CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. Tình hìn hơ nhiễm KLN trong đất trên thế giới và Việt Nam
1.2.3. Tình hìn hơ nhiễm KLN trong đất ở tỉnh Thái Nguyên
Tính đến năm 2004, Thái Nguyên đã phát hiện và đánh giá 177 điểm quặng và mỏ bao gồm đá vôi, đất sét, than đá, quặng sắt, đá đơlomit, quặng titan, volfram, quặng chì, thiếc vàng [44]. Mặc dù đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhưng do cơng nghệ lạc hậu, khơng có hệ thống xử lý hoặc chỉ xử lý sơ bộ nên việc khai thác mỏ đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi KLN trong đó có mơi trường đất, nước [4, 5, 16, 17, 42]. Theo Bùi Thị Kim Anh và cộng sự (2011), kết quả đánh giá hàm lượng một số KLN ở các vùng khai thác mỏ tại huyện Đại Từ và Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy hàm lượng của As, Pb, Cd và Zn lần lượt là 181,2 - 6754,3 mg/kg; 235,5 - 4337,2 mg/kg; 0,8 - 419 mg/kg; 361,8 - 17565,1 mg/kg; cao hơn rất nhiều lần so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT. Tại mỏ khống Ti/Sn, kết quả phân tích chất lượng đất cho thấy hàm lượng As ở mức rất cao 4521 mg/kg, hàm lượng Pb và Zn ở mức trung bình 235 và 463 mg/kg; hàm lượng Cd ở mức thấp 4,5 mg/kg. Hàm lượng As, Cd, Pb và Zn cao hơn lần lượt là 301,4; 3; 3,4 và 2,3 lần so với quy chuẩn cho phép QCVN 03-MT:2015/BTNMT. Kết quả phân tích một số mẫu đá thải tại huyện Đại Từ cho thấy hàm lượng As trung bình đạt tới 5000 mg/kg, vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng các KLN khác trong mẫu cũng rất cao Cu - 1260 mg/kg; Pb - 105 mg/kg; Cd - 0,5 mg/kg; Se - 17 mg/kg [5]. Nhiều khu vực nước ngầm có hàm lượng pH thấp dưới mức tiêu chuẩn cho phép và có biểu hiện ơ nhiễm Fe, Mn. Kết quả nghiên cứu về sức khỏe sinh sản của phụ nữ sống quanh khu vực Công ty Luyện kim màu Thái Nguyên cho thấy đối tượng có hàm lượng Pb và As trong máu cao dẫn tới nguy cơ sảy thai gấp 1,8 lần, thai chết lưu gấp 4,3 lần so với bình thường. Bãi xỉ thãi của mỏ kẽm chì Làng Hích thuộc xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ là một trong những khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm cao cho đất, nước. Nghiên cứu của Đặng Thị An và cộng sự (2008) cho thấy ở khu bãi thải mới, hàm lượng chì và cadimi đạt cao nhất ở trong khu bãi thải (5,3.103-9,2.103 mg/kg và 5,9-9,05 mg/kg), đất vườn nhà dân khu vực này có hàm lượng thấp nhất. Khu vực bãi thải cũ có hàm lượng cao nhất ở trong bãi thải (1,1.103-13.103 mg/kg và 11,34-61,04 mg/kg) sau đó là các ruộng lúa (1271-3953 mg/kg và 2,30-42,90 mg/kg). Ngay cả nhà dân gần khu vực cũng có hàm lượng chì và cadimi cao hơn tiêu chuẩn [4].
Hoạt động khai khoáng đã đưa một lượng lớn các KLN vào môi trường xung quanh. Hàm lượng Cd, Pb và As trong nước tưới ở 4 vùng khai thác mỏ lần lượt là 0,91-
1,92 mg/l; 103,6 - 198,1 mg/l và 19,3 - 72,1 mg/l. Kết quả nghiên cứu của Phan Thị Thu Hằng (2007) đã chỉ ra được mối quan hệ giữa hàm lượng KLN trong nước tưới ảnh hưởng đến sự tích lũy KLN trong rau ở thành phố Thái Nguyên [17]. Nguyễn Ngọc Sơn Hải (2011) cũng đã chỉ ra sự tích lũy cao hàm lượng các KLN trong đất canh tác ở phường Túc Duyên, Thành phố Thái Nguyên do đất đã hấp phụ và tích lũy KLN từ các chất được bổ sung vào môi trường đất chủ yếu từ các nguồn nước tưới bị ô nhiễm. Tác giả cũng chỉ ra hàm lượng Pb trung bình trong rau là 1,56 mg/kg gấp 3,1 lần so với tiêu chuẩn cho phép của tổ chức lương thực thế giới FAO 0,5 mg/kg đất khô [16].