29 Con nhà ngườ

Một phần của tài liệu Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 (Trang 96 - 99)

Con nhà người

Khoảng mấy chục năm nay, những tiếng gọi bố mẹ thay đổi rất nhanh. Riêng một vùng Hà Nội đã thấy khác xưa.

Ngày trước, ở phường phố, con cái gọi bố mẹ là thầy đẻ, thầy me (me chứ khơng phải mẹ). Nhà có đi đó đi đây, bắt chước các nơi đôi chút, gọi là ba má (hoặc ba mẹ). Vợ chồng còn trẻ cho con gọi là cậu mợ. Khi có tuổi mới đổi là thầy mẹ. Hoặc đã quen thuộc, cứ gọi “cậu mợ” đến già. Chưa kể, cịn gọi là “ơng bà” thay con.

Các làng ngoại ô, gọi bố mẹ là thầy u, thầy mẹ, thầy bu.

Vài ba nhà giàu kệch cỡm, “giẫm phải cứt Tây”, bắt con cái gọi bố mẹ là pa pa, ma măng. Những nhà hiếm thường dạy con trai gọi bố mẹ là chú thím hay anh chị (theo hèm, gọi tránh để ma khơng biết là con cái nhà mình). Thuở bé, tơi cũng gọi bố mẹ tôi là anh, chị. Ở các vùng quê xa, trẻ con mới gọi bố mẹ là bố mẹ. Nơi phố phường, cho hai chữ “bố mẹ” là quê kệch. Hoặc có nghĩa thấp hèn: bố cu, mẹ đĩ. Trong kháng chiến 1945-1954, hầu hết người thành phố đi tản cư về các vùng nông thôn. Không biết từ lúc nào hai chữ “bố mẹ” trong cửa miệng con cái đã trở nên gần gũi, thân thương và bình thường rồi lan đi tất cả mọi nhà. Hai chữ bố mẹ được dùng rộng rãi như ngày nay, đã trải và in dấu lịch sử phát triển tiếng nói đất Hà Nội như thế.

Nhân nghĩ về những từ bố mẹ, tôi chợt nhớ một chuyện cũ.

Hồi ấy, thời kỳ Mặt trận Bình dân, các hoạt động ái hữu, nghiệp đoàn phát triển, bên trong đã bắt đầu bí mật nhen nhóm phong trào phản đế. Có lần tơi theo anh em về một nhà cơ sở liên lạc ở Trạm Trôi. Trên đường Hà Nội – Sơn Tây, phố có nhiều nhà ở Nhổn, lai Xá, ở Phùng. Chỗ Trạm Trôi chỉ lèo tèo đôi ba quán nước. Người đi nhỡ độ đường bần cùng mới vào nghỉ nhờ nơi vắng vẻ.

Nhà anh ấy mở hàng chữa xe đạp ở Trạm Trôi, cũng là nơi liên lạc ra vào Hà Nội. Thực oái oăm, khơng biết đồn thể có đỡ anh đồng nào, chứ nhiều hơm chẳng có việc. Hồi ấy khơng như bây giờ, cả ngày chưa chắc đã có một cái xe đạp đi qua. Trước cửa nhà, trên cành rong bờ rào, to tướng ba chữ viết bằng vôi vào cái cọc tre: Chua xe đap (khơng có dấu). Trên bậc cửa, đặt chiếc hộp bích quy đỏ, trong đựng mấy cái đinh ốc gỉ.

Chẳng thấy ai tạt vào sửa xe. Nhưng anh vui tính và nhà lại thường có người lui tới vì những việc khác. Nơi liên lạc, có người cơng khai, có khi bí mật, cơ sở các nơi mạn Sơn Tây về. Khơng mấy khi chị ấy ra gian ngồi cửa. Chị được hai thằng con trai trạc lên ba, bốn, thau tháu như nhau. Có lẽ đẻ sinh đơi. Nhà nghèo, kiếm từng bữa mà hai con đỏ thế này, khướt lắm.

