Nhật ký Phan Phú
Trong kháng chiến chống Pháp, ở Việt Bắc, tôi giữ được quyển nhật ký của đại đội trưởng Phan Phú. Khơng nhớ ai đưa cho. Có những bạn đọc thật quý, hay trò chuyện và gửi tài liệu, tin cậy người viết. Nhưng cũng không phải chữ Phan Phú ghi nhật ký ấy. Mà của một người chép lại. Tôi đã sao lại tập nhật ký Phan Phú ra một bản khác.
Rồi sau, quyển nhật ký chép lại của Phan Phú tôi để lán cơ quan ở Thượng Yên (Tuyên Quang) mối cũng xông mất… Đến cả bản nhật ký tôi chép cũng tờ cịn tờ mất khơng đủ.
Dưới đây là nguyên văn những tờ còn lại.
Phan Phú là một đại đội trưởng dũng cảm, nổi tiếng mặt trận biên giới Việt Bắc những năm ấy. Anh đã hy sinh trong một trận đánh đồn Bản Trại ở Lạng Sơn mùa thu 1949. Phan Phú quê Quảng Nam. Những ngày đầu cách mạng Phan Phú đã ra Hà Nội học trường Lục quân ở Sơn Tây rồi từ Hà Nội đi chiến đấu. Niềm thương và nỗi nhớ của anh khác nào tấm lòng và tâm tình chúng tơi khi rời thành phố những ngày đầu ra đi kháng chiến.
"29.2.1948… Chúng tôi cùng một tiểu đội trở vào bản. Đi sục sạo từng nhà một. Mỗi khi
bước vào một nhà, lại hơi rờn rợn. Khơng biết địch để lại cái gì trong nhà: một tên bị thương liều lĩnh, một vài quả lựu đạn nổ chậm… Trong mấy gian nhà vắng tanh, đồ đạc của chúng vẫn cịn bừa bãi: chăn chiếu, ba lơ, quần áo, tỏ ra địch chưa kịp lấy một thứ gì cả, đã vội phải rút lui. Ánh nắng vẫn chiếu tưng bừng qua kẽ lá, qua mái nhà. Con gà vừa đẻ xong vẫn cục tác vang lừng. Tơi lấy làm ngạc nhiên vì cảnh vật có vẻ thanh bình bên cạnh một cuộc chém giết gớm ghê của lồi người.
Sau khi đi qua mấy nhà, tơi lại quay trở lên sườn đồi. Lúc ấy, đại đội 1 đang còn đánh nhau với địch ở sườn đồi trước mặt."
"3.3. Một điều đáng chú ý là trên vùng này rất nhiều cây đào. Hoa đào đỏ cả góc rừng.
Người ta không trồng, không quý mà đào vẫn mọc trong vườn, trong bản, trên rừng. Một sắc đẹp không người thưởng thức. Có khi tơi đi qua một qng rừng đầy cả xác hoa đào như xác pháo ngày Tết. Có khi mình trèo lên một ngọn đồi, nhọc bở hơi tai, đã thấy mấy cành đào sặc sỡ. Có khi bên cạnh một mái tranh lụp xụp, một cây đào nở xen với một cây hoa mận trắng. Tơi có ý định ngắt mấy cánh hoa đào ép vào sách để làm kỷ niệm. Nhưng bận mãi thế này thì có khi hết mùa đào mất…
Tôi ngồi lục lại những kỷ niệm cũ của gia đình Thu An, của Vườn Đào và của trường Nguyễn Thái Học. Tôi chỉ lấy những ảnh và thư ra xếp từng bó và cất vào hộp. Tơi khơng dám xem kỹ, vì chiều hơm nay trời buồn, tôi sợ buồn."
"Bản Lùm 28.3. 5 giờ rưỡi chiều hôm qua sang đây. Đi qua một tràn ruộng ướt, dưới một
bầu trời xám. Mình nhớ lại những buổi chiều đi thăm chị Ba ở Mỹ Sơn. Sao mà cảnh giống thế."
