53 “Khi người ta là lính thủy”

Một phần của tài liệu Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 (Trang 161 - 164)

“Khi người ta là lính thủy”

Những năm giữa thập kỷ ba mươi, trong thành phố bỗng rầm rộ đua nhau hát các “bài ta theo điệu Tây”. Trẻ con tay giựt dây chơi quả gỗ trịn , miệng nghêu ngao. Hãng sản xuất máy hát Patê thu vào đĩa nhựa lời hát của các đào kép đương nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc: Năm Phỉ, Tư Chơi, Phùng Há, Ái Liên, những bài hát, câu hát: Tơi có hai mối tình. Đất nước tơi và

Pari… Ở Capri tôi gặp em…

Nhiều báo và truyện kiếm hiệp mỗi số ba xu ra hàng tuần, trang cuối đều in những bài hát kiểu đó. Nhiều nhất, bài của nghệ sĩ Tư Chơi đã ra thành sách. Năm ấy, tơi khoảng mười hai tuổi, đương học lớp nhì. Thực sự tơi sợ giờ học hát hơn cả giờ tốn pháp. Bởi khơng phải chỉ hát đồng thanh, có khi bị gọi đứng lên hát một mình. Trong các trường tiểu học, học sinh phải hát và đọc thơ La Phông-ten bằng tiếng Tây, tay chân mặt mũi làm điệu bộ như phường tuồng, thầy giáo cho điểm hẳn hoi. Tôi được trông thấy đốc học Hà Nội là Trần Trọng Kim đến “khám” trường. Ông béo lùn, ngồi trên bàn thầy giáo, múa tay, phồng má, trợn mắt đọc và diễn tả bài thơ “Chó sói và chó nhà” giống trên sân khấu, xem cũng hay hay. Cả lớp một loạt hát đồng thanh rồi thầy giáo còn gọi vài đứa đứng lên hát.

Bài thường hát nhiều nhất là bài “Khi người ta làm lính thủy”. Bài này cũng được đặt lời ta theo điệu Tây có nghĩa khác hẳn. “Sầm Sơn vui thú xiết bao! Lòng ta ao ước khát khao!”

Nhưng ở lớp không hát lời ta mà phải hát bằng tiếng Tây. Tôi không sợ tiếng Tây, nhưng tơi đương vỡ tiếng, khơng có giọng, giọng ơng ổng chó lài, hát hổng khơng ra sao. Tơi sợ cái nỗi ấy. Chứ cứ gân cổ gào hét lăng nhăng, bố láo thì tơi cũng được một mũi. Các gánh xiếc Long Tiên, gánh Mai Lâm, gánh Tạ Duy Hiển, có cả xiếc bên Tây sang diễn ở bãi Hàng Da. Gánh nào cũng đặt những bài hát câu khách, khi bài ta theo điệu Tây, khi các điệu hành vân lưu thủy, điệu vọng cổ, kim tiền, bình bán… “Xiếc này là xiếc Việt Nam. Đi xe đạp trên dây gảy đàn”, chúng tôi đã lái cả ra lời hát nhại cợt nhả, nhảm nhí.

Cịn nhớ lõm bõm đơi ba câu bài Khi người ta là lính thủy, bài này hùng hồn có thể hát to tướng:

Cằng tông ne ma tớ lô (Quand on est matelot) Khi người ta là lính thủy

Ln ln người ta ở trên mặt nước Thăm khắp thế giới

Đó là nghề đẹp nhất Hoan hơ người lính thủy

Từ Nam cực lên Bắc cực Đến từng bến nhỏ

Từ Chi Lê sang tận Trung Quốc…

không biết Nam cực, Chi Lê, Trung Quốc, Capri là những đâu đâu. Nhưng nghĩ như thế cũng hay, rồi ra có khi bởi thuộc lịng, hình bóng tưởng tượng in mãi vào trí nhớ, vào tâm hồn, vào sự sáng tạo và chí hướng sau này cũng nên.

Chiều hôm ấy, đến giờ học hát, cả lớp ngồi ê a một lượt vài bài theo nhịp thước kẻ bảng. Tôi để ý chỉ thấy thầy đứng gõ nhịp, chẳng biết thầy có hát được khơng, thầy khơng hát bao giờ mà tồn bắt học trị hát. Thường có bài mới, những đứa giọng hay lên hát – bài hát chúng nó đã thuộc, đem ở ngồi đường vào. Thầy giáo Chương gọi mấy đứa lên. Chết rồi, có cả tơi. Ơi chao, thầy đã biết quá rõ tôi hát thế nào, sao lại gọi tơi làm gì cho tơi khổ. Hay thầy trù tơi. Mà tơi chỉ có vẻ ngoan ngỗn, cù rù, lành như đất, khi nào hư hỗn gì đâu. Thầy vơ tình gọi tơi hay thầy cố ý, tơi không hiểu.

