Xác định giá trị của rừng ngập mặn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định và bảo vệ môi trường (Trang 125 - 133)

3) Coi thường tri thức là trở ngại lớn cho phát triển nuôi tôm bền vững.

3.1.5.1. Xác định giá trị của rừng ngập mặn

Nghị định số 28 năm 2007 của Chính phủ đã quy định các phương pháp xác định giá rừng, gồm phương pháp thu nhập, phương pháp chi phí và phương pháp so sánh. Giá rừng tính tốn được quy về cùng thời điểm tính năm 2006 theo lãi suất trung bình tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại là 12%/năm.

Theo Phan Nguyên Hồng, 1990, 2007, Nguyễn Hồng Trí, 1999, 2006, Vũ Tấn Phương, 2003, Lê Diên Dực, 2004, Lê Xuân Tuấn, 2007, Trần Huy Cương, Nguyễn Chu Hồi, 2007, Đinh Đức Trường, 2009, Vũ Thục Hiền, 2007, 2008, Cục Bảo vệ môi trường, rừng ngập mặn là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, có nhiều giá trị kinh tế môi trường như: cung cấp tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ chống xói lở bờ biển, mở rộng đất liền... Giá trị của rừng ngập mặn thường được mơ tả thơng qua diện tích, giá trị đa dạng sinh học, giá trị dịch vụ sinh thái, giá trị kinh tế và được chia thành hai loại là giá trị hàng hóa thị trường và giá trị dịch vụ phi thị trường (xem hình 3.7). Các giá trị thị trường (trực tiếp) là giá hàng hóa mua bán được, như gỗ củi, mật ong rừng, sinh vật mị móc đánh bắt được, cây thuốc, hóa chất từ cây rừng… Giá trị phi thị trường (gián tiếp), khơng phải là hàng hóa mua bán được trên thị trường, như giá trị cảnh quan, du lịch sinh thái, giá trị nuôi dưỡng sự sống cho một phần vịng đời của các lồi sống ngồi khơi, giá trị hấp thụ cacbon tạo chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính, giá trị bảo vệ đê điều, giá trị lọc nước làm sạch môi trường, giá trị tồn tại và giá trị di sản. Giá trị phi thị trường được đánh giá gần đúng bằng các phương pháp như chi phí thay thế, chi phí ngăn ngừa, sự sẵn lòng chi trả hoặc chấp nhận, kế thừa ngoại suy có tính đến yếu tố tương tự địa lý… Giá trị di sản, còn được hiểu là giá trị tiềm năng tương lai, được tính bằng giá sẵn lòng chi trả (hoặc chấp nhận) để bảo tồn rừng vì lợi ích của tương lai. Giá trị tồn tại là loại giá trị nội tại của đa dạng sinh học và hàng hóa mơi trường khơng liên quan đến trực tiếp đến con người, có thể tính trực tiếp từ giá trị sinh thái của rừng hoặc giá sẵn lòng chi trả hay chấp nhận của cộng đồng để bảo tồn rừng.

Hình 3.7. Sơ đồ mô tả các giá trị của rừng ngập mặn

Giá trị phi thị trường gồm dòng cố định cacbon [65, 76], giá trị bảo vệ đê, giá trị du lịch, giá trị di sản và giá trị tồn tại được kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Đinh Đức Trường, 2009, cho rừng ngập mặn tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Cơ sở cho việc kế thừa là do hai khu vực rừng có những đặc điểm điều kiện tự nhiên và tác động nhân sinh đến rừng tương tự nhau. 1- Chúng đều nằm trong vùng châu thổ cửa sông Hồng, các rừng ngập mặn này đều thuộc vào loại rừng ngập mặn loại II theo cấp phân loại của Phan Nguyên Hồng, 1990. 2- Đều được tạo ra trong chương trình trồng rừng nhân sinh trong những năm gần đây. Từ năm 1997 đến năm 2005, chương trình trồng rừng ngập mặn phòng ngừa thảm họa do Hội chữ thập đỏ Đan Mạch tài trợ đã thực hiện trồng mới trang được 591,3ha ở Nghĩa Hưng và 1.770,9ha ở Giao Thủy, trồng xen bần được 94,4ha ở Nghĩa Hưng và 699,7ha ở Giao Thủy, trồng xen đước được 891,1ha ở Nghĩa Hưng và 1.720,1ha ở Giao Thủy trồng cải tạo đước được 266,3 ha ở Nghĩa Hưng. Do sự tương đồng này tác giả đã ngoại suy một số giá trị sinh thái từ rừng ngập mặn Xuân Thủy sang Nghĩa Hưng.

