Đức thánh Tăng
Hội hè bao giờ cũng mải mê cho những lứa tuổi đương độ. Hội Lim, các đám quan họ dưới ruộng, trên đồi, người đi xem người đông gấp bao nhiêu các quan họ liền anh liền chị đương lí nhí đứng hát giữa bãi cỏ. Lều quán cơm rượu dựng san sát từ dưới đường lên lưng đồi. Đầu năm, cịn đương du xn. Khói quạt chả chó đã thơm lựng. Hội chùa Thầy đầm ấm nhất vào ban đêm trên núi. Thơi thì, mặc sức. Đàn ơng đất Thầy, đất Lim được tiếng có đức tính đáng q, vợ đưa bạn trai gặp ngày hội về nhà vẫn được tiếp đón và khoản đãi vui vẻ.
Hội rước đức thánh Tăng cũng rất lạ và thú vị. Nhưng ít người biết, khơng nơ nức bằng các hội kia. Có lẽ vì đám hội này lầm lũi lam lũ quá. Mặt trăng trắng bạch từ chặp rối rằm tháng tám năm ấy. Đất trời tự nhiên mát mẻ, trong óng. Tiếng trống sư tử tong tong đằng xa.
Bọn anh Lập vào rủ tôi.
– Này đi xem đức thánh Tăng.
Tôi vui chân theo các bạn. Chúng tôi cuốc bộ tắt đồng Cáo, rồi lên đê sông Cái. Không nhớ đấy vào quãng nào vùng Dày, Kẻ hay xa hơn nữa, chỉ còn nhớ thấy đê cao thăm thẳm. Đã khuya rồi, trăng trong leo lẻo đỉnh đầu.
Bỗng nghe dưới kia tiếng cười nói lao xao, tiếng reo à à. Nhưng vẫn chỉ thấy ánh trăng chứa chan. Chúng tôi tạt vào cánh đồng. Rồi trông ra các khoảng ruộng trống đông nghịt, càng vào càng chen chân, người đi dịng dịng về một phía đám rước. Mà chẳng thấy cờ, long đình, kiệu đâu. Cũng khơng tiếng trống, tiếng não bạt, thanh la như mọi đám rước. Trong sáng trăng, cả một cánh đồng huyên náo sùng sục, kỳ quái, ai cũng hí hởn lạ thường. Tồn trai gái cứ xơng vào nhau cật lực, như đánh vật, lại như đập lúa.
Vào tận nơi, cũng khơng có đèn đóm gì hết. Người ta xúm xít đẩy nhau khiêng cái kiệu gỗ. Cũng khơng phải kiệu. Chỉ là cỗ đòn tám vai. Mà cả chục, cả chục vai ghé vào huých nhau, va nhau, chen nhau huỳnh huỵch. Có những người khơng xơ vào được, cứ đứng khuỳnh tay vòng ngồi làm như cũng đương khiêng kiệu. Trên mặt địn, nổi lù lù một pho tượng gỗ, tối trông đen thẫm, cao bằng đầu người.
Giữa đêm thu mát mẻ mà đám đông cứ tranh nhau, đùn nhau lên, người khiêng người. Mùi mồ hôi, hơi trầu cau, hơi người nồng nàn. Bọn con gái cũng gay go táo tợn chẳng kém con trai. Cái kiệu lùi lên lùi xuống, gầm gừ khơng dứt ra rước về phía nào. Suốt cả đêm, kiệu vẫn lắc lư vòng vèo loanh quanh trong cánh đồng mỗi lúc một đông hơn. Tiếng cười rú, tiếng hú, tiếng rít rầm rầm.
Khơng phải hị hát. Khơng ra thế nào. Nhưng tiếng hơ, câu hị thật lạ tai. Chốc lại văng vẳng hét lên:
Đức thánh Tăng… Đức thánh Tăng…
Đức nào khơng nhung nha nhung nhăng, đức thánh Tăng bóp vú mẹ nó Đức thánh Tăng… Đức thánh Tăng… Đứa nào khơng…
Đức thánh Tăng… Đứa nào không nhung nha nhung nhăng...
Đám rước sôi sục, người quấn lấy người vần nhau quanh cánh đồng. Đến tảng sáng thì tan hết như ma biến.
Ít lâu sau, có hơm, ban ngày tơi đi qua qng ấy trên đê sơng Hồng. Tơi tìm đến cái điếm canh đê mà người ta bảo thờ pho tượng đức thánh Tăng ở đấy. Không một bát hương, pho tượng chỉ là một khúc gỗ nằm còng queo trên áp mái. Khác nào cái bùa của thầy phù thủy không phải lúc ốp đồng chẳng có vẻ thiêng liêng gì. Ở dưới, một bọn trẻ trâu đương đốt lửa nướng thịt chuột, khói um lên. Khơng thể nghĩ lại có đêm rước khúc gỗ này chơi bời tưng bừng nhung nhăng suốt đêm.
Người làng kể sự tích đức thánh Tăng. Một năm nước to, ngồi xóm bãi vớt được khúc gỗ này. Đưa tượng vào chùa, đức thánh không chịu. Để ngồi thẳng, hôm sau thấy kềnh ra. Đặt bát hương, chân hương bốc cháy, bát vỡ. Đến khi không biết làm thế nào, người ta cứ gác tượng nằm cong queo trên nóc điếm, thế thì lại n.
Mỗi năm, đêm rằm tháng tám, làng nước đem đức thánh Tăng đi rước “nhung nha nhung nhăng” trên cánh đồng. Khi trời sáng, thì quang cảnh náo nhiệt đêm đã tản đi lúc nào. Gần đây, tơi lại có lần đi tìm chỗ cái điếm có tượng thánh Tăng, nhưng khơng cịn biết chỗ nào. Bây giờ nhớ lại thấy như chuyện ma biến trong Liêu Trai.