3) Coi thường tri thức là trở ngại lớn cho phát triển nuôi tôm bền vững.
3.3. Tổng hợp kết quả và đề xuất các giải pháp phục vụ phát triển bền vững nuôi tôm sú ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
nuôi tôm sú ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được trình bày trong các phần trên, tác giả đưa ra một số luận điểm tổng hợp như sau:
1. Hệ sinh thái nhân văn vùng nuôi tôm là một hệ thống mở đặc biệt, với một hệ sinh thái bị chia cắt manh mún, kém đa dạng, nhạy cảm, liên tục biến đổi do tác động nhân sinh, cịn hệ xã hội thì chỉ có liên kết lỏng lẻo, khơng đủ nội lực để tự kiểm soát và điều khiển hoạt động của hệ. Can thiệp từ bên ngồi vào việc kiểm sốt hệ thống gặp khó khăn vì hệ bị chia cắt quá manh mún. Việc tổ chức ổn định cuộc sống cho cư dân trong vùng nuôi cần phải được quan tâm đặc biệt. Chủ trương tổ chức dân cư thành các đơn vị hành chính, kiểu cấp xã, là khơng phù hợp với tính chất vùng kinh tế mới nuôi trồng thủy sản và chưa tính đến nguy cơ đe dọa của biến đổi khí hậu.
2. Cần có sự thay đổi nhận thức về vai trị giá trị của nghề ni thủy sản trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nơng thơn. Ni trồng thủy sản hàng hóa khơng hồn tồn là cơng cụ xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, mà ngược lại, có thể làm cho người nông dân nghèo hơn. Nuôi thủy sản phải được xem là ngành hướng đến công nghiệp hóa nơng nghiệp, là cơng cụ giúp từng bước chun nghiệp hóa đội ngũ nơng dân. Lao động phải được đào tạo chuyên nghiệp, hệ thống sản xuất phải được tổ chức và đầu tư chuyên nghiệp. Việc đặt mục tiêu phát triển vùng
nuôi theo hướng tăng dần mức độ thâm canh là hồn tồn đúng, nhưng q trình chuyển sang mơ hình ni bán thâm canh và thâm canh phải được thực hiện theo lộ trình thích hợp và có kế hoạch.
3. Mơ hình quản lý vùng nuôi ở Nghĩa Hưng hiện nay còn nhiều bất cập. Việc phân quản lý cho các xã nằm sâu trong nội địa thực chất chỉ nhằm chia lợi ích khai thác bãi triều cho địa phương, không phục vụ cho phát triển nghề nuôi thủy sản. Thể chế nhà nước chưa có vai trị rõ ràng trong việc điều khiển và kiểm sốt việc phát triển các mơ hình ni hiệu quả. Thiếu một ban quản lý vùng nuôi để quản lý thống nhất toàn bộ các vấn đề liên quan đến đất đai, kỹ thuật, môi trường, kinh tế... Thời hạn giao đất phải được thực hiện theo đúng luật đất đai để không ảnh hướng xấu đến việc đầu tư và tổ chức. Thời hạn giao đất cho các công ty lớn và các chủ đầm nhỏ lẻ phải khơng có khác biệt.
4. Việc áp giá th đất cho tồn bộ diện tích nhận ni, trong đó có 45% là diện tích phải dùng để xử lý mơi trường là không phù hợp với luật Bảo vệ môi trường và khơng khuyến khích các chủ đầm kiến thiết đầm nuôi đúng kỹ thuật. Chúng tơi đề xuất khốn tiền th đất theo diện tích ni thực, nghĩa là phần diện tích ao xử lý nước theo quy định không phải nộp tiền đất, nhưng nếu chủ đầm dùng nó để ni tơm sẽ phải nộp tiền th bằng giá diện tích ao thực ni. Trong các vùng ni đã được cải tạo hạ tầng cơ bản, nếu chủ đầm thay đổi mơ hình ni sang phương thức thấp hơn hoặc bỏ hóa, khơng tạo ra đủ chỗ làm việc cho xã hội theo quy định sẽ phải nộp phạt.
5. Nghiên cứu các đặc tính nổi trội của hệ thống cho thấy yếu tố gây bất ổn hệ có thể làm giảm sản lượng thu hoạch trung bình 10%/năm, cịn yếu tố gây “sốc” làm hệ phát triển khơng bền vững có thể là tai biến thiên nhiên gây thiệt hại sản lượng lớn hoặc phá hủy hạ tầng cơ sở đầm ni. Hiện Chính phủ mới đề xuất tổ chức bảo hiểm nông nghiệp cho tổn thất năng suất. Do vậy, cần có hình thức bảo hiểm cho cơng trình hạ tầng đầm ni và có định hướng tạo quỹ bình ổn trên cơ sở thu phí bình ổn bằng 6% sản lượng thu hoạch năm.