Giá trị thị trường của rừng ngập mặn, gồm có nguồn lợi mật ong, nguồn lợi từ khai thác thủ cơng mị móc, cào, bắt, đăng đáy, nguồn lợi củi đốt, được ước tính dựa trên các điều tra đánh giá nhanh ở Nghĩa Hưng năm 2006, 2007. Vùng cây ngập mặn huyện Nghĩa Hưng phân bố chủ yếu ven đê biển và bãi triều bán ngập cao 0,7 - 0,9m ngồi đê Nam Điền phía cửa sơng Đáy, diện tích năm 2006 cịn 1.691 ha.

Để định giá chính xác lợi ich kinh tế rừng ngập mặn đem lại, chúng tôi sử dụng một tiếp cận lượng giá tài nguyên mới của Ngân hàng thế giới. Phương pháp này đã được Vũ Xuân Nguyệt Hồng và cộng sự, 2008 áp dụng trong báo cáo “Hạch tốn giá trị tài sản của Việt Nam: Vai trị của tài nguyên thiên nhiên”. Trong kinh tế học mới, mọi nguồn nguyên liệu đầu vào của hệ thống sản xuất đều tạo ra một loại lợi nhuận đặc biệt gọi là tơ kinh tế. Điều đó có nghĩa là giá trị thị trường của hàng hóa khai thác được từ tài nguyên rừng được tạo ra khơng chỉ bởi rừng mà cịn bởi các đầu vào ban đầu khác như lao động, máy móc, thị trường… Chỉ có một tỷ lệ nhất định trong giá trị thị trường của hàng hóa là được sinh ra bởi tài nguyên và được gọi là “tô tài nguyên hay tô kinh tế”. Đối với tài nguyên rừng nói chung, Ngân hàng thế giới đề xuất sử dụng hệ số tô kinh tế nguồn lợi từ rừng bằng 0,5, nghĩa là trong tổng giá trị hàng hóa thị trường mà rừng ngập mặn cung cấp thì một nửa là sản phẩm đích thực của rừng, phần cịn lại thuộc về các nguồn đầu vào khác, như lao động, vốn tài chính, cơng nghệ... Do vậy, kết quả tính tốn có tính đến hệ số tô tài nguyên sẽ cho kết quả lượng giá tài nguyên rừng thấp hơn đáng kể so với các kết quả tính tốn khơng áp dụng tiếp cận này.

Bảo hiểm nông nghiệp hiện mới được quy định theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 315 năm 2011 và Thơng tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn số 47 năm 2011, nhưng mức phí bảo hiểm thì cịn đang được các nhà quản lý xem nghiên cứu. Lịch sử áp dụng bảo hiểm nơng nghiệp ở Việt Nam cịn rất nghèo nàn, với hai cơng ty thí điểm trong vài năm. Mức phí bảo hiểm do cơng ty Groupama thí điểm thu tại đồng bằng sông Cửu Long là 1 - 2% doanh thu. Khó khăn lớn nhất trong hoạt động bảo hiểm là người nuôi tôm thiếu trung thực khi khai báo thiệt hại và cơ quan bảo hiểm thiếu khả năng giám sát việc thực thi kỹ thuật nuôi, một trong những điều kiện cần thiết để được chi trả bảo hiểm. Các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm nông nghiệp theo quyết định số 315 năm 2011 của Chính Phủ mong muốn đạt được mức phí bảo hiểm là 2 - 3% doanh thu của hoạt động được bảo hiểm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng kịch bản phí mua bảo hiểm bằng 2% doanh thu nghề ni để tính tốn.

