5. Kết cấu của đề tài
3.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế tại ngân
3.2.2. Giải pháp về công tác quản trị
3.2.2.1. Nâng cao công tác quản trị điều hành TTQT
Ngân hàng cần chú trọng công tác quán triệt, triển khai và thực hiện văn bản từ cấp cao, công tác phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng. Đồng thời đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra: Sử dụng đồng bộ nhiều phương pháp lãnh đạo trực tiếp hoặc gián tiếp, trong đó kết hợp hài hịa giữa thuyết phục, động viên. Quan
61
trọng là thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm của người đứng đầu chỉ có người đứng đầu ngân hàng làm gương thì nhân viên mới tích cực trong cơng việc. Ngồi ra, ngân hàng cũng nên phát huy dân chủ, tính chủ động sáng tạo của nhân viên, cho nhân viên nêu ý kiến đóng góp để hồn thiện cơng tác quản trị điều hành TTQT. Trong thời kỳ công nghệ số , ngân hàng SHB cũng nên ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị điều hành TTQT.
Liên kết, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm hạn chế rủi ro với các ngân hàng có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, ban quản trị điều hành cần xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, có thể dự báo được xu hướng, diễn biến của tỷ giá và lãi suất cũng như tình hình của nền kinh tế để có thể đề ra và thúc đẩy kế hoạch hoạt động và đầu tư dài hạn. Nâng cao khả năng phân tích và dự báo thơng tin, cũng như trình độ quản lý nhằm hạn chế mất mát trong hoạt động thanh toán quốc tế.
Cụ thể ngân hàng SHB cần công khai hoạt động quản trị điều hành, tránh xảy ra bất cập, bất công gây thiệt thòi cho nhân viên. Người đứng đầu cần làm gương tuân thủ những quy tắc mình nêu ra để nhân viên noi theo. Khi một quy định gây ra nhiều tranh cãi ngân hàng nên tiến hành trưng cầu ý kiến nhân viên để lấy được kết quả khách quan đáp ứng được số đông.
Đồng thời khi quản lý những lĩnh vực mới SHB nên học hỏi kinh nghiệm từ khác ngân hàng khác. Ví dụ ở lĩnh vực ngân hàng số, SHB vẫn còn rất non trẻ trong quản lý và hoạt động. Ngân hàng nên tiến hành trao đổi học tập với những ngân hàng đi trước trong lĩnh vực này để né tránh những rủi ro bớt đi thời gian thích ứng.
3.2.2.2. Quản trị rủi ro tác nghiệp
Trải qua 13 năm từ khi thành lập phịng thanh tốn quốc tế, ngân hàng SHB đã cải thiện, nâng cao nghiệp vụ thanh tốn quốc tế nhưng vẫn cịn nhiều thiếu sót, khơng phải tất cả các phương thức thanh tốn đều an tồn tuyệt đối và dù chuyên nghiệp đến đâu thì rủi ro tác nghiệp hoặc những rủi ro có thể xảy ra do pháp luật hay những thiệt hại cho Chi nhánh không chỉ về vật chất mà cịn cả uy tín. Do đó, SHB cần:
Nâng cao ý thức về quản trị rủi ro tác nghiệp từ nhân viên cho đến cán bộ lãnh đạo. Trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, cần được đào tạo thường xuyên, luôn trang bị kiến thức mới và tham gia vào quá trình tự xác định nguyên nhân, biện pháp giải quyết các rủi ro tác nghiệp xảy ra.
Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thực hiện công việc nghiệp vụ trước và sau khi tan sở nhằm phát hiện và giảm bớt tổn thất nếu có rủi ro.
62
Hạn chế tối đa các rủi ro xảy ra do các yếu tố bên trong như con người hay do quy trình thực hiện cơng việc có sai sót bằng cách đào tạo nguồn nhân lực cao, ý thức tốt, quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp, được rà soát thường xuyên…
Nâng cao chất lượng thẩm định về tư cách pháp nhân, hợp đồng, giá trị L/C mức chiết khấu phù hợp, các mối quan hệ của doanh nghiệp trên thị trường với các tổ chức tín dụng khác để đảm bảo khơng có rủi ro xảy ra.
Cụ thể SHB nên xem xét lại các cơ chế kiểm sốt liên quan, khơng để cho các quy định quá dễ dãi tạo điều kiện cho nhân viên vì lợi ích mà lách luật. Chỉ có thắt chặt các quy định mới có thể phát hiện và ngăn chặn mầm mống vi phạm ngay khi phát sinh, tránh để vi phạm tồn tại rất lâu mới bị phát hiện gây thiệt hại cả về vật chất lẫn uy tín của ngân hàng.
Ngồi ra ngân hàng cũng nên xem xét lại về môi trường làm nhân viên. Nếu môi trường quá khắc nghiệt, áp lực khốn doanh số cao, nhân viên khơng thể hoàn thành nhiệm vụ khó khăn được giao. Họ sẽ phải tính tới việc mặc kệ các rủi ro để có thể hồn thành chỉ tiêu đề ra. Đây không phải sự việc hi hữu mã đã diễn ra ở rất nhiều nơi trong đó có ngân hàng SHB. Thế nên cần điều tiết số lượng chỉ tiêu công việc một cách hợp lý tránh gây áp lực cho nhân viên.
Đặc biệt lý do thường xuyên nhất dẫn đến rủi ro tác nghiệp là do nhân viên non kém nghiệp vụ hoặc lơ là công việc. Vấn đề này không thể giải quyết trong một sớm một chiều mà cần ngân hàng SHB đưa ra một quá trình lâu dài đào tạo nhân viên cả về nghiệp vụ và đạo đức làm việc.