Để ý kỹ, tơi thấy có những cái lạ mắt, khó hiểu. Hai đứa con xống áo khác hẳn nhau. Một thằng thì áo chồi vàng chóe, cái dấu bán khốn của nhà chùa đỏ sẫm to bằng bàn tay đóng giữa lưng. Cổ đeo vịng bạc đính chiếc vuốt hổ, cách thức của con nhà hiếm. Một thằng thì trần truồng nồng nỗng, mũi thị lị xanh xuống đến tận bụng, cái rốn lồi dài như thằng bé có hai dái. Thằng bé cởi truồng lúc nào cũng nắm váy mẹ, khóc ê ê. Cái thằng đeo vịng bạc áo quần tử tế kia được ẵm, hai gót chân trắng hồng. Bé mặc áo chồi có miếng giị lụa trong bát cơm. Thằng

kia đòi, giãy đành đạch cả hai chân hai tay. Mẹ nó dường cũng khơng để ý. Cứ nhẩn nha cầm cùi dìa xúc từng thìa cơm với giị bón cho thằng bé ngồi trên lịng. Mặc kệ, thằng kia đập bĩnh mà cũng chẳng được, lại tru lên.

Anh ấy vào dắt thằng bé đương khóc ra ngồi cửa. Anh dỗ ngọt:

– Ra đây bố cho cái này. Ăn giị làm khỉ gì. Ăn cái này thích hơn giị cơ.

Anh nói thế, nhưng cũng chẳng có “cái này thích hơn giị cơ”. Thằng bé lại rống to. Anh chỉ cười, khơng dỗ nữa, và nói:

– Mày cứ tập khóc, khóc khỏe vào cho giãn họng ra, ngày sau nhớn bố cho đi học hát tuồng.

Nghe con gào một lúc, anh nói như trêu: – Khóc mãi rồi cũng phải im. Khóc nữa đi. Thằng bé lại gào.

Có lúc hai thằng bé cùng đùa rúc rích với mẹ. Thằng áo chồi quệt tay lên má mẹ, gọi: – Chị ơi! Chị ơi!

Thằng kia kéo tụt thằng này xuống, phụng phịu: – Bu tao! Bu tao!

Rồi nó lại nổi cơn hờn. Lúc lúc gặp việc uất ức, thằng bé chốc lại mếu, lại lên bài kèn khóc ịa. Như mưa bóng mây, khóc rồi nín tự nhiên, chẳng ai buồn dỗ.

Tơi thấy tội tội và nghịch mắt, khó hiểu thế nào. Tôi hỏi:

– Sao lại thằng gọi mẹ bằng chị, thằng gọi là bu? Chị ấy lặng im. Anh nói:

– Để cho con ma Phạm Nhan có vào nhà bắt trẻ con thì nó nhầm, cứ cái thằng gọi bu mà bắt, không bắt thằng gọi chị.

– Vợ chồng cậu dạy con cũng tài, bé thế mà đã bảo được mỗi đứa một cách. Anh ấy lại nói:

– Cứ cái roi là xong tất. Thằng kia độ trước cũng gọi “chị, chị”. Cho mấy trận quắn đít là kệch. Trẻ con cũng tinh gớm. Không nghe lại phết nữa, kỳ phải gọi bu mới thôi. Cháu nghe ra rồi.

Tôi lại càng không hiểu.

Thấy tôi ớ ra, anh ấy tủm tỉm cắt nghĩa:

– Chả là cái thằng gọi “chị” là con người ta ở ngồi phố đem về gửi thơi. Ấy nhà hiếm, nên lo xa đến thế, đã gửi nuôi mà vẫn sợ ma bắt, chúng tơi phải tập cho nó gọi là chị. Ni từ lúc mới ngoặp vú bú đấy.

Có lúc chị ấy kể, dân dấn nước mắt:

– Khổ lắm, anh ạ. Mỗi lần cậu mợ ấy về chơi với con, thấy cái áo dây mũi cũng không bằng lịng, thấy thằng bé nhà tơi chạy lon ton, cứ hỏi sao nó cứng cáp hơn con nhà cậu mợ ấy, rồi đòi trừ tiền. Lần nào cũng diếc móc đay đi đay lại chị phải nhớ chị ở vú nuôi con tôi. Đi ở vú mà được ở nhà lại cịn khơng biết sướng! Tiền cơng, tiền lương của người ta chị ăn không à? Nghĩ tủi thân q.

Anh ấy cười hì hì chêm câu nói đùa:

– Mà nói trộm vía cái thằng cu nhà tơi, có chó gì ăn đâu, vẫn phổng pháp trịn như con quay.

Một phần của tài liệu Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)