Khả năng hấp thu KLN của cây Lu lu đực ở mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm một số kim loại nặng (as,cd,pb) trong đất vùng trồng rau thành phố thái nguyên và phụ cận bằng thực vật (Trang 111 - 112)

Loại thực vật KLN Khả năng hấp thu KLN (mg/kg) Thân lá Rễ

Cây Lu lu đực

Cd 21,32 ± 2,15 109,73 ± 2,11

Pb 98,9 ± 2,11 324,82 ± 3,16

As 15,7 ± 0,17 42,15 ± 0,45

Khả năng hấp thu Cd của cây Lu lu đực ở phần thân lá và phần rễ tương ứng là 21,32±2,15 mg/kg và 109,73±2,11 mg/kg. Như vậy hàm lượng Cd cây hấp thu được (AMU) là 2,04 kg Cd/ha/năm trong đó 0,67 kg Cd qua phần thân lá và 1,37 kg Cd qua phần rễ. Áp dụng cơng thức tính tốn của Almaroai và cộng sự (2013)

được trích bởi Vasileios Antoniadis và cộng sự (2017) - trình bày trong mục 1.3.3, nghiên cứu đã tính tốn được thời gian cần thiết để làm sạch Cd trong đất trồng rau trên địa bàn nghiên cứu là 2 năm ( tR = 1,08  10-6  (3,78  106)/2,04 = 2 năm).

Tương tự như trên, khả năng hấp thu Pb của cây Lu lu đực ở phần thân lá và phần rễ tương ứng là 98,9±2,11 mg/kg và 324,82±3,16 mg/kg. Như vậy hàm lượng chì cây hấp thu được (AMU) 7,18 kg Pb/ha/năm trong đó 3,128 kg Pb/ha/năm qua phần thân là và 4,055 kg Pb/ha/năm qua phần rễ. Thời gian cần thiết để làm sạch tR = 4,505  10-5  (3,78  106)/7,18 = 23,7 năm.

Khả năng hấp thu As của cây Lu lu đực ở phần thân lá và phần rễ tương ứng là 15,7±0,17 mg/kg và 42,15±0,45 mg/kg. Trong 1 năm cây Lu lu đực loại bỏ được 1,02 kg As /ha/năm.

Từ kết quả tính tốn này có thế thấy cây Lu lu đực có triển vọng rất cao trong ứng dụng để xử lý đất ô nhiễm As, Cd và Pb ở các vùng đất trồng rau nói riêng và các vùng canh tác khác nói chung.

3.4.2. Mơ hình trồng cây cỏ Mần trầu để xử lý ô nhiễm KLN (Cd, Pb, As) trong đất trồng rau. đất trồng rau.

Cây cỏ Mần trầu được đem trồng ở mơ hình là cây con được gieo từ hạt, có kích thước tương đối đồng đều, cao khoảng từ 5 cm, cây chia làm 3 nhánh nhỏ. Cây được trồng với mật độ là 20 x 15 cm. Cây được trồng theo luống, với diện tích 200 m2 được chia làm hai luống. Đất trồng cây được bổ sung phân bón và EDTA theo kết quả nghiên cứu từ các thí nghiệm. Thí nghiệm đã tiến hành trồng 4 đợt, thu hồi sinh khối của mỗi đợt để xác định chiều cao cây sau thí nghiệm, chiều dài rễ, khối lượng khơ của cây, sau đó tiến hành xử lý mẫu để xác định hàm lượng kim loại As, Cd và Pb trong thân lá, rễ. Căn cứ vào tổng sinh khối thu được trên mơ hình thí nghiệm và tính chất của đất thí nghiệm, nghiên cứu đã tính tốn được tổng lượng mỗi kim loại được lấy đi trên đơn vị diện tích thí nghiệm và tổng thời gian cần thiết để xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm một số kim loại nặng (as,cd,pb) trong đất vùng trồng rau thành phố thái nguyên và phụ cận bằng thực vật (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)