Đường về quê
Những con đường hằn vết chân trong đời người. Ấy là đường về quê nội không xa mấy, chỉ hai mươi cây số con đường cái đá từ huyện Từ Liêm về huyện Thanh Oai, thế mà mỗi khi trở lại, dù đã luống tuổi rồi, vẫn cứ thấy mình nho nhỏ đơi mắt trẻ thơ. Lúc nào cũng vẫn là con đường của tuổi lên mười, tuổi mười lăm. Bao giờ thấy con đường về quê mình nghĩ cũng xa hơn, dài hơn con đường thật đương đi.
Nhớ lại quang cảnh phía nam thị xã Hà Đơng, một khoảng trời xanh xám úp chụp xuống đồng ruộng ngay sau vách ngôi nhà rách rưới, ở cuối cái tỉnh lẻ im lìm mờ mịt hồng hơn. Cánh đồng liền với chân tường, khi những cơn gió bấc hun hút đưa mùa đơng đến suốt chân trời, đôi chỗ đùn lên một đám khói của bọn trẻ trâu ngồi run rẩy sưởi quanh đống gốc rạ vừa được nhen lửa lên. Khi mùa mưa tới, màu xám cánh đồng lại tan thành một vùng nước trắng bệch. Trên mặt nước, lội bì bõm những người lót chiếc thừng quấn lá chuối khơ cho đỡ rát cái vai lệch một bên, người làm trâu kéo cày và người đẩy cày. Ruộng đồng lầy lội triền miên tưởng không bao giờ khác như thế.
Ba La Bơng Đỏ man mát bóng nước ruộng và tiếng ríu rít những đàn chim sáo đá bay qua. Trên đường phố xép lơ thơ mấy nóc nhà bên cánh đồng trũng. Nhà hát cơ đầu lẫn lộn với những nhà buôn thúng bán mẹt, hàng xay hàng sáo ở bám ngồi đầu ơ. Những nhà cơ đầu cổng tỉnh, cơ đầu phố huyện cũng là cảnh vui buồn đêm hôm Ba La Bông Đỏ. Cô đầu nhà quê – người ta gọi thế. Các cô đầu rượu, đêm tiếp khách khứa, ban ngày lại ra đồng cấy gặt. Những con người khốn khổ ấy cũng thường bỏ hầu hạ ở nhà hát, trở về làng, đi phu cao su Nam Kỳ, đi Tân Thế Giới. Người nào được khách chơi cho tiền chuộc ra, theo về làm người ở con hầu trong nhà, ngỡ như thoát chết đuối.
Cái tưởng khơng bao giờ có, tơi đã thấy, ấy là những ngày cuối năm 1946, mặt trận Hà Nội đã lan ra đến Thanh Xuân. Ba La Bông Đỏ ngày đêm trực chiến. Tự vệ ra thị xã gác tận ngoài bến tàu điện bên kia cầu, nấp vào lưng cái toa tàu lật chắn ngang đường. Trông thấy Tây quần áo vàng lố nhố đằng Phùng Khoang, quán Bún. Trong đội tự vệ ấy có những chị em cơ đầu rượu hôm qua. Các cô gánh cơm tiếp tế, cứu thương tải thương, đi liên lạc…
Người cô đầu ra làm tự vệ ấy cũng dị dạng – cơ khốc áo tơi lá, trong mặc áo lụa dài màu hoa cau mỏng mảnh, tấm áo mồi mọi đêm. Nhưng chân đi đất, đầu tùm hụp khăn vng. Ngang mình quấn chiếc thắt lưng da to tướng. Thắt lưng da của tự vệ các làng đã tịch thu cái hôm khởi nghĩa hạ được trại khố xanh quản Dưỡng.
Kìa kìa, đã về đến Cầu Khâu! Đường đá lổn nhổn, khấp khểnh, trơ trọi hai bên đồng cạn khơng một bóng cây. Trong lặng lẽ, chốc chốc lại nghe lắc rắc, lạo xạo tiếng cái bánh xe sắt. Trên xe, ngồi chồng chất hai ba người. Trong tay xe, người kéo xe ngửa ngực chạy, mồ hôi ướt sũng xuống đến hai bàn chân bụi đường sạm đen, như lội bùn.
