54 Chiếc xe cút kít

Một phần của tài liệu Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 (Trang 164 - 166)

Chiếc xe cút kít

Bây giờ khơng cịn có xe cút kít – vẫn cịn xe bị, nhưng cũng hiếm lắm. Chẳng mấy người còn phân biệt được xe ba gác, xe bò. Hai cái xe bánh sắt ấy cũng tương tự nhau. Nào ai biết xe bị có khi người cầm càng, có khi bị kéo, cịn xe ba gác thì nhẹ nhàng hơn, chỉ người cầm càng mà thôi.

Ở Hà Nội, nửa thế kỷ trước có cái xe cút kít cũng quen mắt như xe tay, xe ngựa, xe bị. Hiện nay, ngồi phố, xung quanh các xe tải rác đường có cái xe một vành bánh con xinh xẻo thoăn thoắt chuyển rác ở rãnh, ở hố lên. Cũng có người gọi là xe cút kít, nhưng xe cút kít ngày trước thì khơng giống thế.

Ngày ấy, xe cút kít thường đi đi về về nhiều nhất quanh cuối phố Hàng Buồm. Chuyện cũ về phố Hàng Buồm thường nghe kể phố ấy lắm hiệu ăn sang trọng của người Trung Quốc – mà bấy giờ gọi là hiệu “cao lầu” nhưng nếu tỉ mỉ hơn sẽ nhận ra phố Hàng Buồm từ ngã tư Hàng Ngang ra đến ngõ Phất Lộc cuối phố sang Cầu Đất bên bờ sơng thì khơng phải nhà nào cũng cao lâu tửu quán nguy nga choáng lộn mà mỗi quãng phố ấy đều một khác. Mới thoạt vào đầu phố, hai bên hè thơm phức, thơm ngậy mùi lê, táo, nho Hồng Kông, Vân Nam cùng những cái thớt gỗ to đùng với thịt lợn, thịt vịt quay, tiếng dao chặt côm cốp, sực nức mùi tương tàu, củ kiệu giữa đám thịt đã chặt miếng gói trong cái lá sen khơ buộc lơ lửng nhẹ nhàng chiếc lạt cói.

Rải rác mấy nhà hàng ăn nổi tiếng lâu năm: Tây Nam Tửu gia, Nhật Tân lâu, Đơng Hưng viên. Mấy qn cơm tám giị chả và cao lâu Mỹ Kinh, những nhà hàng mới ra đời vài năm sau. Còn cao lâu Siêu Nhiên và nhà Nguyên Sinh phố Thuốc Bắc – cũng như nhà hàng Lục Quốc ở phố Huế, tuy đồ sộ, đều là những hiệu ăn mở trong thời đại Hà Nội bị chiếm sau này.

Cuối phố Hàng Buồm cịn sót lại những nhà ở phố cũ, từ thế kỷ trước. Những nếp nhà trồng diêm, cửa sổ mắt bò, gác xép, mái chuôi vồ thụt ra thụt vào như hàm răng khểnh. Ở quãng này có chen mấy nhà hai tầng. Ngày trước cũng là cửa hàng buôn bán to, sau bị lụi bại vỡ nợ đã đem ngăn từng ơ ra cho th. Có tới mấy chục hộ ở, mỗi nhà một giường, hỏa lò và củi đuốc, mọi thứ đồ đạc đều nhét trong gầm giường. Chỗ nào cũng lúc nhúc người và khói bếp. Hồi ấy, tuần báo Ngày Nay đã in một phóng sự ảnh hai kỳ về ngơi nhà khiếp đảm nhất Hà Nội này.

Giữa những nếp nhà cũ, những nhà ổ chuột lại lẫn vào những tòa nhà hai tầng sàn gỗ vững chãi mà tối đen ngòm. Đấy là những cửa hàng của người Trung Quốc chuyên buôn đường – đường Quảng Ngãi ra Hà Nội rồi tải đi các tỉnh. Đường ở biển vào theo đường sông lên bến Nứa, phà Đen đưa về Hàng Buồm thuận lợi và gần hơn cả. Nhà nào gian ngoài cũng ướt nhớp nháp, chất cao những cái buồm đựng đường to như những bao tải áp lên sát trần.

