17 Khổng Văn Cu

Một phần của tài liệu Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 (Trang 58 - 61)

Khổng Văn Cu

Tục lệ xưa, mỗi làng có một chân mõ người thiên hạ đến.

Nhưng làm mõ, người ta nói cũng lắm cách đi làm mõ. Vì làng ấy, họ có hèm, phải có người đi làm đầy tớ ngồi cõi thì làng nước, họ mạc mới mở mày mở mặt được. Ở mấy làng gần chùa Hương, nhiều người đi các nơi làm mõ. Các cụ nói thời trước, nhà bà đĩ Niêm ở Yên Thái, khi các cụ mới bỏ quê Đốc Tín ra, cũng là ra làm mõ. Thế mà rồi đến con cháu giàu kếch xù, bn dó, bn lụa, cửa hiệu Tín Mỹ to tát ở Hà Nội, ở Sài Gòn. Bao người làng phải đi lại, vay mượn, qụy lụy. Nhiều bà con vùng Đốc Tín cũng theo ra làm ăn ở chốn đất lành chim đậu. Đơi khi, cịn người gọi xếch mé là nhà đĩ Niêm hay Bơ mõ, Niêm mõ. Nhưng chỉ dám nói sau lưng vậy thơi.

Vẫn biết thế, nhưng mà có điều khơng ai mang của cải tiền bạc đi làm mõ bao giờ. Chỉ thấy người nghèo đi làm cái nghề đầy tớ hầu làng này rồi có người trở nên khá giả.

Tơi chỉ biết có hai đời mõ làng tơi. Làng tơi gọi anh mõ là cu Nhớn, hay tư Mít – có lẽ để tránh tiếng mõ xấu xí. Nhà anh tư Mít ở túp lều cạnh cái cầu để đòn đám ma đầu làng. Ngày xưa, người ta kiêng làm nhà đầu làng. Chỉ có người tha hương đến hầu hạ làng chạ, người ngụ cư lép vế, các cụ cho ở đâu ở đấy mới chịu cái nơi ăn chốn ở chơ vơ đầu làng, đầu chợ thế. Túp lều nhà tư Mít tường đất lợp rạ tối om om. Vợ anh lúc nào cũng bủng beo xanh rớt, tùm hụp khăn vuông vải thâm như người bệnh sản hậu, bệnh ngã nước kinh niên. Thỉnh thoảng, sáng sớm, thấy ra bến ao làng giặt cái váy nâu tã. Cứ cầm chiếc dùi gỗ đập đồm độp. Ai trông thấy cũng buồn cười bảo phong tục ở dưới Nam, thùng nước cũng đội mà giặt giũ thì người ta đập đến tơi cả áo. Vùng tơi mà giặt chỉ vị vỗ bằng tay, khác kiểu thế.

Một ngày kia, có đứa thì thào: – Vợ nhà tư Mít chết rồi.

Trẻ con ngơ ngác ra xem. Cái thằng đi trước trỏ trỏ. Tôi bám cánh tay áo nó, bước bấm chân. Khơng ngờ lại trơng thấy người chết ngay tức khắc. Một cái chiếu bó, buộc dây chuối, đặt ngay dưới đất trong cầu ngói cạnh chân cái long đình gỗ mộc, bộ đồ địn đám ma của làng. Đầu chị tư Mít vẫn bịt cái khăn vuông vải thâm bạc mọi khi. Hai bàn chân người chết phù to, trơng rõ mảng gót nhợt nhạt, lỗ chỗ nẻ miếng. Một đứa hoảng quá, chạy. Thế là cả lũ tán loạn chạy nốt. Rồi có đến mấy tháng, tơi khơng dám đi qua chỗ ấy đằng cổng làng.

