Thể chế tự quản cộng đồng có lịch sử tồn tại lâu dài, gắn với hình thức quản lý bằng lệ tục, tại các cấp tổ chức xã hội thấp, như thơn, làng, phường hội, họ tộc…
Nó bao gồm các hương ước, lệ làng, tập qn, quy ước, thoả thuận, có vai trị ràng buộc các thành viên trong cộng đồng với nhau, ràng buộc trách nhiệm nghĩa vụ của từng cá nhân đối với cộng đồng và những thỏa thuận về quyền lợi mà các cá nhân, hộ gia đình được hưởng. Quy ước quản lý rừng cộng đồng, một hình thức của thể chế tự quản cộng đồng được nhà nước Việt Nam công nhận trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 và thông tư số 56 năm 1999 của Kiểm lâm Bộ nông nghiệp. Phong trào xây dựng quy ước đơn vị văn hóa cũng được thực hiện ở nhiều nơi… Cơ sở đảm bảo cho một cơ chế tự quản cộng đồng hiệu quả là vai trò cá nhân được tơn sùng bởi uy tín và các đặc quyền nhất định, đặc biệt là đặc quyền kinh tế [18, 37, 39, 43, 83, 88, 91].
Cư dân vùng lục địa lấn biển thường là người di cư từ nơi khác đến, trong đó có những người đặc biệt nghèo khó, nên có đặc điểm chung là cần cù, mạnh mẽ, nhạy bén và quyết liệt. Thời phải cùng chung tay đắp đê, khai hoang mở đất, giữa họ hình thành những gắn bó sâu sắc, cùng đồn kết hiệp lực chinh phục thiên nhiên, bởi mỗi người đều tìm thấy trong đó lợi ích mà mình chắc chắn được hưởng. Ngày nay việc khẩn hoang ở Nghĩa Hưng đã được chun mơn hóa, do các lực lượng đặc biệt thực hiện. Chủ đầm chỉ gặp nhau khi đã nhận đất ni, giữa họ khơng có các gắn kết do lịch sử để lại. Các tơn giáo tín ngưỡng… giờ cũng khơng có ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến sự phát triển nghề nuôi tôm.
Vùng ni khơng có điểm dân cư tập trung như trong nội đồng trồng lúa. Chủ đầm có thể định cư ngay tại đầm, hoặc chỉ dựng lán tạm hàng ngày ra trơng đầm, nên khơng có điều kiện gắn kết như cư dân làng trồng lúa. Các hoạt động bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ môi trường không tạo ra được loại tài sản chung nào cung cấp các lợi ích có thể phân chia được, nên không trở thành động lực thúc đẩy hành động chung. Do vậy thể chế cộng đồng khơng phát huy được vai trị, các chủ đầm ni hồn tồn tự do, khơng bị kiểm sốt, khơng bị bắt buộc phải chịu trách nhiệm trước những hậu quả mà hành vi của họ có thể gây ra. Việc định cư tại vùng bãi triều được khai thác non, gần nơi đầu sóng ngọn gió và xa vùng nội đồng đẩy người dân vào mối đe dọa lớn hơn trước tai biến thiên nhiên.
Quyết định số 142 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh đối với nuôi trồng thủy, hải sản quy định mức hỗ trợ từ 3 - 5 triệu đồng/ha khi thiệt hại hơn 70% và 1-3 triệu đồng/ha khi thiệt hại từ 30-70%, không hỗ trợ nếu thiệt hại dưới 30%. Để thực hiện bảo hiểm nơng nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 315 năm 2011 và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành thông tư số 47 năm 2011 về điều kiện và định mức bảo hiểm rủi ro do thiên tai dịch bệnh trong nuôi thủy sản. Điều kiện để được bảo hiểm là phải tuân thủ đầy đủ quy trình kỹ thuật canh tác, để đảm bảo không xảy ra rủi ro riêng cá nhân. Cần nhấn mạnh rằng không tn thủ quy trình kỹ thuật chính là điểm yếu của nghề nuôi tôm ở Nghĩa Hưng và là nguyên nhân làm chủ đầm tôm gặp nhiều rủi ro trong q trình ni, khiến năng suất thấp và bệnh dịch lan truyền. Trong vùng nuôi thủy sản, các chủ đầm đều biết những yếu tố nguy hại như chất thải, bệnh dịch từ đầm nhà mình sẽ được đưa vào các hành lang và vùng nước chung, từ đó lan truyền sang đầm ni khác. Họ được khuyến khích tự nguyện xây dựng ao xử lý, nhưng khơng có bất kỳ cơ chế bắt buộc nào từ phía chính quyền và cộng đồng. Do vậy người nuôi không tự nguyện thực hiện.
Để đảm bảo lợi ích của mình, bảo hiểm nơng nghiệp chủ trương bảo hiểm theo cụm đầm ni, với diện tích 10ha nếu ni thâm canh, bán thâm canh và 15ha nếu nuôi quảng canh cải tiến. Tuy nhiên, việc nhóm cơ học các chủ đầm vào với nhau làm đơn vị hạt nhân cho bảo hiểm rủi ro sẽ khơng hiệu quả, các chủ đầm rất khó kiểm soát nhau và thống nhất hành động theo quy trình kỹ thuật hướng dẫn.
Theo Elinor Ostrom (1990), cộng đồng có thể tự mình quản lý tài sản sở hữu chung của mình tốt hơn chỉ khi họ tin tưởng chắc chắn vào lợi ích được hưởng từ thành quả của việc quản lý đó. Từ đây chúng tơi rút ra kết luận: Sẽ là hữu ích nếu ghép các đầm nuôi đơn thành một cấp phân vị lớn hơn có thể quản lý theo cơ chế cộng đồng. Do vậy chúng tôi đề xuất tổ chức cụm đầm thành một đơn vị hữu cơ, gắn kết với nhau trên cơ sở những tài sản chung là ao xử lý nước vào, nước ra, chuyên gia kỹ thuật và phương tiện thiết bị kiểm soát chất lượng nước. Các đầm nuôi đơn không được nối trực tiếp với hệ thống cấp thoát nước chung, mà phải qua
một cống chung và phải chung nhau hệ thống ao xử lý nước vào ra, dùng các ao này làm tài nguyên chung để kiểm soát hệ thống. Các chủ đầm sẽ cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý nuôi tốt và giám sát lẫn nhau để đảm bảo thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Các chủ đầm cũng có thể chia sẻ cùng nhau một chuyên gia kỹ thuật và các phương tiện thiết bị kiểm sốt chất lượng nước. Lợi ích kinh tế và các trao đổi với bên ngồi sẽ chỉ thực hiện ở cấp cụm đầm, khơng thực hiện ở cấp đầm thấp hơn.
3.1.2.5 . Những vấn đề kinh tế và phát triển nuôi trồng thủy sản
Theo số liệu thống kê, huyện Nghĩa Hưng có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, trung bình thời kì năm 1998 - 2002 là 12,7%, năm 2004 là gần 18% trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chung toàn tỉnh là 7,5%. Sản lượng nơng nghiệp qui thóc của huyện trong 10 năm tăng gần gấp đôi. Thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ, theo xu hướng tăng dần tỷ trọng ngành thủy sản.