Chiếc xe cút kít chuyên tải đường từ bến lên kề vào tận mép hè.

Người đẩy xe cút kít bng cái càng xuống, chui ra ngoài chiếc thừng đay nghiến hằn đỏ vai, rồi vắt mảnh khố tải chồng lên kín xuống lưng. Những buồm đựng đường – một thứ bị cói, cao to bằng chiếc tải được xốc lên lưng, vác chạy băng băng huỳnh huỵch vào nhà, trong khi

những tốp cu li khác từ trong nhà ra. Mồ hôi những tốp người qua lại rỏ xuống cũng đủ nhầy nhụa sàn nhà. Họ hối hả vác ra vác vào, như đàn voi, đàn trâu kéo cày, kéo bừa. Người ta bảo chỉ có cu li Trung Quốc – đã mấy đời làm nghề đẩy cút kít và khiêng đường mới khỏe và quen việc, rồi ăn thì như rồng cuốn đến như thế, chứ khơng dễ ai mỗi chốc đã làm được.

Chiếc xe cút kít chỉ có một bánh, cái bánh gỗ chắp, gỗ chốt bánh gỗ đặc và dày như cái thớt chặt chịt quay, to tròn bằng chiếc vành thúng đại. Hai càng xe như hai bắp cày duỗi về đằng sau khuỳnh khuỳnh rộng ra. người đẩy cút kít phải dang rộng hai cánh tay nắm vít đầu càng. Những chữ “khuỳnh khuỳnh tay ngai” để chỉ chiếc xe đạp thồ gạo trên chiến trường Điện Biên Phủ chắc không phải mới, mà “khuỳnh khuỳnh tay ngai” đã ra đời từ thời kỳ những ông hiên ngang khuỳnh tay đẩy xe cút kít cũ kỹ này. Trên bánh xe, một mặt phẳng chất hàng.

Người đẩy xe đi đằng sau là một du khách – người Trung Quốc lao động thường được ta gọi thân mật là “chú”, là “thím”, những ngày hè thì người nào cũng cởi trần, vắt quanh cổ cái khăn mặt đã ngả màu cháo lòng, mùa rét mặc áo khách xuyến ống tay rộng, ngoài láng thâm trong nhuộm nâu. Quanh năm, đội trên chỏm đầu trọc chiếc nón tầu ơ Hà Cối Móng Cái vành rộng phết màu vàng nghệ. Khi đẩy xe, một chiếc thừng đay vắt chéo lên cổ, để phòng xe xuống dốc, cái cổ được chiếc dây níu lại tạo sức nặng như cái cọc, như hòn đá chèn cho bánh xe lăn từ từ. Trên sàn xe, chồng chất những cái buồm cói, bị cói to lèn chặt những tảng đường phổi vừa được vác lên từ những đoàn thuyền trong Quảng mới ra, đổ san sát từ bến Phà Đen lên tận Cầu Đất, bến Nứa. Cái buồm cói to bằng những chiếc thúng đại trên đậy vỉa buồm, hàng đàn ong ở đâu à à bay đuổi theo xe rúc vào trong buồm đường. Chiếc trục gỗ quay, lăn bánh, chiếc xe được đẩy đi. Những chiếc cút kít lũ lượt tải đường vào phố Hàng Buồm.

Tiếng bánh xe gỗ kêu cút kít… cút kít vang động trong nắng oi ả giữa cái phố trơ trụi khơng một bóng cây. Chẳng hiểu vì tiếng cót két ủ ê ấy mà người ta đặt tên là xe cút kít hay tiếng Quảng Đơng đọc chệch ra như thế. Nhưng quanh năm, tiếng bánh xe gỗ ót ét rền rĩ cứ như hát, như khóc.

Một phần của tài liệu Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 (Trang 164 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)