có thể do sự khan hiếm hay dư thừa của các hàng hố đó trên thị trường. Do đó cơng ty phải nghiên cứu xem xét giá cả hàng hố nhập khẩu nhằm khơng bị mua đắt.
Bảng 2.5 Tỉ lệ tăng giá thành sản phẩm trung bình của 5 nhà cung cấp lớn nhất của công ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: % Năm Chỉ tiêu 2019 2020 2021 CJ 2,32 2,89 3,14 Ottogi 3,22 2,78 3,11 Sajo 2,55 2,80 3,25 Hanaro 3,56 2,42 3,78 Dasida 2,45 2,67 3,20
(Nguồn: Phòng Kinh doanh) (viii) Nghiên cứu các yếu tố thuộc về môi trường quốc tế
Đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu cuả cơng ty, nó có thể là yếu tố chính trị, kinh tế... tại nước đối tác, ngồi ra cịn có thể là mối quan hệ kinh tế giữa hai nước... nếu như quan hệ hai nước tốt đẹp sẽ giúp cho việc tìm hiểu ký kết hợp đồng giữa cơng ty và đối tác nước ngoài sẽ dễ dàng hơn và ngược lại quan hệ giữa hai nước có chiều hướng xấu đi sẽ khiến cho cơng ty gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm đối tác. Ngồi ra, yếu tố mơi trường cịn bao gồm cả luật pháp, chính sách của chính phủ nước ngồi...
(ix) Nghiên cứu lựa chọn đối tác kinh doanh
Đối tác của công ty là các thương hiệu truyền thống như CJ, Ottogi, Sajo, Hanaro,…Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do xu hướng mở rộng thị trường công ty cũng quan hệ với nhiều bạn hàng mới, việc nghiên cứu các mặt hàng mới này của cơng ty cũng gặp nhiều khó khăn hơn, cơng ty cũng đưa ra các tiêu chí sau đây để lựa chọn đối tác, nhà cung cấp:
39
- Mặt hàng thực phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam.
- Trình độ, khả năng chun mơn hố về mặt hàng nhập khẩu.
- Khả năng tài chính, khả năng cung cấp hàng hố có thường xun hay khơng.
- Các yếu tố đó về mơi trường, vị trí địa lý góp vào quy trình sản xuất sản phẩm.
2.2.1.2 Lập phương án nhập khẩu hàng hoá
Lên kế hoạch mua hàng dựa theo nhu cầu kinh doanh của công ty và khảo sát thị trường. Thông thường công ty sẽ triển khai theo từng tháng, từng quý kèo theo dự báo số lượng, tiêu chuẩn về quy cách, chất lượng, đóng gói, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán và những yêu cầu của việc lên kế hoạch nhập khẩu.