Do bảo hiểm chỉ chi trả khi thất thu sản lượng >30%, nên chúng tôi đề xuất một giải pháp bình ổn thu nhập, bằng cách sử dụng phí bình ổn là phần tiền khấu trừ từ doanh thu trong năm được mùa để bù bổ sung cho năm bị sụt giảm năng suất. Đây thực chất là giải pháp để doanh thu và lợi nhuận không bị thổi phồng, đảm bảo doanh thu luôn ổn định trong một chu kỳ dao động bất ổn năng suất, mà trong nuôi tôm sú đề xuất là 5 năm. Khoản tiền này về nguyên tắc giống như tài khoản bình ổn thu nhập thuần trong chương trình bảo hiểm nơng nghiệp của Canada, theo đó nơng dân được khuyến khích gửi vào tài khoản bình ổn thu nhập khoản tiền bằng 3-23% doanh thu. Khi tham gia gửi tiền bình ổn, nơng dân được Chính phủ tài trợ một khoản bằng 3% doanh thu, và toàn bộ số tiền bằng 26% doanh thu này sẽ được gửi tiết kiệm hưởng lãi suất ưu đãi cao hơn 3% so với lãi suất phổ biến của thị trường. Khi thu nhập năm thấp hơn trung bình 5 năm liên tiếp người tham gia chương trình bình ổn sẽ được rút tiền ra để chi tiêu. Trong nghiên cứu này, chúng tơi đề xuất một mức khấu trừ bình ổn bằng 6% doanh thu hàng năm trong những năm được mùa, vì nếu dùng tiền khấu trừ này gửi tiết kiệm liên tục trong bốn năm theo lãi suất thông thường sẽ tạo ra tổng giá trị bằng 50% doanh thu trung bình một năm.

Ước tính giá trị rừng ngập mặn từ ni ong

Ni ong hộ gia đình tại chỗ cho mật chất lượng tốt, giá năm 2006 khoảng 70.000 đồng/lít, nhưng tại Nghĩa Hưng có rất ít hộ tham gia nuôi và chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình, hầu như khơng có sản phẩm thương mại. Dân Nghĩa Hưng không nuôi ong chuyên nghiệp quy mơ lớn vì đây là nghề du mục vất vả. Rừng ngập mặn chỉ cho hoa làm mật một vụ. Các chủ nuôi ong, mỗi năm phải mang đàn đi xa 2 - 3 chuyến, một chuyến đến rừng ngập mặn khai thác hoa sú vẹt, một chuyến đến Tây Nguyên khai thác phấn hoa và một chuyến đi Mộc Châu vào mùa xuân để dưỡng đàn. Trong suốt quá trình du mục họ phải sống tạm bợ trong lều bạt (ảnh phụ lục). Tại Nghĩa Hưng, vào mùa hoa sú vẹt thì các chủ ong chở đàn từ nơi khác đến, đặt dọc các đoạn đê biển gần rừng ngập mặn nhất. Người ni ong khơng phải đóng góp khoản chính thức nào cho địa phương. Mật thu được có xe đến gom tại chỗ, khơng phải mang đi xa. Mật được khai thác rất non, chỉ khoảng 7 - 10 ngày nắng

