Đặc điểm dân cư và lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định và bảo vệ môi trường (Trang 81 - 84)

c. Tài nguyên đất

3.1.3.1. Đặc điểm dân cư và lao động

Dân số huyện Nghĩa Hưng nhìn chung trẻ, biến động cơ học mạnh. Năm 2006 dân số là 203.108 người, với hơn 92% cư trú ở nông thôn, tỷ trọng hộ nông nghiệp là 74%, thủy sản là 2,2%. Thị trấn Rạng Đơng năm 1992 có khoảng 2.000 người, năm 2007 tăng lên 9.645 người, đến từ 30 miền quê khác nhau, mật độ 643 người/km2

. Chất lượng cuộc sống của người dân khá tốt và được cải thiện rõ rệt. Bình quân lương

thực năm 2006 đạt 716 kg/người. Nước dùng cho sinh hoạt chủ yếu là nguồn nước giếng khoan (94% hộ dân) và chỉ có 0,3% hộ dân sử dụng nước ao hồ, sông. Đa phần dân cư có sử dụng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, trừ 0,5% hộ khơng có nhà tiêu. Hệ thống trường từ nhà trẻ, mẫu giáo, đến trung học cơ sở được xây dựng đến cấp xã và hầu hết thuộc loại kiên cố. Tỷ lệ nhập học phổ thông trung học theo độ tuổi khoảng 75%. Nhà ở tốt, trung bình 46m2/hộ. Tỷ lệ nhà kiên cố là 27%, bán kiên cố là 67%.

Hệ thống điện, đường bê tơng, trạm y tế kiên cố hóa 100% đến xã, trên 60% đến cấp liên thôn. Mạng lưới giao thông thuỷ bộ phát triển, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hấp dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Tỉnh lộ 490 trải nhựa chạy dọc huyện và có xe bt cơng cộng đến thành phố Nam Định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng, đặc biệt là trong việc mua sắm, khám chữa bệnh… Hệ thống đường giao thông thuận lợi, phương tiện đi lại vận tải hàng hố dễ dàng. Mặt đê biển có đường rộng, ơ tơ nhỏ và xe công nông đi được. Cảng Hải Thịnh xây dựng xong giai đoạn 1, công suất xếp dỡ hàng hoá 3 vạn tấn/năm.

Các xã đều có điểm bưu điện văn hóa và có hệ thống loa truyền thanh đến thơn, 20/23 xã có chợ, 17% số hộ có máy điện thoại cố định. Số hộ dùng điện đạt 99,97%. Có 48% số hộ có xe máy, 84% số hộ có tivi, 14,85% số hộ có điện thoại cố định, 4,73% số hộ có điện thoại di động; 5,8% số hộ có tủ lạnh; 98,5 số hộ có quạt máy, tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền là tương đối như nhau giữa các xã trong huyện. Tỷ lệ hộ dùng ga là 12,8%, dùng điện 2,5%, dùng than là 12,3%, dùng củi là 9,9%, còn lại 62,5% hộ sử dụng chất đốt khác, chủ yếu là phụ phẩm nông nghiệp. Ngày càng có nhiều người hơn chuyển sang dùng ga. Các xã gần rừng ngập mặn có tỷ lệ hộ nấu ăn bằng củi cao, như Nghĩa Hùng 28%, Nghĩa Lâm 30%, Nghĩa Thành 64%, Nam Điền 35%; Xã Nghĩa Phúc chun làm muối, khơng có phụ phẩm nơng nghiệp, có tỷ lệ hộ dùng củi lên đến 74%. Và đang tồn tại một nghịch lý là nếu cho khai thác củi thì sợ khơng bảo vệ được rừng ngập mặn, cịn cấm hồn tồn thì bất khả kháng, hiện những người bị kiểm lâm bắt vì khai thác trộm củi cũng chỉ bị phạt cảnh cáo, năm 2006 bắt được 10 vụ vi phạm.

