Phương pháp luận nghiên cứu đánh giá phát triển bền vững theo tiếp cận sinh thái nhân văn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định và bảo vệ môi trường (Trang 48 - 55)

sinh thái nhân văn

Nhu cầu cần phải phát triển bền vững đã khiến nhân loại ngày càng quan tâm hơn đến mối quan hệ giữa con người với mơi trường và hệ quả của nó. Trên con đường tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi đâu là giới hạn của sự phát triển, làm thế nào để hài hòa được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội với bảo tồn sinh thái và bảo vệ mơi trường, vị trí của khoa học sinh thái nhân văn ngày càng được khẳng định và củng cố. Nhân loại đã giác ngộ rằng khơng thể có phát triển bền vững nếu khơng hài hòa được mối quan hệ tương hỗ giữa hệ thống tự nhiên và xã hội. Ưu thế của con người là nhất thời, trong khi sự đáp trả của hệ sinh thái là trường diễn và tăng tiến, nên càng để cho các quá trình bất lợi diễn biến lâu dài thì hệ quả của chúng càng khó ngăn chặn và đảo ngược. Và càng vội vã hiếu chiến, con người sẽ càng có thể dễ phạm sai lầm và phải trả giá đắt hơn. Đó là lý do khiến con người ngày càng phải quan tâm nhiều hơn tới việc kiểm sốt mối quan hệ của mình với thiên nhiên.

Hệ sinh thái nhân văn vùng đồng bằng ven biển huyện Nghĩa Hưng là gồm phần nội đồng có cảnh quan sinh thái nền ưu thế là đồng ruộng, với các ao nước, ruộng nuôi tôm nối nhau bằng các hành lang là rãnh nước, kênh mương thủy lợi, các bãi cỏ, cây cổ thụ, cây bụi, được nối với nhau bằng các hành lang là con đường, khoảng trống… và giữa chúng là những dòng trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin phức tạp, nhiều cấp độ. Phần ven biển ngoài đê quốc gia, cảnh quan sinh thái nền là đầm nuôi. Tổng thể các khảm mảnh sinh cư cùng loại (ví dụ ao ni tơm) tạo ra một cấp tổ chức quần thể nhất định và ở cấp tổ chức cao hơn là tổng hợp các quần thể tạo thành quần xã. Các cấp hệ xã hội cũng được thiết lập theo dạng khảm, trong đó yếu tố kết nối các thành phần đơn vị của thể khảm chia thành hai loại là yếu tố hữu hình, như ranh giới khơng gian và yếu tố vơ hình gồm các “hành lang” thể chế, kinh tế, văn hóa, tri thức (xem hình 2.2). Khả năng duy trì hệ thống khảm này phụ thuộc vào mức độ kết nối của các hành lang. Gia đình là đơn vị cơ sở của hệ xã hội, của tổ chức cộng đồng dân cư hành chính, của dịng họ, của các thể chế

xã hội dân sự, như các đồn thể, tơn giáo, hiệp hội, nghiệp đồn… Gia đình, dịng họ kết nối với nhau bằng quan hệ máu mủ tình thân, hiệp hội, đồn thể kết nối với nhau bằng các quyền lợi và nghĩa vụ mà tổ chức đó đặt ra và hứa hẹn, tín đồ một tơn giáo kết nối với nhau bằng tín ngưỡng và mối đe dọa bị trừng phạt khi bất tuân giáo lí, phá hoại niềm tin… Hệ sinh thái nhân văn vùng nghiên cứu do vậy sẽ được đánh giá tính bền vững ở ba cấp độ hệ thống khác nhau gồm cấp độ nghiên cứu là cấp đầm ao nuôi tôm cá nhân, cấp vùng nuôi tôm và cấp nền có ranh giới hành chính là huyện Nghĩa Hưng, là hệ sinh thái vùng ven bờ biển, gồm các hệ sinh thái thủy sinh mặn lợ vùng biển ven bờ và hệ sinh thái bán nhân tạo vùng bờ ven biển.

Hình 2.2. Sơ đồ thành phần của các cấp hệ sinh thái nhân văn đồng ruộng trong hệ sinh thái nhân văn do tác giả xây dựng theo lý thuyết của Gerald G. Marten,2001.

