Hàmlượng KLN trong rau tại Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm một số kim loại nặng (as,cd,pb) trong đất vùng trồng rau thành phố thái nguyên và phụ cận bằng thực vật (Trang 63 - 65)

Đơn vị: (mg/kg rau tươi)

Loại rau mẫu Số

Pb Cd As Hàm lượng thực tế Số mẫu vượt QCCP Hàm lượng thực tế Số mẫu vượt QCCP Hàm lượng thực tế Số mẫu vượt QCCP Bắp cải 20 0,36±0,16 7 0,042±0,024 8 0,25±0,11 3 Cải xanh 16 0,41±0,15 9 0,023±0,012 3 0,17±0,07 1 Mồng tơi 09 0,39±0,13 3 0,045±0,013 0 0,12±0,10 1 Mướp đắng 12 0,58±0,34 12 0,052±0,034 3 0,25±0,08 2 Rau đay 09 0,64±0,39 6 0,108±0,093 2 0,28±0,12 1 Đậu côve 8 0,31±0,19 4 0,027±0,012 0 0,12±0,09 1

Theo quy chuẩn QCVN 8-2:2011/BYT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm KLN trong thực phẩm đối với từng loại rau thì thấy rằng trong các mẫu rau khảo sát có 41/74 mẫu rau có hàm lượng Pb vượt QCVN, trong đó mướp đắng chiếm tỷ lệ cao nhất.

Hàm lượng Cd trong rau dao động từ 0,023±0,012 mg/kg đến 0,108±0,093 mg/kg, trong đó có 16/74 mẫu rau có hàm lượng Cd vượt QCVN, chủ yếu là trong bắp cải, rau đay và mướp đắng. Mức độ tích lũy Cd trong các loại rau nghiên cứu cho thấy, các mẫu có hàm lượng Cd cao có xu hướng gần các nguồn nước thải.

Hàm lượng As trong rau dao động từ 0,12±0,09 mg/kg đến 0,28±0,12 mg/kg, trong đó có 9/74 mẫu rau có hàm lượng As vượt QCCP chiếm 12,16%, chủ yếu là trong bắp cải và mướp đắng.

Qua kết quả phân tích thấy rằng những ruộng rau mà mơi trường đất canh tác có hàm lượng KLN cao thì hàm lượng KLN trong các mẫu rau cũng cao hơn so với các ruộng khác. Như vậy có mối tương quan tương ứng giữa sự tích lũy Pb trong đất canh tác và sự tích lũy Pb trong rau, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Sơn Hải (2011) [16]. Trong thực tế, vấn đề ô nhiễm Pb trong các loại rau tại thành phố Thái Nguyên đã được cảnh báo trong các nghiên cứu của Phan Thị Thu Hằng (2007) [17], khi tiến hành nghiên cứu khảo sát và phân tích các mẫu rau. Đây là một vấn đề thường xảy ra tại các vùng trồng rau gần các khu cơng nghiệp, khai thác mỏ và khống sản và các khu vực dân cư.

Tuy nhiên hàm lượng KLN trong rau tùy thuộc vào mỗi loại rau, KLN lên phần thân lá nhiều hay ít cịn phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại rau. So sánh hàm lượng Pb trong các loại rau cho thấy rằng rau đay, mướp đắng chiếm tỷ lệ cao. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự có mặt của các kim loại trong đất tương quan chặt với khả năng hút thu của chúng vào trong thực vật và có một mối quan hệ tuyến tính đối với việc bổ sung Pb vào đất [21, 53, 114].

Nhận xét chung

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khu vực trồng rau ở thành phố Thái Nguyên và phụ cần đang bị ô nhiễm cả môi trường đất, nước và rau. Trong đất, hàm lượng Pb và Cd ở nhiều địa điểm nghiên cứu đều vượt quá QCCP theo QCVN 03- MT:2015/BTNMT, chiếm 49,71% đối với Pb và 35,90% đối với Cd. Trong môi trường nước, so sánh với các chỉ tiêu quy định trong QCVN 39:2011/BTNMT, hàm lượng các KLN Pb, Cd và As trong các mẫu nghiên cứu vượt quá QCCP chiếm tỷ lệ khá cao, lần lượt là 60%, 44% và 47%. Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm KLN trong canh tác có thể gây ơ nhiễm môi trường đất và tích lũy trong thực vật. Hàm lượng KLN trong một số mẫu rau nghiên cứu cũng vượt q QCCP. Theo kết quả phân tích, có 55%, 22% và 12% tổng số mẫu rau có hàm lượng Pb, Cd và As vượt quá QCCP.

Như vậy, cần phải đưa ra một số biện pháp để hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm KLN trong sản xuất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu.

3.2. Nghiên cứu khả năng hấp thu KLN (Cd, Pb, As) của cây cỏ Mần trầu và cây Lu lu đực trong điều kiện nhà lưới

3.2.1. Nghiên cứu khả năng chống chịu và tích lũy Cd của 2 lồi thực vật

3.2.1.1 Nghiên cứu khả năng chống chịu và tích lũy Cd của cây cỏ Mần trầu (Eleusine indica L.)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm một số kim loại nặng (as,cd,pb) trong đất vùng trồng rau thành phố thái nguyên và phụ cận bằng thực vật (Trang 63 - 65)