"Bản Nạ 31.3 – Ở đây, những buổi chiều sắp tắt, đứng trên sàn nhà trông cảnh vật giống
Phú Hanh một cách lạ lùng. Nhớ lại những ngày mình lên thăm bác Thày. Cũng quả núi cánh rừng im lìm bên cạnh, cũng những ruộng nước rất nhiều ếch nhái kêu như thế này. Mấy đêm nay không đêm nào và không lúc nào ngớt tiếng ếch nhái trên cánh đồng.
Tôi ở lại với bộ phận tác chiến. Tự nhiên, bộ đội đi bớt nhiều, mình thấy có một qng trống và thấy buồn. Nhất là chiều nay khơng có việc gì làm, khơng có bạn nói chuyện, thấy lịng bâng khng, khó tả. Nhìn cánh đồng tơi thấy nhớ nhung những cánh đồng quê nhà, nhớ nhung những buổi chiều xám ở nhà quê. Một mối buồn man mác đến cắn rứt lịng tơi. Cha mẹ, anh Hai, chị Ba và tất cả các em u q. Ơi, tơi đã hiến thân cho Tổ quốc, cho dân tộc, cho chủ nghĩa xã hội. Tôi không cần sống và không sợ chết đâu. Tôi chỉ sợ những người thân yêu của tôi, thầy mẹ, anh chị em tôi đau đớn thôi. Làm thế nào giữ được tập nhật ký này mãi mãi và làm thế nào chuyển được về tận gia đình tơi nhỉ. Tơi cũng cần phải căn dặn một người bạn nào đó của tơi. Thế nhưng tơi vẫn do dự chưa dặn cho ai cả, vì mỗi khi muốn nói câu ấy tơi lại thấy ngượng, khơng hiểu sao.
Tính từ ngày 1.2.1946, mình lên tàu ra Bắc đến nay đã một năm rưỡi. Nhưng thơi, cần gì…"
"Pạc Pàn (Chợ Rã) 17.4.48. Hơm nay hành quân từ Lũng Pia, về Chợ Rã, hơn 40 cây số.
Leo dốc đường tắt rồi lại lội suối mát rợi. Buổi chiều về đến đồi trông xuống Bản Hậu, bộ đội đi tắm, rồi những cái sàn nhà bốc khói xanh um mà lâu lắm tơi mới lại thấy vì dân ở vùng này đã vào lán ở cả… (mất mấy trang)… em, của anh Đức, chị Ba và của Tân. Cảm động quá. Lâu lắm mình vẫn phớt và khơng nghĩ đến gia đình. Mình đã tự cho là khơ khan tợn. Khơng ngờ hơm nay lịng mình chan chứa nhớ thương và mình đã cảm động đến rơi nước mắt. Chuyện chiêm bao ngây thơ của em Trực, chuyện sách hát Thu An, chuyện nền nhà cũ, chuyện mẹ và chị Ba… Có nhiều bận tơi phải đứng dậy bước ra sân tối để che nước mắt và gạt thầm."
"Xóm Diễn 8.6. Hơm nay đem nhật ký của Nhạn ra đọc lại. Nhiều đoạn cảm động lắm. Tiếc
rằng mình mới hiểu được Nhạn sau khi Nhạn chết đi. Nhạn, một tâm hồn đa cảm giấu sau bộ mặt lãnh đạm. Hồn cảnh gia đình của Nhạn gần giống hồn cảnh gia đình của tơi. Má Nhạn cũng như mẹ tôi và nhất là em gái Nhạn, thật là một phản ảnh của em Kỳ Hương. Tôi thấy thương mẹ Nhạn, thương và… yêu em Nhạn. Đau khổ, gia đình ấy đã mất một người cha và một người con trai, mà hai người con trai còn lại cũng chưa chắc đã giữ nổi, bởi vì đều lưu lạc bốn phương cả. Gia đình Nhạn bây giờ vẫn cịn thắc mắc như gia đình mình và như bao gia đình khác: nửa muốn tin là con chết rồi để bớt sự đau đớn về sau, nửa vẫn hy vọng con còn sống."