Mơ hình cấu trúc hệ sinh thái nhân văn của Gerald G. Marten, 2001, (xem hình 1.1) có một điểm chưa rõ ràng, khi xem mỗi hệ sinh thái hoặc nhân văn trong cặp hệ cùng cấp có một mơi trường hồn tồn riêng biệt, khơng có điểm chung. Điều này chỉ đúng khi trong hệ sinh thái nhân văn có một hệ sinh thái thủy sinh và một hệ xã hội trên cạn. Nhiều yếu tố mơi trường vĩ mơ cũng khó nội hóa được vào trong khn khổ của các yếu tố sinh thái trực tiếp, như yếu tố vật lí khí quyển tầng và những q trình diễn ra ngồi ranh giới sinh quyển. Do vậy chúng tơi đã có sự thay đổi khi nghiên cứu các hệ thống quy mô nhỏ, cảnh quan tự nhiên và môi

trường được xem là không gian chứa cả hai hệ xã hội và sinh thái, do vậy chúng tôi bỏ đi yếu tố “Đặc trưng sinh lý” trong hệ thống xã hội, còn yếu tố khí hậu trong hệ sinh thái được chuyển thành vi khi hậu (xem hình 2.3).

Hình 2.3. Sơ đồ cấu trúc hệ sinh thái nhân văn theo lý thuyết của Gerald G. Marten,2001 và những hiệu chỉnh của tác giả (phần gạch chéo, gạch chân và

vùng bao màu xanh bên ngồi)

Trong hình 2.3, hệ sinh thái chỉ có khơng gian mơi trường riêng của nó, được giới hạn bởi các yếu tố sinh thái vô sinh hữu sinh xác định. Các yếu tố lí sinh của mơi trường trên cạn nói chung là mơi trường sống của cả sinh vật và người, nên không được xét như một thành phần riêng của hệ xã hội. Vi khí hậu của hệ sinh thái thể hiện rất rõ nét trong các hệ sinh thái nước, vì chúng là yếu tố sinh thái của riêng sinh vật thủy sinh, nên được xem xét bên trong hệ sinh thái. Tai biến thời tiết thủy văn như bão, lũ, sóng thần, tai biến địa chất như động đất, núi lửa…có quy mơ, tác động bao trùm lên toàn hệ thống và cả các hệ thống lân cận. Chất thải và tác động của hệ sinh thái, hệ xã hội có thể bị đưa ra ngồi, đến khơng gian mơi trường chung của cả hai hệ này và gây ra những vấn đề môi trường chung như suy thối ơ nhiễm

mơi trường, mưa axit, ấm lên tồn cầu… Các loại hình tài nguyên thiên nhiên, như khí hậu, khống sản, dầu khí… cũng là vấn đề chung của cả hệ thống.

Vùng nuôi tôm sú gồm các cấp đầm nuôi khác nhau, như đầm đơn, cụm đầm và khu đầm. Một đơn vị sinh thái đầm nuôi độc lập là một hệ thống nối thơng với bên ngồi bằng hệ thống cửa lấy nước vào và ra sở hữu riêng. Hành lang nối giữa các hệ sinh thái đơn vị là các cống, kênh mương dẫn nước, bờ đầm, đường đi... Hệ sinh thái đầm nuôi là những khảm hệ trong hệ sinh thái ven bờ biển, bên cạnh các hệ sinh thái rừng ngập mặn, bãi triều, vùng khơi, vùng nuôi ngao đồng ruộng, ao cá, cửa sơng, đơ thị… (xem hình 2.4).

Hình 2.4: Sơ đồ khảm hệ sinh thái các cấp trong vùng nuôi thủy sản vùng ven bờ biển do tác giả xây dựng (Kí hiệu viết tắt: HST- Hệ sinh thái, KCN- Khu công

nghiệp, CN công nghiệp, XL- Xử lý).