Đến lượt, tôi khoanh tay bước lên, lúng túng chơ vơ trước cái bảng đen.

Cằng tông ne ma tớ lơ Ơng ne tú dua suyếc lồ…

Vốn dĩ, tơi cũng thuộc làu cả bài. Nhưng giọng tơi khê cứ ịm ịm như đứa bơi hai chân tầm phịng thế nào ấy, khơng cất lên được. Miệng tôi như con cá ngáp, tay nắm chặt khuỷu, đầu gối lẩy bẩy. Tôi mới lắp bắp được mấy câu. Thầy giáo Chương giơ chiếc thước kẻ bảng dài bằng cái địn gánh. Tơi chúi đầu tránh, tôi tưởng thầy nện tôi. Nhưng không.

Thầy gõ thước vào mép bàn, nói: – Về chỗ!

Chắc bị điểm tồi rồi. Nhưng dẫu sao, thế cũng đã là hát, có thể chẳng đến nỗi bị xơi con

dêrơ trứng ngỗng! Thống nghĩ đã mừng. Những đứa hát được thì chạy thoắt về chỗ, tơi vẫn

bước từ từ.

Trống ra chơi dứt tiếng, các lớp à à xuống sân như vỡ tổ ong, bây giờ cái thằng tôi nghịch ngầm mới vênh lên bộ mặt sướng, sướng quá. Thoát rồi, cái giờ học hát khốn khổ. Nhiều đứa cũng khối giống tơi. Chúng tơi chạy cuồng như phát rồ. Lúc nãy rụt rè, khép nép, run lập cập, bây giờ hoa chân múa tay. Chúng tôi tụ lại dưới gốc cây lạc tây sân trên. Không phải để xem đá cầu như mọi khi mà đứng cong cổ lên gào những câu láo lếu nhại điệu bình bán của gánh xiếc:

Xiếc này là xiếc Việt Nam Đi xe đạp rách tan cả quần.

Lại sang bài nhảm khác, đểu quá.

Cả sân kéo đến nhập bọn mỗi lúc một đơng. Chúng tơi bíu áo, bíu tóc nhau, gào hát ầm ĩ. Các thầy giáo đương ngồi trong nhà nghỉ uống nước. Thầy Chương nhìn đã để ý đám ồn từ lúc nãy. Có lẽ thầy nhận ra tồn học trị lớp mình. Thầy nhấc cái khăn xếp cầm tay, đôi giày tây đế da cá sắt bước vội cộp cộp, crắc… crắc… Chúng tôi vụt câm như hạt thóc. Thầy hất tay:

– Sen! Khai! Bảo! – Dạ.

– Vào lớp!

Ba đứa lấm lét bước theo nhau. – Giang tay ra. Úp mặt vào tường!

Thầy Chương đá mỗi đứa một đá. Tơi nhói ở cẳng chân. Khơng biết bị ăn cái đế da hay con cá sắt, tơi khơng dám nhìn xuống.

Ra lệnh xong, đá xong, thầy Chương lại lững thững lên nhà nghỉ uống nước.

đứng giang hai tay như chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập ác. Bao nhiêu đứa hát láo lếu sao chỉ có ba thằng phải phạt? Riêng tôi, chắc đã làm thầy cáu nhiều. Trước mặt thầy thì run rẩy lơ láo xanh mắt, thống cái sau lưng đã “ma cà bơng”, “ma cà chớp”. Chẳng oan, thầy bực mình cũng phải.

Trống tan học, các lớp đã sắp hàng ra cổng hết cả rồi. Chúng tôi mới được cụp tay lại về chỗ lấy cặp. Cánh tay tôi mỏi ê ẩm. Lên đến trên mặt đê, thoáng đãng, đã quên luôn mới bị phạt. Vừa chạy vừa tung cặp lên, lại hét: Xiếc này… Rách tan cả quần… Rách tan cả quần…

Đột nhiên, tôi cúi xuống rồi kéo ống quần lên. Cái chỗ cẳng chân – chỗ “ti bịa” tôi bị thầy đá, một vệt máu phòi ra, chảy xuống cổ chân đã khơ đen xỉn, bóc ra được. Tơi vốn lành da, chỗ đau không sưng tấy, rồi khỏi lúc nào cũng không biết. Nhưng để lại một cái sẹo, bây giờ già rồi mà vẫn còn vết lõm. Trong đời đi học, tôi đã bị hai thầy giáo đá, thầy giáo Hanh đá tôi, cũng vào cẳng chân.

Một phần của tài liệu Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 (Trang 161 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)