Khả năng tích lũy Cd của cây theo thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm một số kim loại nặng (as,cd,pb) trong đất vùng trồng rau thành phố thái nguyên và phụ cận bằng thực vật (Trang 77 - 79)

Loại cây Công thứcTN

Sinh khối khô của cây (g) Lượng Cd tích lũy trong thân lá (mg/kg) Lượng Cd tích lũy trong rễ (mg/kg) Cỏ Mần trầu TGCd-1 4,84±0,5c 23,41±1,75c 80,97±3,02c TGCd-2 16,85±1,1b 40,44±2,94b 214,91±14,18b TGCd-3 25,52±2,0a 72,41±3,58a 343,8±29,07a TGCd-4 26,26±3,1a 65,57±3,83a 340,44±29,75a LSD0,05 2,21 1,14 2,39 CV (%) 8,92 8,71 6,47

Lu lu đực TGCd-1 3,01±0,6c 28,72±2,31c 156,4±11,6c TGCd-2 17,89±0,9b 65,82±5,22b 402,51±22,4b TGCd-3 26,75±2,1a 153,26±10,51a 745,08±32,5a TGCd-4 26,58±1.8a 156,34±12,62a 781,26±34,6a LSD0,05 1,40S 7,62 23,39 CV (%) 6,12 6,13 3,65

Đối với cây Lu lu đực, khả năng tích lũy Cd tăng dần theo thời gian. Hàm lượng Cd tích lũy trong thân lá của cây Lu lu đực ở tháng thứ nhất là 28,72±2,31 mg/kg, nhưng so với tháng thứ nhất thì sau 2 tháng đã tăng lên 65,82±5,22 mg/kg, gấp hơn 2 lần, sau 3 tháng và 4 tháng trồng đã tăng nhanh lên tương ứng là 153,26±10,51 mg/kg và 156,34±12,62 mg/kg, tăng hơn gấp 5 lần. So với cây trồng sau 3 tháng thì khả năng tích lũy Cd trong thân lá sau 4 tháng là khơng đáng kể.

Khả năng tích lũy Cd trong rễ của cây Lu lu đực cũng tương tự với sự tích lũy trong thân của cây, ở tháng thứ nhất là 156,4±11,6 mg/kg, nhưng đến tháng thứ 2 đã tăng lên 402,51± 22,4 mg/kg, sau 3 tháng và 4 tháng thì tăng mạnh lên tương ứng là 745,08±32,5 mg/kg và 781,26±34,6 mg/kg, gấp 4,76 và 4,99 lần so với tháng thứ nhất.

Có thể nhận thấy rằng khả năng tích lũy Cd của cây sau 3 và 4 tháng trồng có sự khác biệt khơng nhiều, do đó ta nên thu cây sau 3 tháng trồng để xử lý Cd.

Hình 3.7. Lượng Cd tích lũy trong cây cỏ Mần trầu theo thời gian cây cỏ Mần trầu theo thời gian

Hình 3.8. Lượng Cd tích lũy trong cây Lu lu đực theo thời gian Lu lu đực theo thời gian

* Khả năng sinh trưởng và tích luỹ Pb của cây cỏ Mần trầu và cây Lu lu đực

Khả năng sinh trưởng của cây cỏ Mần trầu và cây Lu lu đực

Kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của cỏ Mần trầu trên đất có bổ sung Pb ở các cơng thức thời gian khác nhau được thể hiện ở Bảng 3.17. Thời gian khác nhau thì khả năng sinh trưởng của cây cỏ Mần trầu khác nhau rõ rệt, chiều cao cây tăng dần theo thời gian từ 1 đến 3 tháng. Chiều cao trung bình của cây sau 1 tháng thí nghiệm đạt 15,0±1,6 cm ở cây đối chứng (TGPb-1), sau 2 tháng tăng lên 35,2±2,7 cm ở TGPb-2; sau 3 tháng tăng lên 50,3±3,3 cm ở TGPb-3 và sau 4 tháng tăng lên cao nhất là 53,7±3,5 cm ở TGPb-4.

Đối với cây Lu lu đực sau 1 tháng thì chiều cao cây trung bình đạt 18,3±2,6 cm, sau 2 tháng chiều cao cây tăng hơn gấp đôi (39,5±3,5 cm), sau 3 tháng tăng lên gấp 3 (55,30±5,11cm) và sau 4 tháng có tăng nhưng khơng đáng kể so với tháng thứ 3 (trung bình đạt 60,40±6,52 cm).

Dễ dàng thấy rằng sinh khối khô của cây cỏ Mần trầu sau một tháng thí nghiệm là rất nhỏ 5,12±0,50 g, tuy nhiên so với tháng thứ nhất thì sau 2 tháng đã tăng lên 20,27±2,60 g cao hơn gấp 4 lần, sau 3 tháng thì tăng lên đáng kể là 33,38±2,91 g cao hơn gấp 6,5 lần, đây cũng là thời điểm nên thu hoạch cây. Vì đến tháng thứ 4 sinh khối cây có tăng nhưng không nhiều so với tháng thứ 3 đạt 35,07±2,85 g chỉ gấp 6,8 lần so với tháng thứ nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm một số kim loại nặng (as,cd,pb) trong đất vùng trồng rau thành phố thái nguyên và phụ cận bằng thực vật (Trang 77 - 79)