Theo Gerald G. Marten, 2001, hệ xã hội được đặc trưng bởi năm nhóm vấn đề chính là dân cư, văn hóa, kinh tế, thể chế và tri thức. Trên cơ sở tổng hợp quan điểm của nhiều tác giả và kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân, tác giả đã liệt kê các đặc trưng chính của từng nhóm vấn đề như mơ tả trong hình 2.5. Trong hình 2.5, vấn đề dân cư được mơ tả bằng ba nhóm đặc trưng chính là: 1- Dân số (quy mô, mật độ, tăng trưởng), cơ cấu dinh dưỡng, sức khỏe; 2- Tài nguyên và an toàn chất lượng cuộc sống, như nhà ở, nước sạch, vệ sinh, môi trường; 3- Hạ tầng điện đường trường trạm, chợ, dịch vụ thơng tin viễn thơng. Vấn đề văn hóa được mơ tả bằng ba nhóm đặc trưng chính là: 1- Ngơn ngữ, chữ viết, ấn phẩm; 2- Hệ tư tưởng, đạo đức,

nhân cách, tín ngưỡng, tơn giáo, phong tục tập quán, lễ hội; 3- Văn học, nghệ thuật, di sản, kiến trúc, xây dựng, ẩm thực, trang phục. Vấn đề kinh tế được mơ tả bằng ba nhóm đặc trưng chính là: 1- Ngành và cơ cấu kinh tế, vốn đầu tư và hiệu quả, thu nhập, sinh kế, thất nghiệp; 2- Nghiên cứu phát triển (R&D), mơ hình phát triển, khai thác sử dụng tài nguyên và xả thải; 3- Nội ngoại thương, tài chính, nợ, thanh khoản. Thể chế được chia thành ba nhóm đặc trưng chính là: 1- Thể chế nhà nước, quy phạm pháp luật, bộ máy hành pháp, quân đội; 2- Thể chế cộng đồng - quốc tế; 3- Thể chế thị trường - bàn tay vơ hình. Vấn đề tri thức được mơ tả bằng ba nhóm đặc trưng chính là: 1- Khoa học hàn lâm, kỹ thuật công nghệ; 2- Kinh nghiệm dân gian, nghề truyền thống, tri thức bản địa; 3- Đào tạo, truyền thông. Như vậy là để nghiên cứu sinh thái nhân văn hệ nông nghiệp cần xem xét các đặc trưng tài nguyên của hệ sinh thái, tám đặc tính của hệ sinh thái nơng nghiệpvà năm lĩnh vực của hệ xã hội.

Với mục tiêu sử dụng tiếp cận sinh thái nhân văn để nghiên cứu tính bền vững của vùng ni tơm tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, chúng tôi chọn bộ chỉ số đánh giá thịnh vượng WI. Đây là bộ chỉ số đánh giá phát triển bền vững phù hợp nhất, vì nó thực hiện việc đánh giá hệ sinh thái nhân văn trên cơ sở đánh giá riêng từng hệ thống xã hội và sinh thái một cách độc lập, sau đó mới tổng hợp lại. Cơ sở khoa học của phương pháp là mơ hình quả trứng, do Prescott-Allen (2001) xây dựng (xem hình 2.6), để mơ tả một hệ thống gồm có hệ sinh thái, giống như lịng trắng trứng và hệ thống con người giống như lòng đỏ trứng lồng vào trong lòng trắng. Giữa hai hệ thành phần cũng như giữa hệ thống chung với mơi trường bên ngồi tồn tại dịng trao đổi năng lượng, vật chất, thơng tin nhất định. Hệ thống chung con người và hệ sinh thái sẽ đạt trạng thái bền vững nếu cả hai hệ thành phần đều thịnh vượng, khỏe mạnh. Các chỉ tiêu trong chỉ số thịnh vượng chủ yếu được lựa chọn từ các bộ chỉ số đánh giá phát triển con người, dấu chân sinh thái và chỉ số bền vững môi trường.

Căn cứ theo định nghĩa đầy đủ và nội dung của phát triển bền vững (theo Chương trình nghị sự 21), đánh giá phát triển bền vững được xem xét trong bốn lĩnh vực thành phần là kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Trong nội hàm của phát

triển bền vững kinh tế, những vấn đề được đề cập đánh giá là năng suất và sự ổn định, bền vững của hệ thống, chi phí lợi ích mở rộng của hoạt động nuôi tôm. Đánh giá phát triển bền vững về mặt xã hội tập trung vào việc xem xét chất lượng phát triển, tính cơng bằng, quyền sở hữu đất đai, cơ hội tiếp cận vốn, tri thức bản địa và học vấn. Đánh giá phát triển bền vững về môi trường tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu đáp ứng môi trường cho nuôi tôm và kiểm soát rủi ro. Những vấn đề trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường của phát triển bền vững vùng nuôi tôm tập trung được mô tả theo tám đặc tính nổi trội của hệ sinh thái nhân văn nông nghiệp. Lĩnh vực thể chế sẽ được phân tích riêng để làm rõ các tiềm năng, cơ hội và hạn chế của phát triển bền vững tại vùng nghiên cứu, làm tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp khắc phục.

