2.2. Detector trong buồng phân tích
2.2.1. Các detector trong buồng phân tích
- Hệ phân tích NRA có một detector nhấp nháy NaI được đặt sau vị trí của mẫu được dùng cho hệ phân tích phản ứng hạt nhân NRA. Sau này có thể thay thế bằng detector bán dẫn nếu có điều kiện để có độ phân giải cao hơn.
- Hệ phân tích RBS có một detector Silicon hàng rào mặt (SSB) dùng để ghi nhận hạt proton, alpha. Detector này đặt ở vị trí tán xạ ngược của chùm tia tới ứng với góc 1700.
- Hệ phân tích ERDA có một detector được đặt ở một bộ phận có thể xoay theo mọi góc xung quanh mẫu phân tích.
- Hệ phân tích PIXE có một detector tia X (Silicon Drift Detector- SDD) đặt ở góc 32,80 so với chùm tia tới mẫu phân tích dùng để ghi nhận các tia X đặc trưng.
Mỗi một hệ phân tích bao gồm detector, tín hiệu từ detector được truyền qua dây cáp (cable) đồng trục đến tiền khuếch đại. Sau khi được tiền khuếch đại khuếch đại ban đầu đến một giá trị thích hợp, tín hiệu sẽ được đưa đến khuếch đại phổ, ở đây tín hiệu được khuếch đại đến giá trị tối đa, tỷ lệ với năng lượng của bức xạ vào. Đồng thời các tín hiệu được hiệu chỉnh dạng phổ sao cho thích hợp nhất để xử lý xung, tránh sự chồng xung và tăng tốc độ đếm. Sau đó tín hiệu được đưa đến ADC để chuyển từ tín hiệu tương tự sang
tín hiệu số (tín hiệu logic). Để ni cho detector là nguồn ni cao áp có giá trị thích hợp và được ổn áp. Ngồi ra để nuôi cho tất cả các khối (mạch) điện tử, thì cần có các nguồn ni thấp áp ổn áp và thường là nguồn cộng trừ. Sau ADC, các tín hiệu được đưa vào máy tính và được các phần mềm chuyên dụng xử lý và lưu trữ trong các file dữ liệu. Tiếp đến là các phần mềm phân tích chuyên dụng sẽ sử dụng các dữ liệu thu được này để phân tích, vẽ phổ và cho ra kết quả cuối cùng tùy theo từng trường hợp cụ thể. Chi tiết của các hệ detector được sử dụng trong máy gia tốc 5SDH-2 Pelletron được trình bày trong Phụ lục 2.