Cầu Khâu! Cầu Khâu! Nhớ những đêm lặng lẽ, cái xe bò người kéo người đẩy nặng nề đi qua. Trời rét buốt tưởng như những mảnh sao sắc rơi xuống cứa cả vào mặt mũi. Người kéo
xe, đẩy xe cứ đổi thay nhau chạy quanh các xe nồi, xe nón, xe thúng mủng mang từ các làng chuyên đan lát, bốc nặn ở Canh Hoạch, ở Quảng Bị, ở Qn Trịn, ở Chng. Vất vả, khó nhọc và cũng thật ly kì, những đêm thời loạn Pháp Nhật ấy. Trong cái xe bò ngất ngưởng kia có bó truyền đơn và báo bí mật của Việt Minh. Cứu Quốc, Cờ Giải Phóng, Kèn Gọi Lính nhét khe những nồi, nón, thúng mủng. Xe lắc lư đến một quãng, vừa lúc gà gáy dồn. Chúng tơi đã có hẹn, người các cơ sở đầu làng ra đợi lấy tài liệu xuống. Những cái xe bị lại lững thững vào bóng tối về qua cầu Am làng Vạn Phúc.
Ở Cầu Khâu, dù khuya canh ba canh tư vẫn có hàng cơm thịt chó đến suốt sáng. Ai quen qua lại đường này mà chẳng biết tiếng thịt chó Cầu Khâu. Cửa hàng mùa đông là những cây rơm rỗng ruột, khách ăn chui vào bụng cây rơm, gió hú bốn phía. Trong cây rơm, thơi thì thịt luộc, sáo chó, rượu ty, rượu ngang. No say rồi nằm lăn ngủ cho đến sáng bạch mới thị cổ trơng ra. Con người lại bị đẩy ra giữa ban ngày run rẩy gió những nhạt nhẽo, lo âu.
Ngày nay, qua Cầu Khâu – không biết cái cầu bắc qua lạch nước hay cái quán có mái, (vùng Hà Đông, những cái quán cũng gọi là cầu), cứ đi qua rồi mới biết đã qua. Ở Cầu Khâu cịn qn thịt chó khơng, có cịn cũng chẳng cịn những cây rơm thú vị, và chắc chẳng khác thịt chó Kim Bài, Ngã Tư Vác không phân biệt rõ ràng được. Cầu Khâu hay Ba La, hay Thạch Bích, những hàng quán, những kho tàng xưởng máy, trạm bảo dưỡng đường xá, lò gạch, nhà cửa chen chúc, nườm nượp các thứ xe với người đi bộ. Khơng thể đâu cịn những cây rơm rỗng lòng chồm hỗm bên mép cánh đồng nước, người trốn rét chui vào tận âm ti địa ngục ấy ăn uống rồi đánh giấc luôn trong ruột rơm.
Quãng đường dằng dặc vắng hẳn làng xóm dài nhất từ Thạch Bích về Bình Đà – ngày trước, phố huyện lỵ huyện Thanh Oai, bây giờ cũng lổm ngổm những nhà là nhà. Bình Đà vẫn ở thế trung tâm huyện, nhưng huyện lỵ đã xuống Kim Bài. Phiên chợ Tư chợ huyện đơng nghịt quanh những gốc muỗm cổ thụ. Khách tíu tít xuống chuyến xe hàng Hà Đơng vào. Hiệu bách hóa, hàng thuốc, kho gạo, cửa hàng ăn và giải khát. Mỗi ngôi nhà phố huyện cũ đã vào nền nếp, phong tục và sinh hoạt mới. Tơi ghé lại đầu phố Bình Đà cũ uống cốc bia. Xưa kia, khi chiều tối, chuyến ôtô hàng sơn vàng của nhà Mỹ Lâm chạy đường lẻ ỳ ạch về dưới bờ tre, bụi đường và ánh nắng bốc lên đỏ xuộm. Trong làn bụi, mờ mờ thấy hàng cơm, quán nước, rồi lại mấy nhà hát cô đầu – tiêu điều cơ đầu phố phủ, như ngồi Ba La Bông Đỏ.