Được ít lâu, anh tư Mít bỏ đi đâu. Chẳng nhớ. Rồi mấy năm sau, làng lại có một anh mõ khác. Anh này còn trẻ, cao lớn, da bánh mật, lực lưỡng ngực nở có bắp. Lạ nhỉ, người lực điền thế mà lại đi làm mõ. Gian nhà vách nứa, lợp lá cẩn thận, bên kia cầu sông Tô Lịch bắc sang bãi. Anh mõ này chưa có vợ. Lúc nào cũng thấy bố anh đứng dưới giọt gianh nhìn ra. Ơng lão cởi trần mặc cái quần vải gốc nhuộm cậy đỏ hây. Rõ người vùng đồng chiêm. Khỏe mạnh, quắc thước. Càng không hiểu tại sao bố con nhà ấy tươm tất thế mà lại đi làm nghề hầu hạ. Cái bí mật khó hiểu về nhà anh mõ ấy cứ luẩn quẩn. Tôi vẫn ngỡ người đi làm mõ phải gầy ốm, sắp chết đói, như cái vợ chồng anh tư Mít năm trước.

Các ông chức việc trong làng, ông chánh Thả, ông ký Lê, ông quỹ Chắt hay ông lý Sùng gọi anh mõ ấy là thằng Mới. Người làng cũng gọi là anh cu Mới.

Những kỳ sóc vọng trong tháng, anh Mới đội mâm xơi con gà vào đình, ơng thủ từ vừa mở cửa. Khi lên quán, sang văn chỉ, vào đền. Tay anh Mới còn xách theo mảnh thớt, con dao, cuốn lá chuối và cái cút đựng nước mắm. Tiếng chặt thịt gà cốp cốp. Chẳng biết chặt có khéo để chia được đều khơng, nhưng nghe rõ gọn, rõ giịn.

Đơi khi, anh bước nhanh nhanh, mặc cái áo nâu vải ta. Chắc có việc các cụ sai.

– Cốc cốc cốc… Chiềng làng chiềng xóm… Sáng mai có quan phủ về hiểu dụ… Các đinh mười tám tuổi trở lên ra đình nghe quan hiểu dụ…

– Cốc cốc cốc… Chiềng làng chiềng xóm… Các ơng trương phiên, khán thủ lấy cho đủ số đinh đi đê đêm nay ra túc trực ngoài điếm… Chiềng làng chiềng xóm… Cốc cốc cốc.

Anh Mới huỳnh huỵch qua. Thoăn thoắt, rắn rỏi, đương trai trẻ thế mà đi gõ mõ rao chiềng làng chiềng chạ, kể cũng thế nào ấy. Có lẽ bởi vậy, chỉ nghe tiếng mõ anh Mới rao vào lúc nhọ mặt người. Người lắm điều, chép miệng: Làm mõ mà cũng sĩ diện, lại còn ngượng!

Dẫu sao, anh Mới vẫn gánh đủ phận sự người mõ. Nhà nào động mâm động bát, anh vào làm giúp. Gánh nước, bắt lợn. Chọc tiết con chó. Thui bị. Đánh tiết canh. Nhồi lịng. Nhưng đến bữa, anh giữ ý, khơng ngồi đóng cỗ cùng mọi người. Anh bưng cái mâm gỗ phần anh, trong cũng đủ mỗi thứ một mảy. Thịt luộc, bát nước xuýt nấu cần. Đĩa dưa. Liễn cơm. Anh ra ngồi một mình ngồi đầu ngõ, cạnh lối người ra vào. Có nhà có việc anh bận gì khơng vào làm giúp, nhưng đến bữa, anh Mới cũng cứ đến đứng đầu ngõ. Nhà chủ trông thấy như đã biết lệ, bưng mâm ra. Đơi khi có cả xó rượu. Nhà nào cũng thế. Ăn xong còn bao nhiêu cơm trút vào liễn canh mượn đem về, miếng thịt thì gói mảnh lá chuối tước ngồi vườn.