6. Để tính tốn chính xác ích kinh tế của nghề ni, cần thực hiện hạch tốn chi phí lợi ích mở rộng cho tất cả các mơ hình ni, có tính đến khấu hao vốn cố định và chi phí cơ hội của hoạt động phát triển. Việc sử dụng nguyên tắc của Ngân hàng thế giới, áp hệ số tô tài nguyên bằng 0,5 doanh thu từ các lợi ích kinh tế trong tính chi phí cơ hội của tài nguyên rừng ngập mặn, làm kết quả tính lợi ích kinh tế của rừng giảm đi một nửa so với cách tính được nhiều tác giả sử dụng trước đây, nhưng đó là tiếp cận lượng giá tài nguyên đúng với giá trị đích thực của nó.
7. Giải pháp hợp lý nhất để nâng cao khả năng kiểm soát hệ thống là phải sử dụng địn bẩy lợi ích kinh tế để tăng liên kết nội lực. Áp dụng lý thuyết của Elinor Ostrom, 1990, chúng tôi đề xuất tổ chức phân cấp lại hệ thống đầm nuôi, tạo ra một cấp hệ thống mới là cụm đầm, quy mô từ 10-15ha trở lên. Trong cấp hệ thống mới này sẽ thiết lập một nền tảng tài sản chung, gồm chuyên gia kỹ thuật, cơng cụ kiểm sốt mơi trường và đặc biệt là hệ thống ao xử lý nước đầu vào đầu ra chung. Việc sử dụng hệ thống ao xử lý nước vào ra chung sẽ khiến cho cụm đầm trở thành một thực thể thống nhất, nên mỗi đầm ni đều bị các đầm cịn lại giám sát, tác động để hành động theo hướng tạo ra lợi ích kinh tế chung.
8. Kết quả đánh giá phát triển bền vững hệ thống vùng nuôi tôm theo ba cấp độ hệ sinh thái là hệ sinh thái đầm nuôi, hệ sinh thái vùng nuôi bằng chỉ số ASI và hệ sinh thái nhân văn huyện Nghĩa Hưng bằng chỉ số thịnh vượng sinh thái và thịnh vượng nhân văn nhìn chung đều chỉ đạt mức trung bình, chỉ số thịnh vượng WI của huyện Nghĩa Hưng thuộc loại thiếu hụt đúp. Hệ sinh thái nhân văn huyện Nghĩa Hưng là nguồn cung cấp nhân lực, vốn và hàng loạt các yếu tố đầu vào cho các các hệ sinh thái vùng nuôi, do vậy với mức thiếu hụt đúp, khả năng hỗ trợ cho phát triển bền vững vùng nuôi tôm là hạn chế. Những yếu tố hạn chế sự thịnh vượng sinh thái ở huyện Nghĩa Hưng là suy thối tài ngun sinh vật, ơ nhiễm nước và lạm dụng phân vô cơ trong nông nghiệp. Yếu tố hạn chế sự thịnh vượng nhân văn ở huyện Nghĩa Hưng là học vấn sau trung học, đặc biệt là tri thức nghề, bình đẳng giới, thu nhập và chỉ số sử dụng internet. Giải pháp cấp
bách và hiệu quả nhất để nâng cao tính bền vững trong phát triển nghề ni tôm rút ra từ nghiên cứu này là phải triển khai đào tạo nghề thường xuyên và hiệu quả, thực hiện ni đúng kỹ thuật và có kiểm sốt chặt chẽ, phát triển vùng ni khoa học và phù hợp.
9. Chỉ số thịnh vượng WI có thể sử dụng được trong đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam. Việc triển khai đánh giá theo chỉ số này trên các vùng khác trong cả nước vừa có vai trị vừa là cơng cụ để so sánh hiện trạng phát triển bền vững giữa các địa phương và quốc gia, vừa sẽ đóng góp vào việc thúc đẩy hồn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu cho đánh giá phát triển bền vững theo chuẩn quốc tế. Riêng chỉ số phát triển bền vững ASI thì cần được cải tiến thêm để có độ nhạy cao hơn trong đánh giá các thay đổi của hệ thống. Nghiên cứu sinh thái nhân văn và đánh giá phát triển bền vững bằng chỉ số cho phép nhận diện dễ dàng các thiếu hụt trong phát triển bền vững và những khó khăn, rào cản của sự thiếu hụt này để đưa ra được các giải pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả. 10. Kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng trong thực tiễn để phục vụ cho công
tác giảng dạy môn sinh thái nhân văn ở hệ đào tạo đại học và cao học của ngành khoa học môi trường.
KẾT LUẬN
Luận án đã đạt được những kết quả nghiên cứu sau:
1. Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận của khoa học sinh thái nhân văn, phục vụ cho công tác giảng dạy mơi trường, đồng thời chứng minh được vai trị quan trọng của sinh thái nhân văn trong đóng góp vào nghiên cứu, đánh giá và đề xuất giải pháp cho phát triển bền vững địa phương.