liên tục là quay mật một lần, gặp một ngày mưa xen vào coi như mất mật, vì khi đàn ong ở tổ cả ngày, chúng sẽ sử dụng hết số mật đã dành dụm được, nên lại phải bắt đầu tính ngày làm mật từ đầu. Mật khai thác ít được sử dụng tại địa phương, chỉ có một số ít hộ dùng làm nước uống giải khát mùa hè chứ khơng tích trữ lâu. Theo điều tra năm 2006, 2007 nuôi ong du mục tạo ra được khoảng 20 tấn mật loãng, suy ra khả năng sinh mật ong của rừng ngập mặn là 1,2 kg/ha, giá bán tại nơi sản xuất là 25.000 đồng/kg, thì doanh thu của rừng từ mật ong là 30.000 đồng/ha. Sử dụng hệ số tô kinh tế nguồn lợi từ chăn ni bằng 0,5, tính được giá trị lợi ích kinh tế thuần từ mật ong của rừng ngập mặn Nghĩa Hưng là 15.000 đồng/ha.

Ước tính giá trị lợi ích kinh tế từ gỗ củi

Cây rừng ngập mặn trong khu vực được trồng với mật độ dày, trên vùng đất mới và liên tục mở ra biển, nên kích cỡ khơng lớn, ít có giá trị làm gỗ, chủ yếu phù hợp làm củi. Theo niên giám thống kê năm 2006, tỉnh Nam Định khai thác củi đạt sản lượng 9.500 m3/năm, đơn giá 0,15 triệu đồng/m3

. Dân số huyện Nghĩa Hưng gần bằng 1/10 dân số tồn tỉnh, từ đó ước tính mức tiêu thụ củi trung bình của huyện là gần 1000 m3/năm. Theo số liệu tổng điều tra nông lâm thủy sản năm 2006, trung bình tỷ lệ hộ dùng củi toàn huyện Nghĩa Hưng là 9,9%, hầu hết các xã ven biển có tỷ lệ hộ dùng củi cao hơn hẳn, như Nam Điền là 34,7%. Luật hiện hành không cho phép khai thác củi từ rừng ngập mặn, kiểm lâm và bộ đội biên phịng kiểm sốt rất chặt. Để ước tính lượng củi được phép khai thác từ rừng ngập mặn, chúng tôi sử dụng nguồn thông tin của Tateda (2005) (trích dẫn theo Đinh Đức Trường (2009)), theo đó rừng trang và sú ở Xuân Thủy có sinh khối trung bình khoảng 6 tấn/ha (tức 6m3

/ha). Thông tư của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 87 năm 2009 cho phép khai thác 20% trữ lượng rừng đặc dụng tự nhiên làm gỗ củi. Đối với rừng ngập mặn phịng hộ ở Nghĩa Hưng chúng tơi đề xuất kịch bản mức khai thác hạn chế hơn, bằng 10% sinh khối rừng, tức 0,6m3/ha/năm, đạt giá trị tiền tệ là 90.000 đồng/ha. Ước tính theo cách này cũng thu được kết quả là sản lượng củi đạt khoảng 1000 m3/năm như cách ước tính trên. Lấy hệ số tơ kinh tế của rừng bằng 0,5 thì lợi ích củi đun của rừng ngập mặn là 45 000 đồng/ha.

Ước tính giá trị khai thác thủ cơng

Khai thác bãi triều và rừng ngập mặn bằng phương pháp thủ cơng như móc, cào, lặn mò, bắt, đăng đáy... là sinh kế lâu đời và thường xuyên của người dân nghèo vùng ven biển. Hoạt động đăng đáy... sử dụng thuyền máy để thu hoạch và chuyên chở, nên hiện sản phẩm khai thác được tính gộp vào khai thác ven bờ bằng thuyền nhỏ và lưới. Điều tra cho thấy, những năm gần đây trung bình mỗi ngày có khoảng 300 lượt người khai thác thủ công trên vùng triều, thời gian khai thác là 25 ngày/tháng trong 10 tháng. Số ngày khai thác trong tháng và số tháng khai thác trong năm nhiều hơn so với trước đây, do nhu cầu khai thác phục vụ thức ăn chăn nuôi thủy sản. Thành phần sinh vật khai thác đa dạng, vừa làm thực phẩm, vừa cung cấp cho nuôi tôm, cua (đặc biệt là dắt). Một số trẻ nam có thể lặn bắt hàu, nhất là trong kỳ nghỉ hè. Thu nhập trung bình từ hoạt động này là 40.000 đồng/người/ngày, suy ra giá trị khai thác từ bãi triều là 2,4 tỷ đồng/năm. Giả định một nửa nguồn lợi này là từ rừng ngập mặn và địa tơ rừng có hệ số là 0,5, tính được nguồn lợi khai thác nhặt lượm do rừng ngập mặn sinh ra là 382.460 đồng/ha.