Anh Mới cũng đi làm mướn như nhiều người trai trong làng. Việc mõ chỉ được đôi khi la liếm kiếm miếng ngồi đình, trong nhà thế thơi. Cho nên, phải đi làm lấy cái ăn. Anh đã học được kéo tàu, đạp lề, mọi việc đàn ông trong nghề giấy. Anh làm quần quật. Anh quảy nước ăn, nước tàu seo. Mồng một tết, anh gánh cho mỗi nhà trong xóm một gánh nước, vừa bước vào cửa đã nói to: “Mừng nhà ta năm nay tiền của như nước như non, bằng năm bằng mười năm ngoái”. Đổ gánh nước vào chum, vào vại rồi ra bà tôi đưa cho miếng trầu cau tươi và phong bao một hào tiền mở hàng.

Anh Mới vừa vảy lên một cái mái lá ven đường bên này cầu, cạnh cửa “rừng ông Cụ”. Đấy là ngôi hàng nước chè tươi của anh Mới. Bây giờ khơng cịn ai ghê, khơng muốn gần gựa dây dưa với nhà mõ. Đủ mặt cả các cụ ngồi hàng nước anh Mới. Hàng nước đầu làng, mọi chuyện gần xa đều kháo ở đấy ra. Đêm sáng trăng mùa hạ, người ngồi tán đến khuya mới giã đám. Có người nợ phong thuốc lào, mấy bát nước. Bố anh Mới phết vạch vôi đánh dấu lên lưng cái cột tre.

Dạo ấy, các hàng lang đình, các cửa đền trong vùng đều mở lớp Truyền bá Quốc ngữ ban đêm. Lớp “truyền bá” làng tôi ở ngay đầu làng. Chỗ cạnh cái cầu ngói để địn đám ma, trơng ra qn nước anh Mới.

Tôi rủ Mới đi học. Không biết anh ấy giữ ý tứ với người làng hay anh ngại: – Cậu cho cháu kiếu, cậu ạ.

Tôi kém tuổi anh Mới. Nhưng anh thưa gửi với tôi cứ thứ bậc như thế.

Nói thế nào, anh Mới cũng chẳng chuyển. Lớp “truyền bá” ngay trước ngôi hàng nước. Anh Mới cứ dửng dưng ngồi trong hàng xem người ta học mỗi buổi tối.

Một hôm, anh Mới bảo tôi: – Cậu cho cháu quyển sách i tờ. – Đã bảo mà, phải đi học chứ! – Cháu xin học lấy thôi.

Lại một hôm, thấy anh Mới ngồi, tay cầm quyển sách đọc ê a. Tôi hỏi:

– Học lấy à? Anh Mới đáp:

– Cháu xem truyện Kiều.

Thì ra, anh Mới chỉ ngồi bên hàng nước trông sang lớp, nghe lỏm người khác học. Mà cũng biết chữ!

Khởi nghĩa rồi, ngày nào chỗ nào cũng nhộn nhịp. Cả làng đổ ra xem bắt trói lý Đễ đứng giữa sân đình, cạnh đống giấy tờ, sổ sách tịch thu ở các nhà chức việc đem ra đây đốt cháy đùng đùng. Ủy ban giải phóng của xã ghi tên anh Mới vào sổ danh sách công dân trong làng, không phải là mõ nữa.

Tôi hỏi:

– Tên anh là gì? – Tên cháu là Cu.

– Tên thật khai sinh ở sổ việc làng dưới quê, đầy đủ cả họ nữa. – Thế thì cháu tên là Khổng Văn Cu.

– Thật không?

– Thật cháu là Khổng Văn Cu mà.

Cái tên, cái họ quái lạ. Và chẳng ra làm sao. Cùng họ với đức thánh Khổng Tử, lại tên Cu! Có những người đã xuống chơi làng anh Mới ở vùng chiêm Đồng Quan, Cống Thần trong Hà Đông. Ai về cũng bảo tên anh ấy thật là Cu, thật là Khổng Văn Cu. Biết đích rồi mà cứ ngờ ngợ, như người ta nói đùa.

Một phần của tài liệu Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)