Không biết đã đến Nga Mi hay cầu Nảy. Tiếng khóc. Tiếng rú. Một đám cướp, một vụ giết người. Bình Đà về Kim Bài, quãng ấy cũng chỉ trống không. Hai bên đường giữa đồng chiêm trũng, làng xóm xa trong chân tre. Nỗi lo rợn gáy vì đường vắng càng khó hiểu đối với một người bây giờ thảnh thơi ngày đêm như nhau cũng đi trên quãng ấy.
Rồi cầu Nảy. Cái tên cầu Nảy càng gợi ghê rợn hơn. Xung quanh cầu Nảy đồng nước phơ phất một cái lều chăn vịt. Những người chăn vịt cũng chỉ dám trú chân ban ngày ở đây.
Chiều đến, bọn cướp giật, cướp đói ở đâu đã ra ngồi rình như cái gị ơng Đống cạnh đường. Những quán ông Bảo, miếu Giời ơi là chỗ này đây.
Tôi đi trong chạng vạng chiều cầu Nảy. Lò gạch và cánh đồng khoai tây san sát bên này đồng cao Nga Mi, Cát Động bây giờ ruộng màu lan cả sang bên kia đường mà ngày trước chỉ là đồng sâu bỏ trắng vụ tháng mười.
Chỗ Cây Sữa ấy rẽ vào Cát Đông, làng nội tôi. Con nông giang lững lờ dưới nhịp cầu bắc qua. Khu đồng màu đã xanh xẫm những khoảng ruộng khoai tây. Xưa kia chỉ trồng được khoai tây ở ruộng trên Thanh Thần.
40.Ghi lại Ghi lại
Khi ấy, Thôi Hữu cùng với Thép Mới làm báo Thủ Đô, báo hàng ngày của khu 2 mặt trận Hà Nội.
22 tháng giêng năm 1947, mùng một Tết âm lịch kháng chiến đầu tiên. Thơi Hữu và tơi, chỉ có hai người ở lại chùa làng Sống ở An Thọ huyện Hồi Đức. Cơ quan báo và Thép Mới cịn đóng bên Phú Mỹ. Khơng nhớ vì sao chúng tơi lại đến ở đây.
Một đoạn nhật ký của tôi:
22 tháng giêng – Trong chùa lạnh lẽo. Tấn và tôi dự lễ năm mới trước bàn thờ Tổ quốc
với bà con trong xóm. Bàn thờ dựng ngay gian giữa thờ Phật.
Đêm qua trở rét nữa, và mưa to. Đường lầy quá, rét như teo cả cảnh vật lại. Gió hun hút hơn mọi ngày. Khơng có tiếng trống, tiếng chng. Trong đình miếu nào, đâu đây vẳng lại tiếng hát đồng thanh của thanh niên.
Tiếng súng đằng cầu Diễn vọng vào.
Thế là Pháp đã tràn đến Bưởi. Súng máy đặt ở cống Vị và đầu làng Bái, bắn suốt đầu làng ra cánh đồng vào cầu Điều. Chết mấy người làng mò về lấy đồ đạc, về định ăn Tết ở nhà. Không trở về làng được nữa!
Đêm ấy, Thôi Hữu kể chuyện đời anh cho tôi nghe.
Quê anh trong Thanh. Anh vẫn tưởng anh là con một gia đình tổng lý trong làng. Học trường Kỹ nghệ Huế, năm ấy, về q nghỉ hè. Tình cờ, có người làng kể với anh là anh không phải con nhà ấy. Anh là một cái thai hoang vứt ngoài ruộng. Nhà ấy nhặt được, làm phúc đem về nuôi.
Tấn trở lại trường, rồi đi hoạt động rồi bị bắt, phải án năm năm giam ở Hỏa Lò, rồi vượt ngục, rồi về phụ trách ngoại thành Hà Nội, rồi cách mạng thành công và cho đến bây giờ, trở lại làm báo làm thơ, từ ấy Thơi Hữu khơng về Thanh Hóa lần nào nữa.
Thơi Hữu có giọng ngâm thơ thật buồn. Nghe anh ngâm thơ đêm khuya, tôi tưởng như trong cái giọng thăm thẳm não lịng của anh phảng phất nỗi u ẩn này.
Thơi Hữu sang làm báo Vệ Quốc Quân rồi báo Sự Thật.
