Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam về ảnh hưởng của môi trường đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 29 - 32)

1.1. Tổng quan nghiên cứu

1.1.3. Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam về ảnh hưởng của môi trường đầu

đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khơng có nhiều nghiên cứu trong nước thảo luận trực tiếp tới QĐĐT của loại hình DNNVV bị ảnh hưởng như thế nào bởi MTĐT, phần lớn các nghiên cứu hướng tới tổng thể doanh nghiệp nói chung hoặc tập trung vào doanh nghiệp FDỊ Dù vậy, qua các nghiên cứu này cũng có thể thấy rất rõ rằng việc cải thiện MTĐT là cần thiết

để kích hoạt các QĐĐT của doanh nghiệp.

Gần đây, ngày càng có nhiều tổ chức nghiên cứu và đưa ra báo cáo về môi

trường kinh doanh tại Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới, với những góc

độ tiếp cận khác nhaụ Chẳng hạn như: ”Báo cáo Môi trường Kinh doanh toàn cầu”

của WB; ”Báo cáo Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu” của Hiệp hội các nhà nghiên cứu kinh doanh toàn cầu; ”Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu” của Diễn đàn Kinh tế thế giớị Các báo cáo đã phần nào phản ảnh được thực trạng và sự biến đổi trong

MTĐT kinh doanh của Việt Nam. Về cơ bản, mục tiêu chính của các báo cáo là dựa trên những bộ chỉ số chung để so sánh và đánh giá MTĐT giữa các quốc gia trên

thế giới, lấy đó như là thước đo về năng lực cạnh tranh, nhấn mạnh khả năng thu

hút các nhà đầu tư quốc tế của một quốc giạ Theo đó, các nghiên cứu này đã có

những đóng góp đáng kể, kết quả đánh giá theo bộ tiêu chí chung có vị trí quan

trọng đối với chính phủ trong việc cải thiện hình ảnh quốc giạ Nhưng cũng chính

vì vậy, rất ít nội dung của các báo cáo quan tâm đến sự tồn tại những điểm tương đồng và khác biệt về một điều kiện đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước đặc biệt là DNNVV so với các nhà đầu tư nước ngồị Nói cách khác, việc cải thiện

các tiêu chí này liệu có khả năng kích thích đầu tư của DNNVV trong nước như thế nào chưa được trả lời đầy đủ.

Một số nghiên cứu đã dành sự quan tâm phân tích và đánh giá MTĐT tại các địa phương. Từ năm 2005 đến nay, hàng năm VCCI thực hiện báo cáo về ”năng lực

cạnh tranh cấp tỉnh” của 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam, nghiên cứu dựa trên số liệu khảo sát ngẫu nhiên khoảng 10 nghìn doanh nghiệp dân doanh mỗi năm. Báo cáo tập trung đánh giá, xếp hạng giá mười nội dung về chất lượng điều hành của chính quyền cấp tỉnh bằng bộ chỉ tiêu với 10 tiêu chí khác nhaụ Báo cáo phản ánh quan điểm, cảm nhận của các doanh nghiệp dân doanh về MTĐT tại địa phương, là thông tin đánh giá tiềm năng đầu tư để các doanh nghiệp cân nhắc địa điểm đầu tư. Việc xếp hạng năng lực cạnh tranh của các tỉnh thành đã và đang tạo ra động lực mạnh mẽ trong việc cải

Kế thừa hướng tiếp cận đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, một số nghiên cứu đã tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực và địa phương cụ thể. Khi nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Hải Dương, Phan Nhật Thanh (2011) dựa trên bộ chỉ số về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cùng kết quả khảo sát thái độ của doanh nghiệp với cơ quan đơn vị công quyền và thái độ làm việc của công chức nhà nước đối với doanh nghiệp. Luận án đã triển khai đánh giá khả năng cạnh tranh của tỉnh Hải

Dương, đồng thời phân tích so sánh chỉ số cạnh tranh với các tỉnh lân cận, các tỉnh có

điều kiện tương đồng để làm rõ hơn những mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình cải

thiện năng lực cạnh tranh. Đóng góp chính của luận án là đánh giá ngun nhân và giải pháp cải thiện năng lực cạnh tranh, trong đó đáng chú ý là tính cơng khai, minh bạch và tiếp cận đất đai là hai yếu tố được xem là vấn đề lớn nhất cần cải thiện. Luận án

chưa quan tâm đến mối liên hệ giữa các chỉ số cạnh tranh với khả năng đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn. Nghiên cứu của Tuyến T.Q. và cộng sự (2016) cung cấp

bằng chứng về ảnh hưởng của chất lượng tổ chức chính quyền cấp tỉnh và tham nhũng với hoạt động của các công ty tại Việt Nam. Kết quả cho thấy rằng cường độ hối lộ có sự tác động tiêu cực đến năng suất của các doanh nghiệp. Ngoài ra một số yếu tố thể chế của tỉnh như: chi phí thời gian và việc cung cấp các hoạt động hỗ trợ cho khu vực

tư nhân ảnh hưởng tích cực liên quan đến năng suất cơng tỵ Qua đó, Tuyến T.Q. và

cộng sự (2016) cho rằng một khung pháp lý minh bạch và hiệu quả cần được thúc đẩy

