Ảnh hưởng của Pb đến sinh khối và tích lũy Pb trong cây Lu lu đực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm một số kim loại nặng (as,cd,pb) trong đất vùng trồng rau thành phố thái nguyên và phụ cận bằng thực vật (Trang 70 - 72)

CTTN

Sinh khối (g) Tích lũy (mg/kg) Tổng

(mgPb/cây) Thân lá Rễ Tổng Thân lá Rễ BSPb-1 25,16±3,11b 3,43±0,54bc 28,59±3,13b 98,9±2,11f 324,82±3,16f 3,603 BSPb-2 25,72±3,15b 3,75±0,58ba 29,47±3,15b 125,82±3,16e 401,15±6,26e 4,740 BSPb-3 28,04±3,27a 4,15±0,65a 32,19±3,19a 165,19±5,24d 539,72±7,21d 6,870 BSPb-4 25,91±2,67ab 3,82±0,60ba 29,73±3,15ba 278,54±6,14c 1255,37±7,36c 12,012 BSPb-5 21,32±2,53c 3,41±0,51bc 24,73±2,17c 293,95±6,12b 1304,15±7,89b 10,714 BSPb-6 16,13±2,11d 3,01±0,43c 19,14±2,11d 311,27±5,56a 1902,73±10,35a 10,748 LSD0,05 2,16 0,59 2,5 5,61 56,41 CV(%) 7,13 13,79 7,63 2,23 0,65

Hình 3.4. Ảnh hưởng của Pb đến tích lũy Pb trong thân lá, rễ cây Lu lu đực

Kết quả thí nghiệm được tổng hợp ở Bảng 3.12 cho thấy sinh khối của cây Lu lu đực tập trung chủ yếu ở phần trên mặt đất, phần rễ ít hơn so với cây cỏ Mần trầu, ở công thức BSPb-3 cây cho sinh khối lớn nhất (32,19±3,19 g), tăng

0 500 1000 1500 2000 2500 BSPb - 1 BSPb - 2 BSPb - 3 BSPb - 4 BSPb - 5 BSPb - 6 L ượn g P b ch lũy (m g/ kg) Cơng thức thí nghiệm Thân lá Rễ Tổng

12,59% so với đối chứng BSPb-1. Ở công thức BSPb-5 và BSPb-6 khi hàm lượng Pb trong đất tăng nhiều thì sinh khối cây giảm tương ứng là 13,50% và 33,05% so với đối chứng.

Tuy sinh khối cây giảm nhưng khả năng hấp thu Pb của cây lại tăng khi hàm lượng Pb trong đất tăng. Cũng giống cây cỏ Mần trầu, khả năng hấp thu Pb ở rễ của cây Lu lu đực lớn hơn ở phần thân lá nhưng so với cỏ Mần trầu thì khả năng hấp thu Pb ở phần lá của cây Lu lu đực lớn gần gấp đôi hàm lượng Pb mà phần thân lá của cây cỏ Mần trầu hấp thu được. Điều này rất có ý nghĩa trong xử lý kim loại vì phần sinh khối trên mặt đất của cây này rất cao.

So với đối chứng, hàm lượng Pb mà cây hấp thu được trong thân và rễ tăng lên rất nhiều. Nếu như cơng thức BSPb-2 hàm lượng Pb tích lũy trong thân lá tăng 1,27 lần thì ở BSPb-3 là 1,67 lần, BSPb-4 là 2,82 lần, BSPb-5 là 2,97 lần và BSPb-6 là 3,14 lần. Tương tự đối với rễ cỏ khả năng hấp thu và tích lũy Pb ở các cơng thức BSPb-2, BSPb-3, BSPb-4, BSPb-5 và BSPb-6 tăng so với đối chứng BSPb-1 tương ứng là 1,23; 1,66; 3,86; 4,01 và 5,86 lần. Có thể thấy rằng, ở cơng thức BSPb-5 và BSPb-6 khả năng hấp thu và tích lũy Pb là lớn nhưng sinh trưởng kém hơn BSPb-4. Cịn ở cơng thức BSPb-2 và BSPb-3 mặc dù cây sinh trưởng tốt nhưng lượng tích lũy lại khơng cao so với BSPb-4. Vì vậy, ở cơng thức BSPb-4 hiệu quả hấp thu Pb là cao nhất, khả năng loại bỏ Pb ra khỏi đất là 12,012 mg/cây nên có thể coi đây là nồng độ Pb trong đất ô nhiễm phù hợp cho việc sử dụng cây Lu lu đực để xử lý.

3.2.3. Nghiên cứu khả năng chống chịu và tích lũy As của 2 lồi thực vật

3.2.3.1. Nghiên cứu khả năng chống chịu và tích lũy As của cây cỏ Mần trầu (Eleusine indica L.)

Kết quả thí nghiệm được tổng hợp ở Bảng 3.13 và minh họa trên Hình 3.5 cho thấy cây cỏ Mần trầu sống được ở tất cả các cơng thức thí nghiệm nhưng khả năng sinh trưởng và hấp thu As có khác nhau. Khi bổ sung As, sinh khối cỏ Mần trầu giảm dần, cụ thể: ở công thức BSAs-2 sinh khối đạt 28,12±2,60 g giảm cịn 88,15%, ở cơng thức BSAs-3 sinh khối đạt 24,76±2,59 g, giảm cịn 77,61%, ở cơng thức BSAs-4 sinh khối đạt 23,54±2,57 g, giảm cịn 73,79% và ở cơng thức BSAs-5 sinh khối giảm cịn 64,48% so với cơng thức đối chứng.

Khả năng hấp thu As ở phần rễ cũng cao hơn phần thân lá, lượng As được tích lũy ở phần thân lá và phần rễ cao nhất ở công thức BSAs-5, tương ứng là 76,68±2,14 mg/kg và 85,94±7,17 mg/kg, lượng As tách ra là 1,627 mg/kg.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm một số kim loại nặng (as,cd,pb) trong đất vùng trồng rau thành phố thái nguyên và phụ cận bằng thực vật (Trang 70 - 72)