Quãng năm 1951, nghe tin anh suýt chết trên mặt trận biên giới phía bắc. Cũng trong trận ấy, Trần Đăng đã hy sinh.
Rồi tôi gặp lại Thôi Hữu ở Đại Từ.
Nghe Thôi Hữu kể về cái chết của Trần Đăng.
Trên biên giới phía bắc, tình hình đương khẩn trương. Hồng qn Trung Quốc tiến xuống Hoa Nam. Quân đội Tưởng Giới Thạch thua đã chạy dồn xuống. Bộ đội ta tiến lên biên giới có nhiệm vụ bắt liên lạc với Hồng quân Trung Quốc. Bộ đội ta đã vượt biên giới, tiến cơng qn Tàu Tưởng, giải phóng một loạt thị trấn từ Thủy Khẩu đến Hạ Đống bên Trung Quốc. Quân ta ra sức ép bọn Tàu Tưởng, hất chúng nó chạy dạt sang phía tây.
Được tin một đơn vị Hồng quân Trung Quốc đã xuống gần Hạ Đống, cho người đến bắt liên lạc với ta.
Ban chỉ huy tiểu đoàn quyết định đi gặp. Lúc đầu, định đi cả ban chỉ huy.
Sau đổi lại kế hoạch. Tuy vậy, cũng chỉ để một bộ phận nhỏ của ban chỉ huy, cịn đi hết. Tiểu đồn Hùng Sinh, chính trị viên tiểu đồn Bùi Thịnh, cả hai phóng viên báo Vệ Quốc Qn là Thơi Hữu và Trần Đăng. Gặp gỡ quân bạn trên đường Nam Hạ, cịn gì hồi hộp và phấn khởi bằng.
Mặc dầu vẫn phải cẩn thận, hẹn giờ ấy, giờ ấy, nếu chưa thấy trở lại, bộ phận ở nhà sẽ đưa quân lên tìm ở X.
Cả tám người đi. Ai cũng náo nức.
Nhưng ta bị mắc lừa. Quân Tàu Tưởng đã giả làm Hồng quân. Vừa bước vào địa điểm hẹn, đã bị trói tất cả?
Ở ban chỉ huy, quân ta đã biết tin dữ ấy. Lập tức, đưa quân đuổi.
Bọn Tàu Tưởng rút chạy. Thôi Hữu kể:
– Chúng tôi bị chúng đẩy chạy cùng. Chúng tôi đã truyền được cho nhau một cái hẹn bí mật: khơng ai tự ý chạy trốn, khi nghe tiếng hơ của tiểu đồn trưởng Hùng Sinh tất cả hãy chạy. Nhưng một mình Trần Đăng khơng được biết ám hiệu như thế. Bởi từ lúc bị trói tay, chúng để chúng tơi đi thành một bọn. Riêng Trần Đăng, phải giải đi đằng sau, cách xa. Có lẽ chúng ngờ anh là cấp chỉ huy trong chúng tôi. Chúng tôi đều đi giày vải. Mình Trần Đăng có đơi giày săng đá đế đinh, cao cổ, khác hẳn. Chiến lợi phẩm mặt trận Đông Bắc, Trần Đăng vừa ở đông bắc về.
Đến một nơi, chúng quyết định bắn chúng tôi. Chúng tôi bị đẩy vào đứng dàn dưới chân núi. Tiểu đồn trưởng Hùng Sinh hơ một tiếng. Chúng tơi chạy tán loạn. Chúng cũng bắn tán loạn.
Trần Đăng đứng một mình tận gốc đằng kia. Trần Đăng ngã xuống tại chỗ. Thơi Hữu chạy thốt.
Sau đấy, về Thái Ngun, Ít lâu, Thơi Hữu trên đường qua Hợp Thành, gặp máy bay địch. Chẳng may, bị trúng đạn, gãy chân, máu ra nhiều quá. Giữa đường rừng, không băng bó cấp cứu kịp.
Trần Đăng và Thơi Hữu mất đã hơn ba mươi năm rồi. Thế mà vẫn nghe trong đêm giọng Thơi Hữu trầm buồn ngâm thơ. Cịn Trần Đăng, chợt như đầu mùa hạ vừa rồi, ở chiến dịch sông Thao 1949, chúng tôi cùng lên mặt trận Phố Ràng.