14 Tiếng rao đêm

Một phần của tài liệu Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 (Trang 48 - 51)

Tiếng rao đêm

Nhớ lại, những khi buồn bã mưa dầm gió bấc, khơng hiểu tại sao chỉ thấy nhớ ban đêm. Tưởng như cả năm, đêm nào thành phố cũng toàn những rét mướt sâu thẳm. Vẫn biết Hà Nội có bốn mùa, mà cứ ngỡ thế. Ơ hay vậy.

Có lẽ vì trong lịng sẵn nơng nỗi về những đêm buồn. Cái ơng Phạm Đình Hổ ngày xưa viết tập ký “Vũ trung tùy bút”, nhà ông Hổ ở phố Hàng Buồm. Mỗi khi ông ghi lại những tai nghe mắt thấy và cái nghĩ về đất kinh kỳ, chắc không phải lúc nào ông cũng viết trong mưa. Chỉ bởi trong lịng ơng có mưa gió khi cầm bút mà thơi. Cũng là một cái nhìn Hà Nội thuở nào.

Trong những tiếng đêm ấy nhiều những tiếng rao hàng của những người tha hương. Những người Tàu bỏ đất nước đi ra ngồi cõi rải rác cả nghìn năm tới nay. Khơng biết các đời trước ra sao, chứ cứ như tơi thấy thì mỗi lần bên Tàu có biến động, ở đây chật ních người Tàu chạy loạn. Tướng Tàu các tỉnh choảng nhau, người như vỡ chợ sang Hải Phòng, sang Hà Nội. Ơng Tơn Dật Tiên cũng đã đến Hà Nội ẩn ở trường trung học Hoa kiều số nhà 19 phố Hàng Buồm (Hội Văn nghệ Hà Nội bây giờ). Mấy năm trước còn cái cửa sổ căng lưới thép chống đạn ở căn gác hai của ngôi nhà đường Phan Bội Châu. Ơng ng Tinh Vệ đã sang trú ở đấy. Và những người nghèo khó bỏ quê đến làm ăn đất này đã bao năm, bao đời. Cứ mỗi hôm, mọi hàng q bánh ngồi đường, hàng xơi ngơ, khoai mật, sắn ta, người gánh người đội, các hàng quán ban ngày của người các làng vào bán đã giạt về ngoại ơ vãn cả, thì đêm đến lại ời ợi những tiếng rao hàng nghe thật lạ tai nhưng cũng thật quen thuộc.

Chập tối, gió lạnh phất phơ. Một ơng già ngồi lù rù như cái nấm mọc đầu ngõ Sầm Công, cất tiếng rao buồn buồn: Phàn sơi… phá sa. Lạc nóng rịn và mặn vị. Uống rượu ăn lạc và ăn chơi như nhá ngô rang. Nhá nhem, ở quanh chân cái tháp chùa cịn sót lại ven Hồ Gươm, những ơng già bà già, lúi húi ngọn đèn cạnh cái hủ nước bát sặc mùi “bát bảo lèng sà” toàn cam thảo. Ơng già đầu nhẵn bóng, to thơ lố như quả dưa hấu. Chắc lại những ông quan thất thế bên Tàu sang ngồi đấy. Rồi các ông các bà “bát bảo lèng sà” cũng biến vào trong đêm lúc nào. Vẫn văng vẳng phàn sơi phá sa phía phố Cầu Gỗ.

Chỗ ngã tư kia hắt lại tiếng rè rè chế mà phù… Độ tám giờ tối, các phố còn đương chen chúc, ngập ngụa người. Bấy giờ là giờ của hàng quà ngọt chế mà phù… Trẻ con cũng đã thuộc cái chè vừng đen này. Một gánh, bên nồi chè, bên thùng đựng thìa bát.

Lục tào sa… Lục tào sa… hàng chè đậu xanh, đậu đãi đủng đỉnh ra. Gió đuổi nhau trên các

hốc tường, lạt xạt như chuột chạy. Tiếng rao lục tào sa vẫn lững thững chen vào. Cái nón mây Hà Cối rộng vành đen dày cộp che kín nửa mặt người. Rồi lại quảy chui ra đi hút mãi ngoài ngã tư, hàng lục tào sa đứng lại đấy, hóng khách vội vã qua.