Giá trị hấp thu khí nhà kính

Rừng ngập mặn khu vực mới được trồng sau năm 1990, và hiện bị cấm khai thác, nên về nguyên tắc, cacbon chúng hấp thụ được được phép sử dụng trên thị trường buôn bán giảm phát thải. Việt Nam đã có một số dự án bán chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính trong nơng nghiệp được thực hiện thành cơng [76]. Giá bán chứng chỉ giảm phát thải trên thị trường thế giới dao động khá rộng, tuy nhiên, phần chi phí cho lập hồ sơ và giám sát giảm phát thải là khá cao nên giá thực nhận hiện còn khá khiêm tốn. Theo Đinh Đức Trường, 2009, mỗi tấn CO2 giảm phát thải bán được hiện Việt Nam chỉ thực nhận được trung bình khoảng 5 đơ la Mỹ. Trên địa bàn nghiên cứu chưa có cơng bố nào về dịng các bon trong hệ sinh thái, nên chúng tôi đã kế thừa không hiệu chỉnh số liệu tính tốn dịng cac bon của rừng ngập mặn Xuân Thủy để tính cho Nghĩa Hưng. Theo Tateda, 2005 (trích dẫn theo Đinh Đức Trường, 2009), trung bình dịng hấp thụ cacbon tại rừng ngập mặn vườn quốc gia Xuân Thủy là 9,2 tấn CO2/ha/năm, do đó lượng khí nhà kính rừng ngập mặn hấp

thu được có giá là 760.000 đồng/ha. Hệ số tơ đất rừng là 0,5, suy ra giá trị dịch vụ hấp thụ cacbon của rừng ngập mặn sẽ là 380.000 đồng/ha. Trong giá dịch vụ hấp thụ cacbon của rừng ngập mặn chưa trừ đi phần sản lượng bị khai thác làm củi, mà về nguyên lý không thể sinh ra lợi ích giảm phát thải cacbon. So hai lợi ích với nhau, có thể thấy việc bán chứng chỉ giảm phát thải CO2 cho lợi nhuận cao gấp hơn hai lần để bán củi, do vậy khi tính lợi ích chung từ rừng ngập mặn phải bỏ qua lợi ích từ củi.

Giá trị bảo vệ đê

Rừng ngập mặn có vai trị như tấm đệm giảm sóng, tác dụng bảo vệ đê biển hiệu quả khi chiều rộng dải chắn sóng đạt trên 0,5 - 1,5 km (Đỗ Minh Đức, 2007). Giá trị bảo vệ đê của rừng ngập mặn có thể được xác định bằng phương pháp chi phí thiệt hại tránh được, trên cơ sở thống kê chi phí tu bổ bảo dưỡng thường xuyên cho vùng đê có rừng ngập mặn và khơng có rừng ngập mặn bảo vệ. Tuy nhiên đê biển xã Nghĩa Phúc bị vỡ trong cơn bão số 7 năm 2005 là do nó vừa khơng được rừng ngập mặn bảo vệ, vừa nằm trong vùng thiếu hụt bồi tích và đang bị xói lở mạnh. Nhưng đây lại là vùng không khả thi cho trồng rừng ngập mặn, nên việc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định và bảo vệ môi trường (Trang 125 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)