Đánh giá tính tự trị của hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định và bảo vệ môi trường (Trang 113 - 115)

b) Các mơ hình ni tơm sú

3.1.4.4. Đánh giá tính tự trị của hệ thống

Tính tự trị, tức khả năng tồn tại độc lập, khơng phụ thuộc vào bên ngồi, của hệ sinh thái nhân văn vùng nuôi tôm ven biển Nghĩa Hưng không cao, do phụ thuộc mạnh vào nguồn nước, nguồn giống, nguồn thức ăn, hóa chất... từ bên ngồi.

Nguồn vốn nhàn rỗi trong dân là hạn chế. Khó đáp ứng nhu cầu đầu tư ban đầu cho nuôi thủy sản. Theo tổng điều tra nông thôn nông nghiệp năm 2006, tổng tích lũy của hộ nơng thơn rất thấp (xem bảng 3.14), trung bình tồn huyện Nghĩa Hưng là 5,5 triệu đồng/hộ, ở xã Nam Điền là 2,7 triệu đồng/hộ. Mức tích lũy bình qn của hộ nơng nghiệp là 4 triệu đồng, hộ thủy sản là 2,2 triệu đồng. Vốn đầu tư trung bình tại xã Nam Điền là 26,6 triệu đồng/hộ, tại huyện Nghĩa Hưng là 22,2 triệu đồng/hộ, trong đó nguồn của chủ hộ chiếm gần 60%, vốn vay ngân hàng, tổ chức tín dụng chiếm 37 %. Do vậy muốn ni tôm phải vay vốn, nhưng vốn hỗ trợ từ nguồn tín dụng nhà nước hạn chế. Những năm đầu 2000 mỗi chủ đầm nuôi quảng canh cải tiến được vay tối đa 10 triệu đồng với lãi suất 1,2%/năm.

Bảng 3.14: Tích luỹ của hộ nơng thơn huyện Nghĩa Hưng tại thời điểm 01/7/2006

Tổng tích lũy hộ

(triệu đồng)

Tích luỹ tiền mặt, tiền gửi, cho vay, ngoại tệ,

vàng, bạc, đá quý Tích luỹ hiện vật triệu đồng /hộ (%) triệu đồng /hộ (%)

Huyện Nghĩa Hưng 5,526 4,032 76 1,494 24

Xã Nam Điền 2,731 2,198 88 533 12

(Nguồn: Tổng cục thống kê, tổng điều tra 2006)

Từ sau năm 2005, cơ hội vay vốn từ ngân hàng tín dụng nhà nước giảm mạnh, do nhiều hộ vay trước đó khơng trả được nợ đúng hạn. Năm 2006 tỷ lệ hộ được vay theo chương trình dự án ở Nghĩa Hưng đạt 15%, ở xã Nam Điền đạt 27% (bảng 3.15). Tổng số hộ được vay vốn ở Nghĩa Hưng là 29,6%, mức vay trung bình là 5,71 triệu đồng/hộ, nhưng vay sản xuất nông lâm thủy sản chỉ đạt 2,9 triệu đồng/hộ. Mức cho vay bình quân hộ lớn nhất là từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 4,9 triệu đồng (chiếm 85,73%), từ Ngân hàng chính sách xã hội là 0,73 triệu đồng (chiếm 12,75%), từ Quỹ hỗ trợ việc làm là 0,09 triệu đồng (chiếm 1,53%), còn lại là vay theo hình thức tín chấp trung bình 0,42 triệu đồng. Cơ cấu vay vốn thời hạn từ 12 -36 tháng là 91,6%, trên 36 tháng là 7,4%, còn lại là dưới 1 năm. Rõ ràng quy mơ vốn vay sản xuất cịn q nhỏ, chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong nhu cầu của các nhà đầu tư.

Bảng 3.15: Kết quả thực hiện chính sách xã hội ở huyện Nghĩa Hưng năm 2006 Tổng số (Hộ) Hộ được vay năm 2005 Hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tính đến 01/7/2006 Hộ được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp tính đến 01/7/2006 (hộ) (%) (hộ) (%) (hộ) (%) Huyện Nghĩa Hưng 46.581 7.128 15 33.263 71 45.191 97

Xã Nam Điền 1.483 402 27 1.040 70 1.345 91

(Nguồn: Tổng cục thống kê, tổng điều tra 2006)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định và bảo vệ môi trường (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)