2. Tác giả đã đóng góp hồn thiện mơ hình cấp hệ sinh thái nhân văn quy mô nhỏ và mô tả các đặc trưng của hệ xã hội trong hệ sinh thái nhân văn, nhằm hỗ trợ cho việc ứng dụng lý thuyết sinh thái nhân văn vào nghiên cứu thực tiễn. Trên cơ sở lý thuyết quản lý tài nguyên sở hữu chung dựa vào cộng đồng, tác giả đề xuất tổ chức cụm đầm làm cấp hệ sinh thái nhân văn đơn vị, lấy lợi ích kinh tế chung của cụm làm công cụ liên kết và kiểm soát hoạt động của hệ.
3. Sử dụng phương pháp luận đánh giá thịnh vượng hệ thống (sử dụng các chỉ số thịnh vượng WI, EWI, HWI, ASI) để đánh giá tính bền vững của hoạt động ni tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, trong đó chỉ số thịnh vượng WI được thử nghiệm lần đầu tiên ở Việt Nam. Các kết quả đánh giá phát triển bền vững theo chỉ số thịnh vượng đều ở mức trung bình và mức độ đáp ứng phát triển bền vững của toàn huyện Nghĩa Hưng là thiếu hụt đúp. Áp lực tác động lên hệ thống tự nhiên thể hiện rõ trong sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn và suy giảm đa dạng sinh học của vùng. Chất lượng cuộc sống của cộng đồng nuôi tôm chưa được đảm bảo.
4. Nghiên cứu hệ sinh thái nhân văn theo 8 đặc tính nổi trội cho phép nhận diện những nguyên nhân quan trọng làm thất bại chương trình phát triển ni tơm sú của vùng là: Vai trò của thể chế nhà nước còn hạn chế, thể chế cộng đồng khơng hoạt động, cịn vai trò cá nhân là mờ nhạt, thiếu tự giác, nên các quy phạm pháp luật khơng được thực thi, quy trình kỹ thuật bị coi thường, môi trường vùng nuôi và đầm nuôi không được quan tâm bảo vệ, tổn thất kinh tế gây bất ổn và không bền vững hệ chưa được quan tâm điều tiết. Vai trò đối với nghề ni của tín
dụng ngân hàng chỉ xếp ở hàng thứ yếu, thua các yếu tố thị trường tự do như người cung giống đầu vào, thu mua lẻ cả về quy mô tác động và mức độ sâu sát. 5. Kết quả phân tích SWOT các mơ hình ni tơm cho thấy Nghĩa Hưng nên lựa
chọn mơ hình ni quảng canh cải tiến và phải có lộ trình thích hợp cho việc phát triển các mơ hình thâm canh và bán thâm canh. Tham vọng nóng vội phát triển các mơ hình thâm canh, bán thâm canh, trong khi chưa giải quyết được bài tốn về trình độ lao động, nguồn giống, nguồn vốn, kiểm sốt môi trường và rủi ro... chính là ngun nhân làm cho nghề ni tơm trong thời gian qua không thể phát triển hiệu quả được.
KIẾN NGHỊ
1. Để phục vụ phát triển bền vững nghề ni tơm sú nói riêng và ni thủy sản nói chung, địa phương cần tổ chức lại hệ sinh thái nhân văn, làm rõ vai trò điều hành chỉ đạo của thể chế nhà nước, tăng cường vai trò thể chế cộng đồng trong quản lý các yếu tố sinh thái, môi trường và sử dụng hợp lý hơn các tài nguyên xã hội của hệ thống, thay đổi nhận thức và hành động của các cá nhân theo nguyên tắc “tư duy toàn cầu, hành động địa phương”, tự giác và có trách nhiệm, có cơ sở khoa học.
2. Trong mục tiêu phát triển nghề nuôi, cần coi trọng nâng cao hiệu quả kinh tế đích thực, hạch tốn đầy đủ chi phí lợi ích mở rộng, đảm bảo cơ sở cho sự tăng trưởng ổn định, bền vững. Cần nghiên cứu đầy đủ hơn các đe dọa của biến đổi khí hậu tồn cầu để có mơ hình tổ chức an cư cho cộng đồng người ni thủy sản an tồn và có chất lượng hơn.
3. Kỹ thuật tính tốn chi phí lợi ích mở rộng cho hoạt động ni tơm sú cịn phải sử dụng một số kết quả nghiên cứu ngoại suy và còn thiếu một số giá trị, nên cần được tiếp tục nghiên cứu.
4. Cần có lộ trình bổ sung cơ sở dữ liệu thơng tin cịn thiếu để có thể áp dụng được chỉ số WI ở quy mô đầy đủ hơn.