Bỗng gừ lên như tiếng con chim gầm ghì kêu lúc hồng hơn ở cửa rừng. Suỵt chế… Suỵt

chế… Chỉ là những khẩu mía hấp trong cái chảo đậy vung kín. Khẩu mía tiện, ướp hoa bưởi, xếp

đều từng lượt, nhả mùi thơm lẫn mật mía. Người Tàu thật khéo gợi những cái lạ miệng. Cũng một quả táo, quả ổi, quả khế đem khía ra dầm đường, trộn gừng bán được hơn tiền. Khẩu mía

hấp lên nóng hơi hổi. Trời rét ngăn ngắt, được khẩu mía nóng hãm điếu thuốc phiện vừa ngọt lại vừa ấm bụng.

Phố xá đêm dài buồn như chấu cắn. Cửa chợ Đồng Xuân khóa sắt đóng im ỉm. Cuộc sống Kẻ Chợ bấy giờ cũng chưa sầm uất đến phải có những chợ đổi vai cho rau rợ các vùng ngoại thành đổ vào. Cái chợ Bắc Qua ngày nay tấp nập suốt đêm, lúc ấy còn là khu nhà máy sợi Bắc Qua và cái nền sân bóng rổ Lơpa (Lepage) và chợ Đức Viên dưới chợ Hơm cịn là một bãi cỏ, có một xưởng gỗ.

Tiếng rao tỉm sắm bao… rờn lên cuối Ngõ Gạch. Thế là biết đã quá mười giờ. Giờ ăn đêm của những rạp hát sắp tan. Hiệp Thành, Sán Nhiên Đài, Quảng Lạc… Bánh bao! Bánh bao nóng!

Tỉm sắm bao à… Gánh banh bao quảy rong ấy vừa đỗ. Tiếng gọi bánh bao đằng hè phố bên trái

cùng với cánh cửa lạch cạch, hay là chỉ có tiếng động hé cửa. Thạp bánh vừa hở nắp, khói hơi thơm tn trắng cuộn cuộn. Rồi im lặng. Tiếng rao tỉm sắm bao… rời rã dần vào ngõ Quảng

Lạc.

Đương buổi ăn giữa đêm. Nhưng khách các rạp hát ra đã tan vào làn gió cuốn rào rào hai bên ngách tường bay biến đi đâu. Thỉnh thoảng, một cái xe tay lượn qua, hai bên cánh gà gió đánh phành phạch. Chiếc xe kiếm khách, như con cú dòm mồi, rồi lại cập quạng đi.

Lốc bểu… Lốc bểu… xóc xách lần bờ hè Hàng Gai xuống Hàng Bông Đệm, sang Bông Lờ.

Bánh cuốn Lạng Sơn hấp trong thạp. Đến ngã ba dừng lại. Không biết tiếng người hay tiếng gió. Một người ở ngõ Tạm Thương bước tới. Có lẽ đi nhà thổ lậu trong săm ra. Nhưng người khách ăn đêm ấy cũng không gọi gánh hàng đỗ được. Chuyến tàu Phòng lên từ bên kia cầu sang kéo còi qua bên chợ Cửa Nam. Còn phải đi suốt phố Hàng Lọng nữa gánh hàng mới có chỗ đón khách trên tàu xuống. Lốc bểu! Lốc bểu! Tiếng lấp lửng xa xa, cao thấp, gập ghềnh. Chẳng hiểu nghĩa thế nào, nghe trong đêm hai tiếng ngẩn ngơ đã muốn nghĩ ra cuộc đời âm u tha hương của người rao hàng. Quá nửa đêm rồi. Khuya trong các ngõ phố ụp xụp quanh quẩn mờ mờ các mái nhà thấp tù mù, nhạt loãng, ánh điện, ánh trăng pha với cái rét buốt sắc gợn. Đêm sâu, tiếng hàng cháo gà thoi thóp. Cay hạp trúc… Cay hạp trúc… Tiếng trúc… trúc… đằng cuối như nấc lên đơi chút lanh lảnh trong gió. Nhưng đã q canh rồi.

Chiếc đòn gánh cháo gà trên vai. Ngọn đèn lui hui đầu đằng trước. Tiếng rao đã bặt từ nãy. Gió may thổi qua mặt phố cứ xột xoạt lùa vào cái áo tơi lá át cả tiếng rao. Người bán cháo với tay rút trong ngăn kéo ra hai thanh tre. Gánh vẫn lũi lũi đi. Thanh tre đập chéo nhau vang lên hai tiếng gọn gành, lanh lảnh. Như chợt tỉnh. Sực tắc… Sực tắc… Sực tắc… Ai đương giở giấc nghe thính tai cũng phân biệt được đấy là hàng cháo gà hay hàng vằn thắn đương qua ngoài cánh cửa. Tiếng “sực tắc” (thực đắc: ăn được) thanh tre thanh gỗ khác nhau của gánh hàng đương gọi khách.

