Đặc điểm văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định và bảo vệ môi trường (Trang 85 - 88)

c. Tài nguyên đất

3.1.1.3. Đặc điểm văn hóa

Bản sắc văn hóa địa phương nhìn chung đa dạng. Hoạt động khai hoang lấn biển đã có một bề dày lịch sử, đúc kết kinh nghiệm thành công thức “sú lấn sóng, cói lấn sú, lúa lấn cói”. Nhu cầu an ninh lương thực đặt các anh hùng lấn biển xưa vào sự lựa chọn bắt buộc là ưu tiên cây lúa nước, với một sản phẩm rất đặc biệt, là giống lúa tám thơm huyền thoại. Canh tác hiện đại cho phép đạt hệ số sử dụng đất 2 - 2,5 lần, năng suất lúa gần 12 tấn/ha/2vụ, đạt giá trị 35 triệu đồng/ha/năm.

Tính đặc sắc và độc đáo của văn hóa ẩm thực nằm ở sự đa dạng, phẩm chất đặc biệt và tính thời vụ của nguyên liệu. Nhưng với sự khai thông thị trường, những giá trị này đang bị mai một do nhiều sản vật địa phương có giá thành tăng lên và bị thu gom mang đi xa tiêu thụ. Theo Phạm Bình Quyền (2003), tỷ lệ sản phẩm đánh bắt giữ lại làm thực phẩm tại chỗ chỉ chiếm 7,6% và chủ yếu là những giá rẻ. Lợi nhuận kinh tế cao làm cho việc bảo tồn các nguồn lợi quý hiếm khó hiệu quả. Trong săn bắt chim di cư, chỉ cần có bẫy dính, máy phát tiếng chim kêu là mỗi ngày kẻ săn trộm đã có thể tóm gọn hàng chục con, với giá trung bình khoảng một trăm ngàn một con.

Văn hóa truyền thống của vùng được kế thừa có chọn lọc từ văn minh lúa nước sông Hồng và từ các giá trị văn hóa du nhập, trên nguyên tắc hướng tới sự hài hòa với thiên nhiên, đồng loại và hoà đồng trong tư tưởng, tơn giáo, tín ngưỡng. Chức năng của tôn giáo là: 1- Đền bù hư ảo, an ủi những mất mát thiếu hụt trong cuộc sống và giúp giảm nhẹ tạm thời nỗi đau khổ. 2- Thần thánh siêu nhiên hóa những yếu tố tự nhiên nguy hiểm, gây tác động tiêu cực đến ý thức, thái độ của tín đạo đối với xung quanh. 3- Thiết lập, thay đổi hệ thống chuẩn mực đạo đức, giá trị xã hội để điều chỉnh hành vi người có đạo. 4- Kết nối tín đồ trong hoạt động tín ngưỡng và đời sống, nhằm củng cố và phát triển tôn giáo. 5- Liên kết các cá nhân phục vụ những mục tiêu nhất định, có thể ổn định hoặc gây bất ổn xã hội [20]. Con người trước hiểm nguy, hay khi hoang mang, thiếu tự tin, bất lực, thường nảy sinh những nhu cầu tâm linh đặc biệt. Và đó là cơ sở, là môi trường lý tưởng cho sự song hành của nhiều tơn giáo tín ngưỡng.

Nam Định là nơi phát tích và bảo tồn những tín ngưỡng mang đậm phong cách Việt, như tín ngưỡng thờ Đức Thánh Cha Trần Hưng Đạo, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh, với nghi lễ thờ phụng hầu đồng đặc biệt, trang phục xiêm y cầu kỳ, nhạc lễ đậm màu dân gian, văn chầu mượt mà giản dị, ca ngợi và bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, con người, tơn kính các bậc anh hùng dân tộc và những người có cơng. Tín ngưỡng thờ phụng cha mẹ tổ tiên đã được nâng lên tầm đạo, đồng thời các tôn giáo du nhập như đạo phật, đạo thiên chúa… đã dung hòa cùng tồn tại được với văn hóa địa phương. Phật giáo hòa hợp với các Đạo giáo,

Khổng giáo, đức tin bản địa khác... thể hiện qua sự hiện diện trong các chùa cả Phật và Thánh. Thiên Chúa giáo vốn là tôn giáo độc thần, nhưng ở Việt Nam nó đã thay đổi, tơn thờ cả đức Thánh Mẫu Maria, ban lệ riêng cho phép người công giáo được thờ cúng gia tiên. Huyện Nghĩa Hưng có 48% dân số theo đạo Thiên chúa, với Nam Điền là một trong những giáo xứ lớn và lâu đời. Công nhân nông trường Rạng Đông đa phần không theo tôn giáo nào, số ít cịn lại theo hoặc có khuynh hướng Phật Giáo, do họ có nguồn gốc chủ yếu từ lực lượng tham gia đắp đê lấn biển, gồm trung đoàn 269, thanh niên Cờ hồng và dân công tỉnh Nam Định. Sự hiện diện đa sắc tôn giáo, không yếu tố nào vượt trội và có ảnh hưởng ưu thế, là điểm độc đáo của văn hóa vùng. Hoạt động tơn giáo tại đây không ồn ào, rầm rộ, chủ yếu hướng đến phần tâm linh con người, vì sự bình an và chất lượng cuộc sống, ưu tiên xóa đói giảm nghèo, làm việc thiện, gìn giữ an ninh, phát triển giáo dục, với trọng tâm là gắn bó, đồn kết, đồng hành cùng dân tộc, theo đúng phương châm “Tốt đời, đẹp đạo”, “Đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội”….Triết lý sống hòa đồng thường dễ bị nhầm lẫn với thủ cựu, lạc hậu, chậm phát triển, nhưng nó chính là chiến lược đúng đắn nhất để có thể tồn tại được trên mảnh đất đầy khắc nghiệt này. Cởi mở và thân thiện cũng là nét tính cách đáng quý của con người vùng biển. Tụ hội từ tứ xứ để cùng theo đuổi mục tiêu tiến ra biển, con người trở nên dễ thân thiện, dễ mến hơn. Sinh kế đa dạng và luôn có sẵn khiến người ta ít phải bon chen kèn cựa với nhau hơn, cởi mở với nhau hơn, dù nó dường như chưa làm cho ai được giàu lên.

Mặc dù trong lý thuyết sinh thái nhân văn có nhấn mạnh vai trị và giá trị của văn hóa, tín ngưỡng trong kiểm sốt lối sống, hành vi cộng đồng và gắn kết ràng buộc các cá nhân vào những mục tiêu chung. Tác giả cũng mong muốn tìm thấy nhưng yếu tố văn hóa, tơn giáo… tại địa phương có thể hỗ trợ cho việc tăng cường sự gắn kết cộng đồng, làm cơ sở cho các công tác tự quản. Tuy nhiên, từ những phân tích giá trị đặc điểm văn hóa nêu trên, chúng tơi khơng tìm được yếu tố nào có thể trở thành nền tảng chính cho liên kết cộng đồng để quản lý dựa vào cộng đồng. Do vậy việc hơ hào kêu gọi cộng đồng chung tay góp sức kiểu phong trào để quản lý vùng nuôi tôm là khơng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định và bảo vệ môi trường (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)