Lượng Cd tích lũy trong cây Lu lu đực theo pH

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm một số kim loại nặng (as,cd,pb) trong đất vùng trồng rau thành phố thái nguyên và phụ cận bằng thực vật (Trang 86 - 89)

Đối với cây cỏ Mần trầu, ở công thức đối chứng (pH = 4,8) hàm lượng Cd tích lũy ở phần thân lá và rễ tương ứng là 72,55±3,30 mg/kg và 363,24±21,07 mg/kg. Ở pH = 5,0 hàm lượng Cd tích lũy ở phần thân là 76,13±3,20 mg/kg và rễ là 355,02±21,18 mg/kg. So với cơng thức đối chứng thì khơng có sự sai khác lớn về mặt thống kê. Khi pH tăng lên 7,0 thì hàm lượng Cd được hấp thu qua phần thân lá là 75,24±3,50 mg/kg, cao hơn so với ĐC, nhưng phần rễ lại có xu hướng giảm, cụ thể là 339,48±35,24 mg/kg.

Đối với cây Lu lu đực, ở pH = 5,0 hàm lượng Cd tích lũy ở phần thân lá và phần rễ là lớn nhất, tương ứng là 159,28±10,43 và 765,45±25,89 mg/kg. Ở công thức pH = 7,0 thì khả năng hấp thu ở phần thân lá và phần rễ thấp hơn so với công thức đối chứng (pH=4,8), tương ứng là 151,25±9,57 và 737,29±29,03 mg/kg.

Kết quả phân tích trên chứng tỏ rằng đất chua thì tăng tính linh động của Cd do đó cây trồng dễ hấp thu hơn so với mơi trường đất trung tính.

* Ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh trưởng và tích luỹ Pb của cây cỏ Mần trầu và cây Lu lu đực

Khả năng sinh trưởng của cây cỏ Mần trầu và cây Lu lu đực

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của cây trong đất ô nhiễm Pb

Loại cây Công thức Chiều cao cây trước TN (cm) Chiều cao cây sau TN (cm) Chiều dài rễ trước TN (cm) Chiều dài rễ sau TN (cm) Khối lượng khô cây sau TN (g/cây) Cỏ Mần trầu pHPb-1 4,7±0,4a 51,3±6,5b 1,3±0,05b 22,1±1,5b 31,19±2,52b pHPb-2 4,8±0,5a - 1,5±0,16a - - pHPb-3 4,8±0,6a 55,2±6,7a 1,23±0,15b 24,3±1,2a 34,60±2,95a pHPb-4 4,9±0,4a 48,3±5,6c 1,47±0,13a 20,5±1,1c 29,74±1,65c LSD0,05 0,3 3,9 0,12 1,14 1,6 CV (%) 5,13 8,19 7,14 5,56 5,45 Lu lu đực pHPb-1 8,7±0,8a 60,3±4,6c 1,2±0,09a 22,5±1,5c 28,52±1,21c pHPb-2 8,3±0,6a - 1,2±0,06b - - pHPb-3 8,6±0,7a 66,2±4,9a 1,32±0,1a 25,1±2,3b 35,42±2,55a pHPb-4 7,4±0,4b 62,3±4,5b 1,2±0,09b 30,2±2,8a 32,31±2,18b LSD0,05 0,57 4,11 0,11 1,5 1,9 CV (%) 5,66 7,08 7,1 6,29 6,4

Kết quả nghiên cứu thu được về khả năng sinh trưởng của cỏ Mần trầu ở các công thức bổ sung pH khác nhau được thể hiện ở Bảng 3.23. Ở công thức pHPb-2 (pH = 4,0) các cây thí nghiệm đều chết sau 8 - 10 ngày trồng. Ở pH trong đất từ 4,8 (công thức pHPb-1) đến 7,0 (công thức pHPb-4) cây phát triển bình thường. Đối với cây cỏ Mần trầu, ở pH = 5,0 chiều cao cây trung bình đạt 55,2±6,7 cm, khi tăng pH lên thì chiều cao cây có xu hướng giảm dần, cụ thể pH = 7,0 chiều cao cây trung bình giảm cịn 48,3±5,6 cm.

Đối với cây Lu lu đực, ở pH = 5,0 thì chiều cao cây trung bình đạt 66,2±4,9 cm, khi tăng pH lên thì chiều cao cây có xu hướng giảm dần, cụ thể pH = 7,0 chiều cao cây trung bình giảm cịn 62,3±4,5 cm, tuy nhiên cây vẫn phát triển bình thường.

Điều này chứng tỏ, với đất có pH ở mức axit nhẹ thì cây Lu lu đực và cây cỏ Mần trầu vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, còn khi tăng pH đến trung tính thì mức độ sinh trưởng giảm ngun nhân có thể liên quan đến khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng dễ tiêu giảm dần tại giá trị pH này.

Ngược lại, ở các cơng thức pH = 4,0 các cây thí nghiệm đều chết nên nhóm nghiên cứu không xác định sinh khối của cây. Các công thức còn lại sau 3 tháng trồng nhóm nghiên cứu đã thu hoạch và tính sinh khối. Ở cơng thức pH = 4,8 sinh khối cây cỏ Mần trầu là 31,19±2,52 g, khi tăng pH lên 5,0 thì sinh khối đạt 34,60±2,52 g và khi pH = 7,0 thì sinh khối có xu hướng giảm, cịn 29,74±1,65g.

Đối với cây Lu lu đực ở công thức pH = 4,0 thì sau gần 3 tuần các cây thí nghiệm đều bị chết. Ở công thức đối chứng (pH = 4,8) sinh khối của cây đạt 28,52±1,21 g, khi pH = 5,0 thì cây cho sinh khối lớn nhất (35,42±2,36 g), sinh khối của cây giảm khi tăng pH lên 7,0 (chỉ đạt 32,31±2,18 g).

Như vậy có thể kết luận rằng với hàm lượng Pb trong đất ô nhiễm là 1500 mg/kg với các khoảng giá trị pH nghiên cứu sẽ thích hợp nhất cho sự phát triển của cây cỏ Mần trầu và cây Lu lu đực tại pH = 5.

Khả năng hấp thu Pb

Bảng 3.24. Ảnh hưởng của pH đến khả năng tích lũy Pb

Loại cây

Cơng thức

Sinh khối khơ của cây (g) Lượng Pb tích lũy trong thân lá (mg/kg) Lượng Pb tích lũy trong rễ (mg/kg)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm một số kim loại nặng (as,cd,pb) trong đất vùng trồng rau thành phố thái nguyên và phụ cận bằng thực vật (Trang 86 - 89)