"14.9. Ngày lên đường. Hôm nay, ngày cuối cùng của mùa luyện quân. Chiều đã lên đường
rồi. Ngày mong đợi bao nhiêu lâu nay đã đến. Sáng thu đẹp. Ngoài sân, lúa mới sáng rực và thơm ngây ngất. Chiều, khi mọi sự đã chuẩn bị xong, tơi với Hồng và Liệu ra phố Hịa Bình “uống cốc sữa cuối cùng của cuộc đời tươi trẻ” để bắt đầu vào “cuộc đời gió bụi” (để trở lại thì đúng hơn).
Xong, vào thăm các em thiếu nhi Trần Quốc Toản. Các em ngoan ngỗn q. Chia tay có cảm động, nhưng mình giấu đi khơng tỏ vẻ nhiều tình cảm lắm. Em út Mão bắt ẵm một quãng. Các em khác cũng lôi kéo mãi. Nhưng, sau cùng, cũng “dứt áo ra đi”. Về địa điểm đóng quân vừa đúng 5 giờ. Ăn cơm chiều vội vàng rồi cho bộ đội ra chỗ tập trung của tiểu đồn ngay.
Ra đi trong chiều thu, bóng nắng ngả dài trên sân gạch."
"24.9. Tưởng đêm qua đã vượt phòng tuyến địch và sáng nay đã đặt chân vào vùng địch
hậu xa xăm huyền bí. Thế mà vẫn ở đây. Chiều hơm qua, tập trung ở đình làng lúc sáu giờ. Gió lên nhiều và chiều muốn trở rét. Khơng được hát và chỉ được ngồi nhìn nhau, làm vài trị hề. Dân làng đứng xem bộ đội. Nhiều chị khá đẹp. Mấy em bé học sinh. Sau đấy, kéo vào một ngôi nhà gạch, ngồi trên sân để chờ giờ xuất phát.
Sẩm tối, ra đi. Cả một tiểu đoàn đi hàng dọc, qua phố Rào, rầm rập, khỏe mạnh, hăng hái trong bóng tối. Đồng bào hai bên phố đứng xem. Lòng người dân cũng cảm xúc mà lòng người quân cũng cảm xúc. Một em bé chừng ba tuổi, trong tay một thiếu phụ đứng bên đường, vỗ tay, lặp đi lặp lại một câu… hoan hô bộ đội… hoan hô bộ đội… Câu nói của em bé nhắc đi nhắc lại cho đến khi đoàn quân đi hết, gieo một cảm xúc sâu xa vào tâm hồn họ.
Qua đèo Voi. Một làng nhỏ bên bờ sơng Thương, cách vị trí địch ba cây số mà vẫn sống đời tự do. Tự do nghĩa là khơng có hội tề chứ khơng phải tự do sống một cách đường hồng không nơm nớp sợ.
Bờ sông lầy lội, thuyền tập trung gần một trăm chiếc nhưng toàn thuyền bé và lái thuyền phần lớn là người bên kia sông, trong vùng địch. Không đủ thuyền đi, 148 và 156 đi trước.
Trên đường về, ánh trăng đục mờ mờ, vừa đi vừa ngủ gật suốt đường bờ sông, mấy lần suýt rơi xuống nước. Gần 3 giờ sáng mới tới Ấm Thượng.
Sáng đi ra phố chơi, ăn phở lợn, bánh đậu xanh. Có cảm tưởng đây là bát phở cuối cùng của thu đông 1948. Trên cánh đồng, mấy người con gái gặt lúa. Trông làng mạc, thấy yêu yêu, nhớ nhớ.
Cuộc hành quân vượt qua phòng tuyến địch. Chiều qua rời Ấm Thượng lúc 5 giờ, đoàn
quân lại kéo qua phố Rào theo bờ sông máng. Hai bên đường, trên những ruộng lúa chín vàng, mấy người thợ gặt trai đương nhìn chúng mình. Chiều đẹp quá. Êm ả như bất cứ chiều thu nào khác ở thôn quê. Xa xa, bên kia sông, cứ điểm của Pháp hiện thành một khối vng trắng xóa giữa các đỉnh đồi trọc. Người dân, những ruộng lúa vàng, cứ điểm địch và người Vệ quốc quân, những hình ảnh hiện ra cùng một lúc bao hàm bao nhiêu ý nghĩa.