Hình 2.5. Sơ đồ mơ tả các đặc trưng của hệ xã hội do tác giả đề xuất trên cơ sở cụ thể hóa lý thuyết của Gerald G. Marten, 2001.

Hình 2.6. Mơ hình quả trứng hệ thống con người - hệ sinh thái (hình bên trái) và các cấp độ hệ xã hội (hình bên phải) theo Robert Prescott-Allen, 2001.

Tơm sú là một đối tượng ni có nhu cầu cao về yếu tố sinh thái giới hạn. Nó đặc biệt nhạy cảm với sự biến động của các yếu tố nhiệt độ, độ pH trong ngày và tác nhân gây bệnh dịch (xem phụ lục bảng 1). Việc đảm bảo chất lượng môi trường cho đầm nuôi được thực hiện theo nhiều bước, bao gồm: chọn vùng nuôi phù hợp, thiết kế đầm ni đúng quy định, kiểm sốt con giống, thức ăn, môi trường nuôi và điều chỉnh môi trường bằng tổ hợp các biện pháp cơ lý hóa sinh ngay trong đầm, hoặc thơng qua dịng các yếu tố ra vào đầm (xem phụ lục bảng 2). Lẽ ra việc tuân thủ đầy đủ quy phạm luật pháp và các tiêu chuẩn nuôi để đạt năng suất tối ưu là điều các chủ đầm nuôi chắc chắn sẽ thực hiện. Tuy nhiên, trong thực tế, quy trình ni đúng kỹ thuật thường bị bỏ qua. Người nuôi thường tự mình khám phá thử nghiệm và giản lược hóa quy trình. Ngun nhân của kiểu hành vi này và giải pháp khắc phục sẽ được tìm kiếm thơng qua phân tích sinh thái nhân văn vùng ni.

Trong khoa học mơi trường, mơ hình “Động lực - áp lực - hiện trạng - tác động và đáp ứng” được sử dụng phổ biến làm khung phân tích các vấn đề mơi trường và phát triển. Mơ hình thiết lập một trật tự liên hệ các vấn đề mơi trường có quan hệ nhân quả với nhau và được sử dụng trong phân tích các vấn đề của hệ sinh thái nhân văn tại vùng nghiên cứu. Ở đây, động lực là quá trình tiến ra biển khai thác đất ướt ngập triều, phát triển ni thủy sản, hình thành các điểm dân cư mới, với các thể chế, công nghệ và yếu tố phân phối công bằng riêng của hệ. Yếu tố áp lực là trình độ khoa học kỹ thuật, phát thải của các mơ hình đầm nuôi khác nhau và của con người trong sinh hoạt, giao thơng, dịng du nhập vật chất và sinh vật ngoại lai, thay đổi điều kiện môi trường sinh thái, như biến đổi khí hậu, mất rừng... Yếu tố hiện trạng là trạng thái của hệ thống và chất lượng mơi trường đất, nước, khơng khí, trong đầm ni, khu vực, lan truyền từ nơi khác đến và chuyển đến nơi khác. Nó chỉ rõ tác động đến thay đổi trạng thái, những hệ quả suy thoái tài nguyên thiên nhiên, rủi ro bất lợi nghề nuôi và tác động lên hệ xã hội, như tác động đa chiều lên vấn đề nghèo khó, nợ nần. Yếu tố đáp ứng thể chế gồm cách thức hệ thống xã hội kiểm sốt và điều chỉnh hành vi của mình để thay đổi bốn yếu tố trên theo chiều hướng đáng kỳ vọng nhất và các nỗ lực xã hội để giải quyết vấn đề phát sinh,.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định và bảo vệ môi trường (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)