Ảnh hưởng của EDTA đến tích lũy Cd của cây Lu lu đực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm một số kim loại nặng (as,cd,pb) trong đất vùng trồng rau thành phố thái nguyên và phụ cận bằng thực vật (Trang 104 - 106)

Với cây Lu lu đực, hàm lượng Cd tích lũy cao nhất ở công thức EDTA-3, (EDTA bổ sung vào là 2 mmol/kg), cụ thể ở phần thân là 84,14±5,49 mg/kg và phần rễ là 321,96±7,26 mg/kg; tiếp đến là cơng thức EDTA-4 (EDTA=3 mmol/kg), hàm lượng Cd tích lũy trong thân lá là 77,78 ±5,43 mg/kg và ở rễ là 287,99±7,25 mg/kg. Ở công thức EDTA-2 hàm lượng Cd tích lũy trong thân lá là 75,53±5,43 mg/kg và ở rễ là 274,02±7,15 mg/kg.

Có thể thấy rõ rằng khả năng tích lũy Cd của cây tăng khi bổ sung EDTA ở hàm lượng thấp, ngược lại khi hàm lượng EDTA bổ sung vào đất tiếp tục tăng lên thì khả năng tích lũy Cd của cây lại giảm đi. Cụ thể lượng Cd được cây lấy ra khỏi đất ở các cơng thức thí nghiệm so với đối chứng tăng ở EDTA-2 lên 20%, EDTA-3 lên 79%, và EDTA-4 tăng 51%, nhưng công thức EDTA-5 giảm 18% và công thức EDTA-6 giảm 31% so với công thức công thức đối chứng EDTA-1.

Khả năng tích lũy Pb

Theo kết quả nghiên cứu:

Đối với cây cỏ Mần trầu hàm lượng Pb tích lũy trong cây cao nhất ở công thức EDTA-2 tức lượng EDTA bổ sung là 1 mmol/kg, khi đó khả năng tích lũy trong thân lá và rễ tương ứng là 103,4±7,26 và 788,92±10,34 mg/kg. Ở các công thức EDTA-3 và EDTA-4 hàm lượng Pb tích lũy trong cây tương đối cao, cụ thể: ở công thức EDTA-3 (EDTA=2 mmol/kg) Pb tích lũy trong thân lá là 97,5 ±7,17 mg/kg, ở rễ là 725,5±10,12 mg/kg, còn ở EDTA-4 (EDTA=1 mmol/kg) Pb tích lũy trong phần thân là 99,2 ±7,19 và phần rễ là 742,62±10,22 mg/kg.

Khi lượng EDTA bổ sung vào lớn thì khả năng tích lũy trong cây lại giảm dần, cụ thể: ở công thức EDTA-5 (lượng EDTA bổ sung vào là 4 mmol/kg) thì khả năng hấp thu Pb ở phần thân lá và rễ tương ứng là 92,7±7,10 và 654,79±8,14 mg/kg. Ở công thức EDTA-6 lượng EDTA bổ sung vào là 5 mmol/kg thì khả năng hấp thu Pb ở phần thân lá và rễ tương ứng là 90,5±6,98 và 667,42±8,15 mg/kg.

Khả năng loại bỏ Pb của cây ở các công thức bổ sung EDTA so với công thức đối chứng EDTA-1 cụ thể như sau: công thức EDTA-2 tăng 57%, công thức EDTA-3 tăng 30%, công thức EDTA-4 tăng 39%, công thức EDTA-5 giảm 15% và công thức EDTA-6 giảm 22%.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm một số kim loại nặng (as,cd,pb) trong đất vùng trồng rau thành phố thái nguyên và phụ cận bằng thực vật (Trang 104 - 106)