Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV cho một số loại rau nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm một số kim loại nặng (as,cd,pb) trong đất vùng trồng rau thành phố thái nguyên và phụ cận bằng thực vật (Trang 56 - 57)

Loại rau Số lần phun/vụ Thời gian cách ly (ngày)

Cải xanh 8 - 11 2 - 6 Rau muống 2 - 6 1 - 3 Bắp cải 10 - 16 3 - 8 Mướp đắng 5 - 11 4 - 6 Cà chua 3 - 6 1 - 3 Su hào 4 - 7 5 - 10 Rau đay 3 - 6 2 - 6 Mồng tơi 3 - 5 1 - 6 Rau mùi 3 - 4 2 - 5 Đậu côve 8 - 12 2 - 4

(Nghiên cứu sinh và cộng sự diều tra, 2013)

Để phòng trừ các loại sâu bệnh hại trên rau các hộ trồng rau đã sử dụng hoá chất BVTV với số lượng lớn và đa dạng về chủng loại. Điều đáng nói là 100% các hộ đều sử dụng thuốc BVTV với liều lượng rất cao, thường gấp 1,5 - 2,0 lần so với qui định, phun nhiều lần trong một vụ sản xuất (tổng số lần phun 3 - 10 lần/lứa rau, tuỳ theo loại rau) và thời gian cách ly hầu hết chỉ khoảng từ 2 - 8 ngày. Qua kết quả điều tra khảo sát trên 100 hộ thì phần lớn đều sử dụng thuốc trừ sâu khơng rõ nguồn gốc

được sản xuất từ Trung Quốc. Đối với rau cải bị sâu cuốn lá thì người dân phun liên tục 2-3 ngày liền, có những vụ chỉ trong hơn 1 tháng mà phun thuốc 4 đến 5 lần.

Các loại hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng là Anvado, Emal USA, Beto, MD201, thường là thuốc của Trung Quốc được bán ngoài chợ. Các hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV mỗi khi họ phát hiện thấy có dịch hại và việc lựa chọn loại thuốc cũng như liều lượng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hoặc theo sự hướng dẫn của người bán thuốc BVTV. Người nơng dân cịn trộn các loại thuốc vào nhau để phun nhằm phòng trừ nhanh các loại sâu bệnh và nhện đỏ. Thậm chí một số loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng nhưng người dân không biết nguồn gốc mà chỉ truyền nhau tác dụng là diệt được các loại bệnh hại nên mua về phun, có những hộ cịn phun đậm đặc hơn theo quy định để diệt tận gốc sâu bệnh. Do thiếu hiểu biết về thuốc BVTV nên có đến 75% hộ được hỏi thì pha chế và sử dụng thuốc không theo đúng hướng dẫn. Chính vì việc sử dụng một cách tùy tiện đã làm ảnh hưởng đến chất lượng rau.

Phân bón được sử dụng chủ yếu là phân vơ cơ, phân rác ủ, hầu hết các hộ dân đều sử dụng phân chuồng tươi hoặc ủ được thời gian ngắn để bón cho rau. Lượng phân chuồng tươi được sử dụng dao động 0,35 - 4,8 tấn/ha, chủ yếu là phân lợn, phân gà. Người dân thường sử dụng phân Đầu Trâu, phân đạm Urê Hà Bắc và phân lân Lâm Thao để bón.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm một số kim loại nặng (as,cd,pb) trong đất vùng trồng rau thành phố thái nguyên và phụ cận bằng thực vật (Trang 56 - 57)