Nghề ni thủy sản có ưu điểm là tạo nhiều việc làm Điều đó đúng hay sai?

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định và bảo vệ môi trường (Trang 122)

Số lao động nuôi thủy sản của địa phương năm 2001 có 2.000 người, năm 2004 tăng gấp hơn 2 lần, lên 4.713 người. Những con số gia tăng đột biến của diện tích và lao động ni thủy sản đã gây tâm lý ngộ nhận, rằng phát triển thủy sản là cứu cánh giúp giải quyết vấn đề việc làm. Theo kỳ vọng, mỗi hecta đầm nuôi công nghiệp sẽ tạo ra 3 chỗ làm việc, tính chun nghiệp của phương thức ni càng giảm thì nhu cầu lao động làm thuê càng thấp. Thực tế năm 2006 trong mơ hình ni quảng canh cải tiến 1 vụ tơm cua xen canh gối vụ, mỗi hecta đầm nuôi tạo ra 45 ngày lao động công nhật cải tạo đầm hoặc thu hoạch và 2 chỗ làm việc thường xuyên. Năm 2008 trong mơ hình ni cá bớp xen tơm, mỗi hecta đầm ni tạo ra 66 ngày lao động công nhật và 3 chỗ làm việc thường xuyên. Tiền công lao động thường xuyên năm 2006 là khoảng 0,9 - 1 triệu đồng/tháng, năm 2009 tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Bình quân diện tích đất một lao động nơng nghiệp ở Nghĩa Hưng đang sử dụng là rất thấp, từ 0,1 - 0,4 ha, còn trong thủy sản cao hơn, từ 0,43 - 3,1 ha (xem bảng 3.18). Như vậy là tại vùng chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm, không thể tạo ra chỗ làm việc mới, mà chỉ có thay đổi sinh kế và dư thừa lao động, cịn tại vùng mới khai hoang thì với cùng một diện tích đất thu được sẽ có nhiều người hơn có đất làm nếu cùng trồng lúa, và sẽ có ít người hơn có đất làm nếu quy hoạch ni thủy sản (tối thiểu có 3 lao động nơng nghiệp phải nhường ruộng của mình cho 1 người thứ tư làm thủy sản). Các chỉ số lao động thường xuyên bình qn một đơn vị, diện tích đất bình qn một đơn vị đến diện tích đất bình qn một lao động thường xun đều giảm mạnh từ quy mô doanh nghiệp xuống trang trại và xuống hộ. Đa phần các chủ hộ nuôi nhỏ tự làm việc trong đầm chứ không thuê lao động. Theo thống kê từ cuộc tổng điều tra nông thôn nông nghiệp năm 2006, tỷ lệ lao động thủy sản làm th nhận tiền cơng của tồn huyện Nghĩa Hưng là 7%, xã Nghĩa Phúc và thị trấn Rạng Đông là 4 - 5%.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định và bảo vệ môi trường (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)