Từ bấy giờ đến tan canh, tiếng gõ sực tắc chốc lại thấp thoáng văng vẳng như tiếng vạc ăn đêm. Không biết con vạc đi ăn về lửng lơ thơ thẩn phía nào.

Bởi vì, đã lại bắt đầu một giọng khàn khàn như người ta vừa tỉnh ngủ dậy. Lồ mái phàn…

Lồ mái phàn… Xơi lạp xường nóng. Cái tiếng xôi lạp xường kèn tàu ấy cất lên là lúc trời đã mờ

mờ sáng. Tiếng rao cuối cùng vào lúc đêm khuya ngày rạng, những cái ăn cái uống trong đêm rỉ rả cũng dần dần đâu mất. Như trời sao thấp thoáng trên đầu hồi đương lặn. Ma biến cả rồi. Cịn lại cái chao đèn đường lắc đơi chút sáng điện rớt xuống quanh quẩn trên phố Hàng Bạc, Hàng Vải Thâm, Ngõ Huyện.

Tàu không ngon. Cũng tàn như trong đêm vừa qua. Ngưu nhục phần… nhục phần… nhục phần… Tiếng rao xưa cũ chẳng mấy ai còn nhớ. Phải đến tay người ta làm lại cái “ngưu nhục phần” thành phở bỏ chín, món q sáng và ăn cả ngày. Những tiếng “phơ, phơ” của bác phở gánh ở Gầm Cầu bước ra, cất tiếng chào cao cao, ấy là trời đã sáng hẳn. Những bóng phố nhỏ, những ngõ phố ướt nhợt nhạt lỗng ra.

Cái hàng phở Trưởng Ca ở đình Hàng Bạc mà Nguyễn Tuân đã đưa vào tùy bút, sau này có nhiều người nhắc lại. Coi như một cửa hàng ăn đêm và ăn ngon của Hà Nội chơi bời. Tôi e nó cứ sai lạc dần cái thực, nên phải ghi thêm vài chữ. Ơng Nguyễn nói đến phở Trường Ca chỉ vì cái hàng phở này liên quan đến giờ giấc của đám chơi đêm. Chứ không phải vì phở ngon Trưởng Ca. Đừng nhầm vốn sành ăn của ông Nguyễn với cái nước dùng thật đoảng của lão hàng phở kia. Làm cho người đọc tưởng là ông Nguyễn đã nói vậy, ắt phở Trưởng Ca phải ra cái gì.

Khơng phải. Phở Trưởng Ca chẳng ra cái gì cả. Đêm hơm khuya khắt, cũng có đơi lần tơi vào phở Trưởng Ca ở Hàng Bạc. Quán phở ghé một gian cửa đình, chống chếnh, huếch hốc, nửa phở gánh, nửa quán hàng. Trên ghế tràng kỷ tre khách đương ngồi ăn, nhà hàng xóc bánh, thái thịt, lại có người khoanh tay lên đầu gối ngủ cạnh đấy. Dễ đã ba, bốn giờ sáng. Người chơi đêm đã đói bụng mà khơng thể lần đâu ra cái ăn, từ Hàng Lọng ngược lên trên này, chỉ còn mỗi gánh phở thịt trâu Trưởng Ca nhạt thếch. Thì cũng phải rúc đầu vào mà thơi. Ơng hàng phở khéo đun cái nước dùng nóng phỏng mồm. Tàn đêm rồi mà còn lùa được một miếng phở nóng, thơi thế cũng là thỏa vong linh.

Các hàng quán bán cho khách ăn khuya quanh năm thường thế nào cũng bán được, như thế giữa các phố khúc khuỷu. Không bảo nhau mà đâu cũng từa tựa. Như ở tít ngoại ơ, phở Khuyển cầu Dừa xuống làng tôi, đèn le lói quá nửa đêm. Phở Trương Hàm trên dốc Sài lên hồ Tây. Khoảng ba giờ sáng, vẫn có phở, ngả vào làm một bát rồi về ngủ. Cũng một thứ phở Trưởng Ca cho người chơi đêm ngoại ô. Cái thứ phở thịt trâu, mỡ trắng ợt. Phở nóng hẳn hoi mà miệng nhai miếng thịt cứ lạnh tanh.

Một phần của tài liệu Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)