Nghề tiểu thủ công nghiệp trong khu vực không phát triển. Hai nghề lâu năm là nuôi tằm và dệt chiếu ở nơng trường Rạng Đơng thì đều đang tàn. Diện tích trồng dâu cịn 20ha và trồng cói cịn 30ha. Tằm chỉ nuôi để bán kén chứ không quay tơ. Các nghề phụ khác, như khâu nón, đan cói… rất ít người làm. Ngun nhân, theo người dân địa phương là do đầu ra không thuận lợi, tiền công không cao và không được nhận ngay. Hầu hết thời gian nơng nhàn người dân thích đi khai thác bãi triều hoặc làm thuê cho chủ đầm, vừa tự do vừa có thu nhập ngay. Đã xuất hiện hình thức chợ lao động, với một vài phụ nữ lớn tuổi ngồi chờ việc ở các đầu mối đường dẫn ra vùng ni.

Tuy vẫn cịn có người thiếu việc làm, và đời sống chưa cao, nhưng chỉ có ít người dân có nhu cầu làm thêm nghề mới. Theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi trên 100 người, chỉ có 36% người được hỏi muốn làm thêm nghề phụ mới.

Kết quả đánh giá nhanh hệ thống cho thấy người dân trong vùng có biểu hiện tự hài lịng với các vấn đề về việc làm và chất lượng cuộc sống đang có. Các hộ gia đình đều được cấp đất vườn, có thể trồng cây ăn quả, rau màu để tăng thu nhập, an ninh lương thực được đảm bảo đối với các hộ trồng lúa. Cơng nhân nơng trường có định mức ruộng khốn cao hơn nơng dân, được đóng bảo hiểm và hưởng chế độ lương hưu, nên đời sống của họ cũng ổn định hơn. Từ sau khi có khốn đầm ni thủy sản, di cư ngoại tỉnh chỉ còn tồn tại nhỏ lẻ, tự phát, chủ yếu là trong các hộ làm muối.

Động lực tiến ra biển của cộng đồng thay đổi theo thời gian. Trước kia con người tiến ra biển khai hoang lập ấp do áp lực tăng dân số và nhu cầu tự đảm bảo an ninh lương thực, từ những năm 1990 đến nay, con người tiến ra biển để sản xuất hàng hóa và làm giàu. Thành phần, đặc điểm dân cư vùng đất mới cũng thay đổi, không ổn định và kém gắn kết.

Chủ đầm thuộc nhiều loại như sau: 1- Là nông dân định cư ổn định tại các xã trong đồng, có đất trồng lúa, ni thủy sản là nghề phụ, đầm ni có nguồn gốc tự khai hoang hoặc đấu thầu, tại đầm chỉ có chịi canh để sống tạm. Đây là mơ hình kinh tế hộ an tồn theo quan điểm của Phạm Bình Quyền, 2003, tuy nhiên tâm lý nghề phụ cản trở việc chun mơn hóa và nâng cao trình độ nghề ni thủy sản. 2- Là đối tượng bị cưỡng bức gia nhập nghề ni vì có đất lúa trong vùng dự án chuyển đổi

sang ni tơm. Đây là mơ hình kinh tế hộ có nguy cơ rủi ro cao, do ruộng giao để trồng lúa thường có diện tích nhỏ, nơng dân ni tơm khi trình độ hạn chế sẽ khơng dễ dàng thu được lợi nhuận từ ni tơm, nếu bị mất tồn bộ đất lúa, họ sẽ khơng có khả năng đảm bảo an ninh lương thực. 3- Là người di cư, đã trả lại, bán hoặc cho thuê nơi ở cũ để có tiền đấu thầu đất đầm, là người chủ động làm nghề, chủ động nhận thầu diện tích theo khả năng tài chính và tri thức, nên có diện tích đầm đủ lớn để thực hiện ni theo quy trình tiên tiến và cư trú ngay tại đầm.

Việc tổ chức cho dân định cư rải rác trong vùng đầm nuôi gây bất lợi cho quản lý chất thải sinh hoạt và nguy hiểm cho người dân. Vùng biển khẩn hoang để nuôi tôm hiện nay khác nhiều so với vùng biển khẩn hoang để trồng lúa, nó tiến xa ra biển, nên sẽ gây áp lực cho việc xây dựng, sửa chữa và đáp ứng cơ sở hạ tầng, đồng thời làm gia tăng nguy cơ rủi ro do hiện tượng thời tiết cực đoan, tai biến môi trường, nhất là khi mối đe dọa của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang ngày một rõ nét. Những điểm dân cư mới hình thành phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến chất lượng cuộc sống, như tiện nghi sinh hoạt, dịch vụ điện, đường, trường trạm, nước sạch và vệ sinh môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định và bảo vệ môi trường (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)