Nước sơng Thương khơng biết có “đơi dịng” khơng? Đi thuyền cũng thú, nhớ lại quê nhà. Nhưng đây là một đồn thuyền đặc biệt đơng trên một trăm chiếc rầm rập đổ xi dịng.
Qua Đá Cóc tới Đá Bạc. Vài nhà con con ven đường. Đây là địch hậu, cái vùng mà mình tưởng tượng xa xăm huyền bí, cái vùng “bên kia phịng tuyến địch”. Sự thật chẳng có gì lạ cả.
Đây cũng cách Bến Tắm chừng hai cây số."
"28.9. Mưa dầm đúng cái điệu mưa tháng chín ở trong mình. Trên sân ướt, mấy chiếc lá
xanh bị ném xuống, nằm bẹp dí, trơng bẩn thỉu q. Vài con gà ướt đi co ro quanh mái hiên. Giọt nước cứ đều, rả rích. Từng cơn gió thốc vào nhà, hắt những hạt mưa vào ướt thềm nền nhà đã sũng nước. Gió lay những cành cây ở bờ rào. Tưởng tượng hồi mình cịn ở nhà cũ, nhìn ra phía Giảng Hịa để trơng chừng dịng sơng mỗi ngày một lên to. Nếu như trong mình thì mưa gió này là sắp lụt rồi. Cảnh làm mình nhớ nhà, nhớ các em, nhớ những cảnh cơ đơn mùa đơng nào mình trọ học ở Bảo An. Buồn…"
"6.10. Hai tiểu đồn Lũng Vài và Bình Ca tập trung nghe ban chỉ huy mặt trận 2 huấn thị.
Ơng B nói kém q, ơng Q sợ anh em đứng lâu, nắng, nói rất ít. Tác dụng động viên khơng do lời nói của ban chỉ huy mà do ở sự đông đúc gây nên. Họ thấy họ đông, họ hùng tráng."
"9.10. Trận An Châu
Từ sông Lục Ngạn tới đồn An Châu độ 9 giờ tối, một đoàn xe địch 12 chiếc từ An Châu đi về phía Đồng Chu. Bắt đầu xuất phát từ bờ sông vào đồn. Qua nhiều đồng ruộng khó đi, mà trên đầu đi nhanh q. Vì anh Dũng sợ trễ giờ.
Tôi đi vào giữa trung đội 4 và 3 mà thấy ở sau cứ đứt liên lạc. Mãi sau mới bắt được liên lạc lên hết thì đã đến làng Ngùm, nghĩa là chỉ còn cách đồn 200 thước. Trong làng có đèn sáng. Trong đồn có tiếng chó cắn. Bộ đội ngồi bên mé ao, hơi hồi hộp vì sợ lộ.
… Lửa An Châu đã tàn. Sương mù xuống dày đặc. Tơi và Nguộc dìu Thanh đi qua rừng. Từ An Châu đưa lại những tiếng khóc, tiếng đóng cọc ký cách. Lần theo một con đường mịn gặp một nhà Tàu, hỏi đường. Hai người con gái Tàu có vẻ thương hại Vệ quốc qn, dẫn chúng tơi lội qua sông Răng về Trại Lái. Từ đấy chúng tơi có thể tìm về đường cũ.
Tơi nghĩ đến đại đội Ngọc Sơn và nhớ là trong trận đánh đã không gặp Pháp ở đâu cả. Một ý nghĩa thoáng nếu bây giờ được tin Pháp chết thì sao? Tơi đốn có lẽ đúng và nhất định tin như thế, không hiểu sao. Sau khi về qua Khe Đào, qua chỗ đại đội Ngọc Sơn đóng, Dũng gọi tơi lại, báo tin Pháp chết. Tự nhiên, tôi chỉ hỏi Dũng: Thế à? Rồi dửng dưng như mình đã biết tin rồi.
Tơi vội vàng đi qua chỗ ấy, lên đến đỉnh đồi, ý nghĩa Pháp chết mới thấm vào tâm tư tôi. Thôi hết rồi, Pháp ơi! Pháp ơi! Tôi đau đớn quá. Tôi muốn gặp ngay một người nào để tôi gào lên."
