Phân tích chi phí lợi ích mở rộng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định và bảo vệ môi trường (Trang 57 - 59)

Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng được giới thiệu trong giáo trình “Kinh tế mơi trường” của Hồng Xn Cơ, 2005. Việc đưa chi phí ngoại ứng mơi trường vào bài tốn chi phí lợi ích được gọi là chi phí lợi ích mở rộng. Nguyên tắc chủ đạo khi thiết lập bài tốn chi phí lợi ích mở rộng là phải tính đủ tất cả các dịng thu chi thơ của mơ hình, yếu tố ngoại ứng, khấu hao vốn cố định và hiện giá vê cùng một thời điểm. Chỉ có như vậy thì mới có thể xác định chính xác mức độ lợi nhuận cả dự án và có quyết định đầu tư đúng đắn [3, 4, 5, 43, 44]. Nghiên cứu này thực hiện xây dựng bài toán với các thành phần của phép phân tích chi phí lợi ích mở rộng tính theo năm (xem hình 2.7).

Hiện nay trong tính tốn chi phí lợi ích mỗi vụ ni trong các mơ hình ni, nhà quản lý và người nuôi đều thường chỉ xét đến bài tốn chi phí lợi ích thơ, khơng tính đến lao động gia đình và chi phí cơ hội của vốn lưu động. Lợi nhuận thu được từ bài tốn chi phí lợi ích thơ thực chất chỉ là giá trị gia tăng thô, không phản ánh được hiệu quả kinh tế thực, mà còn thổi phồng giá trị lợi nhuận thực của mơ hình. Thu chi thuần được tính bằng tổng thu trừ tổng chi lưu động. Tổng thu có các thành phần quen thuộc là sản phẩm nuôi và tận thu, ngồi ra cịn tính đến khoản bảo hiểm chi trả khi mất mùa và những khoản chi khác như trợ cấp… Chi vốn lưu động bảo gồm những khoản chi quen thuộc như cải tạo ao nuôi, mua giống, thức ăn, hóa chất dụng cụ nhanh hỏng, trả công lao động, thuê đất, thuế, thủy lợi, an ninh và có một khoản chi mới là chi phí cơ hội của vốn lưu động, chi phí này có thể được tính bằng lãi suất vay ngân hàng [43]. Chi khấu hao tài sản cố định là khoản hạch toán kinh tế mà các dự án công nghiệp dịch vụ thường thực hiện, nhưng ở đây lại thường bị người ni bỏ qn, khơng đưa vào tính tốn. Hệ thống hạ tầng đầm ni chủ yếu là bờ đất hoặc có phủ lớp xi măng cát mỏng, nhà tạm cấp 4, với các máy móc như máy bơm, thiết bị đo lường… Chi vốn cố định được tính bằng khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao có số dư giảm dần, tham khảo thời gian sử dụng tối đa của các máy móc thiết bị, nhà cửa, cầu cống theo thơng tư của Bộ Tài chính số 203 năm 2009. Kết hợp với chu kỳ khoán đầm cho các hộ cá thể trước đây là 5 năm, ưu

tiên cho chủ cũ thầu lại, còn hiện nay thời gian giao đất là 10 năm, tác giả chọn thời gian khấu hao vốn cố định là 10 năm.

Hình 2.7. Sơ đồ cấu trúc cán cân chi phí lợi ích mở rộng của mơ hình ni tơm sú do tác giả xây dựng.

Phần chi mở rộng gồm bốn loại yếu tố mới so với bài toán chi phí lợi ích thuần đã mơ tả, gồm có chi cho tài ngun mơi trường, chi học nghề, chi bình ổn bảo hiểm và chi khấu hao đầu tư hạ tầng của xã hội. Bốn loại chi phí tài nguyên môi trường cần xem xét bao gồm: 1- Chi ngoại ứng môi trường do các tác động bất lợi lên hệ thống bên ngồi đầm tơm, với yếu tố được xét là tác động gây mặn hóa nước làm mất mùa lúa. 2- Chi xử lý trầm tích đáy đầm phát sinh khi nạo vét cải tạo đầm sau vụ nuôi . 3- Chi dịch vụ môi trường của rừng ngập mặn, với các dịch vụ chính là bảo vệ đê, lọc nước, bẫy trầm tích tạo bãi bồi mới… 4- Chi phí cơ hội của đất vốn là rừng ngập mặn bị chuyển thành ao tôm, tức là giá trị kinh tế của rừng ngập mặn đã bị hy sinh để đánh đổi lấy lợi ích kinh tế theo phương án hiện sử dụng. Phạm Bình Quyền, 2003, đã tính chi phí cơ hội của đất lúa chuyển sang nuôi tôm là 10,3 triệu đồng/ha/năm 2003. Trong việc xác định giá trị kinh tế của rừng ngập mặn, chúng tôi áp dụng một tiếp cận mới của Ngân hàng thế giới, được Vũ Xuân Nguyệt Hồng, 2008, áp dụng lần đầu ở Việt Nam, đó là coi trong phần sinh lời từ một hoạt động kinh tế khai thác rừng ngập mặn, chỉ có một phần là lợi ích rừng sinh ra, phần cịn lại là lợi ích của những đầu vào khác, như lao động, phương tiện… Ngoại ứng

môi trường là những tác động có hại mà hoạt động nuôi tôm gây ra cho các hệ thống lân cận. Theo Phạm Bình Quyền, 2003, trong quá trình chuyển đổi đất lúa sang tôm ở nông trường Rạng Đông năm 2003, một số hộ đã bị thất thu năng suất lúa khoảng 40%, nên đã được xét miễn nộp sản. Hiện dự án chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi tôm tại Nam Điền không triển khai được các hộ trồng lúa sợ chuyển đổi sang ni tơm sẽ nghèo khó, dẫn đến tình trạng đất lúa nằm gần kênh dẫn nước mặn, và vì lo ngại bị nhiễm mặn, các chủ ruộng lúa đã không cho dẫn nước mặn vào kênh, khiến cho việc nuôi tơm tại 37ha đã chuyển đổi gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc cụ thể hóa tất cả những thiệt hại này là khó. Mặt khác, nếu xét trong vùng đã hồn tồn chun canh ni tơm, thì xung đột lợi ích giữa người ni tơm và người trồng lúa sẽ khơng cịn. Chi phí lợi ích thơ được tính bằng tổng thu trừ chi thường xuyên, chi phí lợi ích thuần bằng chi phí lợi ích thơ trừ khấu hao vốn cố định và chi phí lợi ích mở rộng bằng chi phí lợi ích thuần trừ chi phí mở rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định và bảo vệ môi trường (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)