Đặc điểm khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm một số kim loại nặng (as,cd,pb) trong đất vùng trồng rau thành phố thái nguyên và phụ cận bằng thực vật (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại khơng phức tạp lắm so với các tỉnh trung du miền núi khác, tổng diện tích tự nhiên 356.282 ha.

Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, đất đồi chiếm 31,4%, chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung.

Đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35 ha, chiếm 0,87% tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19 ha, chiếm 0,03% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84 ha, chiếm 0,11% tổng diện tích đất tự nhiên; đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3 ha, chiếm 0,08%; đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6 ha, chiếm 0,15%...

Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.

Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai. Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía Nam Võ Nhai. Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ n và Thị xã Sơng Cơng.

Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9oC) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2oC) là 13,7oC. Tổng số giờ nắng trong năm từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

Thủy văn: Sơng Cầu là con sơng chính của tỉnh. Sơng bắt đầu chảy vào Thái

Nguyên từ xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ và đến địa bàn xã Hà Châu, huyện Phú Bình, sơng trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thái Ngun và Bắc Giang, sau đó hồn tồn ra khỏi địa bàn tỉnh ở xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên. Ngồi ra Thái Ngun cịn có một số sơng suối khác nhưng hầu hết là phụ lưu của sông Cầu [43].

Tổng quan chung:

Như vậy KLN được tích tụ lại trong mơi trường đất thơng qua q trình sử dụng phân bón, hóa chất, đổ bỏ chất thải rắn, tiếp nhận nước thải và lắng đọng từ khí quyển. Sự chuyển hóa KLN trong đất phụ thuộc rất nhiều vào các dạng hóa học và tính chất đặc hiệu của chúng, tính di động của KLN phụ thuộc vào các yếu tố

pH, loại đất, oxyt kim loại trong đất, hàm lượng chất hữu cơ,… trong đó độ chua là yếu tố quan trọng nhất quyết định tính linh động của Cd.

Hiện nay trên thế giới vấn đề ô nhiễm KLN đã và đang trở thành vấn đề nghiêm trọng. Có rất nhiều nghiên cứu về phương pháp xử lý ô nhiễm KLN như phương pháp vật lý, hóa học và sinh học, trong đó phương pháp sử dụng thực vật để xử lý cũng được quan tâm rất nhiều. Ở Việt Nam có một số nghiên cứu về việc sử dụng thực vật để xử lý KLN và cũng đã chỉ ra được một số nhóm các lồi thực vật tích tụ và siêu tích tụ KLN trong mơi trường đất và nước cũng như một số yếu tố ảnh hưởng đến dạng tồn tại của KLN.

Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ tập trung xử lý đất ơ nhiễm ở vùng khai thác khống sản mà chưa nghiên cứu đến đất canh tác trồng rau, một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người. Trong nghiên cứu này sẽ đánh giá tình hình ơ nhiễm đất của khu vực trồng rau ở Thái Nguyên đồng thời nghiên cứu khả năng hấp thu KLN (Pb, Cd, As) của 2 loài thực vật là cây cỏ Mần trầu và cây Lu lu đực. Đánh giá khả năng xử lý KLN của 2 loài thực vật nghiên cứu trên đất trồng rau ở Thái Nguyên.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm một số kim loại nặng (as,cd,pb) trong đất vùng trồng rau thành phố thái nguyên và phụ cận bằng thực vật (Trang 39 - 42)