Ảnh hưởng của Pb đến sinh khối và tích lũy Pb trong cây Mần trầu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm một số kim loại nặng (as,cd,pb) trong đất vùng trồng rau thành phố thái nguyên và phụ cận bằng thực vật (Trang 68 - 70)

CTTN

Sinh khối (g) Tích lũy (mg/kg) Tổng

(mgPb/cây) Thân lá Rễ Tổng Thân lá Rễ BSPb-1 17,29±2,78d 6,25±1,12c 23,54±3,12c 58,7±3,11e 435,31±5,24e 3,735 BSPb-2 18,78±2,81cd 6,45±1,01c 25,23±4,23c 64,78±5,13e 505,84±9,14e 4,479 BSPb-3 24,23±2,83a 10,20±1,45a 34,38±5,22a 115,72±7,12d 567,27±11,13d 8,590 BSPb-4 23,18±2,34ba 7,94±1,32b 31,12±4,27ba 149,25±7,23c 1332,65±13,16c 14,040 BSPb-5 19,87±2,16bc 6,68±1,23bc 26,55±3,16bc 172,95±8,17b 1582,92±14,13b 14,010 BSPb-6 12,53±1,53e 4,35±0,87d 16,88±1,17d 189,6±8,19a 2754,6±15,34a 14,358 LSD0,05 3,05 1,06 4,47 7,98 12,67 CV (%) 13,2 12,7 14,2 5,35 0,89

Hình 3.3. Ảnh hưởng của Pb đến tích lũy Pb trong thân lá, rễ cây cỏ Mần trầu

Kết quả thí nghiệm được tổng hợp ở Bảng 3.11 và minh họa trên Hình 3.3. Kết quả thu được cho thấy, ở tất cả các cơng thức thí nghiệm, cây cỏ Mần trầu có khả năng sinh trưởng và phát triển, trong đó khối lượng của thân cao hơn khối

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 BSPb - 1 BSPb - 2 BSPb - 3 BSPb - 4 BSPb - 5 BSPb - 6 L ượn g P b ch lũy (m g/ kg) Cơng thức thí nghiệm Thân lá Rễ Tổng

lượng rễ, tuy nhiên khả năng hấp phụ Pb ở các CTTN có sự khác nhau. Khi ở hàm lượng Pb là 500 mg/kg (công thức BSPb-2) sinh khối là 25,23±4,23 g, tăng 7,18% so với cơng thức đối chứng BSPb-1. Có thể thấy rằng khi tăng hàm lượng Pb lên thì sinh khối cây cũng có xu hướng tăng, cụ thể ở cơng thức BSPb-3 hàm lượng Pb bổ sung vào là 1000 mg/kg thì sinh khối đạt 34,38±5,22 g, tăng 46,05% so với đối chứng. Khi tiếp tục tăng hàm lượng Pb bổ sung vào đất, sinh trưởng của cây cỏ Mần trầu bắt đầu giảm, cụ thể ở công thức BSPb-4 (1500 mg/kg) thì sinh khối là 31,12±4,27 g thấp hơn ở công thức BSPb-3, tuy nhiên vẫn tăng hơn 32,20% so với đối chứng BSPb-1. Còn khi tăng lên 3000 mg/kg (ở cơng thức BSPb-6) thì sinh khối giảm còn 16,88±1,17 g, giảm 28,29% so với đối chứng. Như vậy với một hàm lượng Pb nhất định thì có thể chưa gây ảnh hưởng độc đối với cây nên có sự tăng sinh khối của cây cỏ Mần trầu. Điều này cũng tương tự với nghiên cứu của Đặng Đình Kim khi nghiên cứu khả năng hấp thu Pb của cây cỏ Mần trầu ở vùng đất khai thác khoáng sản, cụ thể khi bổ sung 500 mg Pb/kg đất thì sinh khối cây đạt 21,09 g; khi bổ sung 1000 mg Pb/kg sinh khối đạt 37,3 g; khi tăng hàm lượng Pb lên 3000 mg/kg thì sinh khối giảm xuống [21].

Khả năng hấp thu của cây ở cả phần thân lá và phần rễ đều tỷ lệ với hàm lượng Pb trong đất, tuy nhiên hấp thu chủ yếu ở phần rễ. Nếu như ở công thức BSPb-2 hàm lượng Pb tích lũy trong thân lá tăng 1,1 lần so với công thức đối chứng BSPb-1 thì ở cơng thức BSPb-3 là 1,97 lần, ở công thức BSPb-4 là 2,54 lần, ở công thức BSPb-5 là 2,95 lần và ở công thức BSPb-6 là 3,23 lần. Tương tự đối với rễ có khả năng hấp thu và tích lũy Pb ở các cơng thức BSPb-2, BSPb-3, BSPb-4, BSPb-5 và BSPb-6 tăng so với đối chứng BSPb-1 tương ứng là 1,16; 1,30; 3,06; 3,63 và 6,33 lần. Có thể thấy rằng, ở cơng thức BSPb-5 và BSPb-6 khả năng hấp thu và tích lũy Pb là lớn nhưng sinh trưởng kém hơn so với công thức BSPb-4 phải chăng tại hàm lượng Pb lớn hơn 1500 mg/kg đã thực sự ảnh hưởng đến các chức năng sinh hóa và q trình trao đổi chất của cây, làm chậm sự phát triển của cây. Mặt khác ở công thức BSPb-2 và BSPb-3 khả năng sinh trưởng và phát triển của cây tốt nhưng khả năng hấp thu và tích lũy Pb lại khơng cao so với cơng thức BSPb-4. Vì vậy, ở công thức BSPb-4 hiệu quả hấp thu Pb là cao nhất, phù hợp với nghiên cứu của Đặng Đình Kim khi bổ sung 500 mg/kg thì hàm lượng Pb cây hấp thu tăng 7,676 lần so với đối chứng, khi tăng lên 2000 mg/kg thì hàm lượng Pb cây hấp thu tăng 53,238 lần so với đối chứng. Tuy nhiên khi hàm lượng Pb quá cao trong đất thì cây phát triển kém nên dù khả năng hấp thu của cây cao nhưng lượng Pb mà cây lấy ra khỏi đất cũng không phải là cao nhất.

3.2.2.2. Nghiên cứu khả năng chống chịu và tích lũy Pb của cây Lu lu đực (Solanum nigrum L.)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm một số kim loại nặng (as,cd,pb) trong đất vùng trồng rau thành phố thái nguyên và phụ cận bằng thực vật (Trang 68 - 70)