"11.10. Nghĩ lại cái chết của Pháp Pháp gặp tôi lần cuối cùng, tối hôm ấy trên bờ sông Lục
Ngạn, đội mũ rộng vành, áo xanh, quần đen, áo trấn thủ, nịt bụng, đi giày đinh. Trong bóng tối trơng Pháp cao lớn, hùng dũng q.
Theo lời Dũng kể thì Pháp đã bị thương nhẹ vào đùi khi đã vào được trong cứ điểm. Nhưng nằm cạnh Dũng, Pháp khơng chịu rút. Đến khi có kèn lệnh rút, Pháp mới ra gọi một liên lạc viên theo. Chạy qua làng Ngùm, một quả moochiê nổ trên ngọn cây duối khi Pháp vừa đến gốc cây. Mấy tiếng kêu hét lên, Pháp ngã sóng xồi, sấp mặt xuống đất và tắt thở ngay. Thế là hết đời Pháp, người thanh niên hăng hái, tài ba, người bạn thân thiết nhất đời của tôi ở Bắc, Pháp đã gửi xác ở An Châu trong trận đánh cứ điểm đầu tiên của đời Pháp. Từ ngày ở Vinh Phú, được biết là hai tiểu đồn sẽ tác chiến cùng một chiến trường, tơi và Pháp đã từng bảo nhau: sẽ cùng được đánh chung một trận và có khi sẽ chết chung một trận.
Nhớ lại ngày Pháp đưa tơi về thăm nhà, chị dâu của Pháp đã nói: “Nếu Tết các anh có về thì về cả hai, nếu về một thì thơi đừng về”."
"14.10. Nhớ thương Pháp quá, Pháp ơi! Chiều hôm nay cho người sang Ngọc Sơn lấy
những vật kỷ niệm của Pháp về. Một quyển tài liệu lục quân, một sổ tay ghi cơng tác và sổ tay Pháp đóng từ ngày ra Bắc, có một đoạn nhật ký, mấy tài liệu thường và một tập kịch thơ. Xem lại kịch Hận Nam quan của Pháp, nhớ tới cái mộng của Phú và Pháp là khi về quê sẽ diễn kịch ấy trong một đêm liên hoan của Vườn Đào và sẽ cùng nhau kể lại cuộc đời kháng chiến của mình ở Bắc."
"20.11 Đến Bản Quyên, làng ranh giới của khu Chi Lăng. Trên những đỉnh đồi cao, tự vệ canh gác, có hầm súng cẩn thận. Lội qua ngọn sơng Kỳ Cùng vào làng. Làng có vẻ giàu có, rau cỏ nhiều. Trẻ con xúm đến xem bộ đội và súng. Tây mới vào đây một lần, bị đánh rồi rút.
Chiều đi Bản Che, căn cứ cách Bản Quyên 5 cây số. Qua làng Nà Hó đã thấy cả một cảnh thái bình: những nhà ngói gọn gàng, sạch sẽ, trên sàn sắn phơi trắng xóa. Gà gáy, lợn, bò… Trẻ con cười đùa, một bà cụ già gọi gà. Một cụ khác gánh nước. Quần áo tươm tất. Lần đầu tiên từ ngày rời Mai Siu mình được gặp một làng thái bình và trù phú đến thế."
"23.11. Tơi khơng có một tình u bạn đặc biệt thật. Xương ơi! Có nhớ Phú khơng? Khơng
bao giờ quên được những ngày sống gần nhau ở Thu Bồn, không bao giờ quên được buổi chiều lộng gió trên cánh đồng Kha chúng ta chia tay nhau ngồi tâm sự trên cành chiêm chiêm.
Trời ơi! Nếu sau này trở về, nếu chúng ta thấy nhau ở hai con đường khác nhau thì sao? Chúng ta có hiểu nhầm nhau như chị Hà đã hiểu nhầm chúng ta ngày ấy?
Và còn Thạnh nữa, Thạnh có như Pháp khơng? Hiền, Hiện, Đồ, Cố làm gì? Đi đâu?