Trèo me, trèo sấu
Có người hay mắng trẻ con lêu lổng lười học: Mày là thằng trèo me, trèo sấu, mày là đồ trèo me, trèo sấu.
Câu “trèo me, trèo sấu” có sự tích từ ngày trước. Và khơng phải những việc để thành câu nói cửa miệng ấy chỉ có nghĩa như ghét bỏ, mắng mỏ. Những chuyện thật để nên sự tích này thì thương tâm nhiều. Thời ấy có quan đốc lý Tây cai trị cả thành phố. Hàng năm tòa đốc lý đã canh giữ và cho đấu thầu hoa quả tất cả các cây đường phố, từ quả me đến quả sấu. Nhiều nhất cây me, cây sấu ở các đường vắng trong vườn Bách Thảo.
Nhà thầu hoa quả đã thuê đội xếp giữ cây hay là người ta ăn lương nhà nước đi gác, không biết, chỉ thấy đội xếp tuần đường phải nhìn cả lên cây. Nhất là đến mùa quả me, rồi lại mùa quả sấu. Người các nơi bấy lâu kéo về Hà Nội kiếm ăn, đội xếp đuổi không xuể. Trẻ con lang thang quanh năm trèo cây bẻ cành khô làm củi, bây giờ, đến mùa quả, lại leo lên hái trộm. Đám trẻ con trèo trộm nối nhau trên lưng cây me như những con mối tìm mồi.
Bọn trộm nhãi nhép sao qua được mắt cú vọ của các người đội xếp. Họ chưa cần nhìn lên cây. Cứ trơng thấy lá me rụng chỗ nào, lá me xanh bay phơi phới xuống, thế là đội xếp dừng xe đạp lại. Hai đội xếp ta ghếch xe vào gốc cây me. Đội xếp Tây vẫn ngồi trên yên, thả hai chân xuống đất, chống nạnh tay lên mạng sườn, nhìn lên. Lá me xanh um, thân me, nhiều nhánh, mọc thẳng, trẻ con dễ nép vào đấy, dưới đất khơng nhìn thấy.
Người đội xếp ta ngửa mặt lên cây, quát to:
– Những đứa nào trên ấy, muốn sống thì xuống ngay. Khơng có, quan cẩm địm cho một phát, chết tươi đấy.
Im lặng.
Người đội xếp lại cong cổ lên, quát: – Này, …oong… đơ… này… đòm…
Bỗng dưng, trên cây tụt xuống, nhanh như tàu cau rơi, một đứa, hai đứa, ba đứa, bốn đứa. Đứa nào cũng cởi truồng co ro, gầy đét, trần trụi như cành củi khô gãy xuống. Cái quần, hai ống quần mỗi đứa buộc vắt quanh cổ, lèn chặt cứng tận cạp những quả me.
Lũ trẻ đứng lố nhố. Người đội xếp lừ mắt đẩy chúng dàn ra hàng ngang, rồi giơ tay tát, tát trái mỗi đứa một cái. Tưởng méo mặt đi được.
Người đội xếp quát: “A lê hấp!”, như ra lệnh chạy thi. Cả mấy thằng trần truồng, vai quấn cái quần phồng đầy quả me, thất thểu chạy suốt phố Cửa Bắc về sở cẩm Hàng Đậu. Ba người đội xếp Tây và ta đạp xe hàng ba thong dong đằng sau.
Chẳng biết bọn trẻ khốn khổ bị giam mấy ngày trong bóp. Chỉ chắc chắn, khi được thả ra, thì đi cởi truồng. Những cái quần buộc túm đựng quả me phải để lại đấy “cúng” các ông đội xếp. Và cũng chắc chắn rồi chúng nó lại đi trèo nữa. Quả me, quả sấu đem bán để sinh sống hàng ngày, có khi ni cả nhà. Bị bắt ln, nhưng may ra có hơm thốt.
Bách Thảo những cái xe đội xếp lững thững đằng sau một lũ trẻ con cởi truồng đeo cái bị, cái quần buộc túm trên cổ đi về bóp. Mùa quả me, mùa quả sấu nào cũng vẫn cảnh thương tâm ngơ ngác ấy.
Bắt tợn thế mà những cây me, cây sấu sai quả cứ trụi lụi, mất nhiều. Đội xếp đành chịu. Biết là mất trộm chẳng làm gì được. Ban ngày đi tua nhìn kỹ từng cây đến thế nào cũng thấy và trị được. Nhưng bây giờ người trèo cây toàn trộm về đêm. Sáng ngày ra, quanh gốc sấu, gốc me, cành gãy với lá rụng ngổn ngang hè phố.
Đội xếp đi tuần đêm cũng biết thế. Nhưng đêm hôm, cả đến lão đội xếp Tây đeo súng lục cũng không dám đứng lại. Nghe rắc trên cây mà cứ đạp xe đi như không biết. Chẳng dám ngửa mặt lên nhìn nữa. Ánh điện và bóng tối chập chờn, bóng cây bóng lá, người trên cây ép mình như con nhái bén, ai mà rõi ra được. Lại nhỡ ở trên cây nó choảng xuống một cái gì thì bỏ đời. Thế là đội xếp đi thẳng.
Từ năm ấy người hàng phố ít trơng thấy đám trẻ cởi truồng vác quần đựng quả sấu bị đội xếp lùa về bóp.
Nhưng một cảnh đau lịng khác lại thường bày ra. Ấy là, đơi khi buổi sáng, ở gốc cây, giữa những đám lá, đám quả rụng có cành cây gãy bê bết máu và những vũng máu.
Cành sấu, cành me vốn giòn như cành xoan, cành khế. Không dai thớ như ổi, như nhãn. Dẫu cành sấu cành me to đến thế nào, gãy một cái là rơi thẳng, khơng vướng víu vào đâu được. Mà quả sấu, quả me bao giờ cũng mọc chơi vơi ngoài đầu cành.
Những vũng máu đã khô đen. Không biết người ngã gãy chân hay vỡ đầu. Lũ trẻ đã khiêng nhau đi từ trong đêm.
Cái gốc của bốn chữ “trèo me, trèo sấu” cịn đượm ý nghĩa và hình ảnh xót xa như thế, chứ không phải chỉ là câu sỉ vả.