để hạn chế tham nhũng và mức độ tham nhũng. Tương tự là nghiên cứu của Hoa & Lin

(2016) đã chứng minh tính minh bạch cùng với khả năng tiếp cận thơng tin, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và chi phí thời gian cho các thủ tục đầu tư kinh doanh có liên quan chặt chẽ với thu hút đầu tư tại các địa phương của Việt Nam. Viet, P.H. (2013), xem xét sự thay đổi thể chế (cải cách quản trị) ở cấp tỉnh ảnh hưởng đến khu vực doanh nghiệp

bằng cách sử dụng một cơ sở dữ liệu bảng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai

đoạn 2006-2010. Kết quả cho thấy có một mối quan hệ tích cực tồn tại giữa các yếu tố:

(1) cải thiện các dịch vụ hỗ trợ tư nhân, (2) ủng hộ cho hoạt động của lãnh đạo tỉnh

trong việc giải quyết vấn đề cho các doanh nghiệp, (3) tiếp cận đất đai dễ dàng hơn và (4) giảm chi phí khơng chính thức (đại diện cho tham nhũng ít hơn) với hiệu quả của khu vực doanh nghiệp địa phương. Tuy nhiên, Viet, P.H. (2013), nhấn mạnh rằng,

trong số bốn thay đổi về quản trị cấp tỉnh, các tác động của tiếp cận đất đai và giảm chi phí khơng chính thức là rất nhỏ so với các yếu tố còn lạị

Cũng nghiên cứu về tham nhũng và quản lý nhà nước tại Việt Nam, Thuy & Dijk (2008) tập trung vào sự khác biệt giữa các doanh nghiệp Nhà nước với doanh

nghiệp tư nhân. Thuy & Dijk đã chứng minh một nghịch lý đáng bàn luận và suy xét đó là, xuất phát từ mối quan hệ đặc biệt với các công chức nên tham nhũng hầu như

khơng có hại cho khu vực doanh nghiệp nhà nước trong khi khu vực này lại có hiệu quả thấp kém. Ngược lại, các doanh nghiệp tư nhân mà chủ yếu là các DNNVV vốn rất năng động và đạt lợi nhuận cao hơn so với doanh nghiệp nhà nước lại chịu tác động tiêu cực đáng kể từ tham nhũng.

Hồ Sỹ Ngọc (2015) nghiên cứu đánh MTĐT trong điều kiện hội nhập tại Nghệ

An, sau khi xác định và phân tích các yếu tố cấu thành MTĐT, luận án đi sâu tìm hiểu các yếu tố tác động tới MTĐT như chính trị - văn hóa, điều kiện tự nhiên, hội nhập tại tỉnh Nghệ An. Từ bộ số liệu được thu thập qua bước khảo sát các doanh nghiệp và bộ phận thực thi chính sách, tác giả làm rõ những yếu tố hạn chế với các mức độ/vai trò khác nhau và đề xuất một số hướng cải thiện MTĐT tại Nghệ An. Những vấn đề quan trọng cần hoàn thiện bao gồm việc tạo lập cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ chế thực thi chính sách hiệu quả, theo tác giả điều này là quan trọng trong điều kiện hội nhập.

Với mục tiêu khám phá và đề xuất giải pháp đẩy mạnh khả năng thu hút vốn

đầu tư tại khu vực trung du miền núi phía Bắc, Đỗ Hải Hồ (2011) đã nghiên cứu

thực nghiệm dựa trên số liệu về các cải cách yếu tố thành phần MTĐT (cứng, mềm). Tác giả kiểm định mối quan hệ tới kết quả thu hút vốn tăng trưởng kinh tế.

Kết quả cho thấy, sự đồng thuận, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực ảnh hưởng tới

kết quả thu hút vốn đầu tư. Dựa trên thống kê mô tả về kết quả cải thiện MTĐT tác giả đề phân tích các hạn chế cốt yếu cần cải thiện gồm: Chính sách, hạ tầng, nguồn lực con ngườị

Đánh giá ảnh hưởng của MTĐT tới thu hút FDI, Nguyễn Thị Ái Liên (2011)

tập trung vào các yếu tố có ảnh hưởng tới dịng FDI vào Việt Nam từ năm 1986 đến

năm 2009. Các số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp qua khảo sát được sử dụng để kiểm tra,

đánh giá thực trạng MTĐT. Qua phương pháp Pareto luận án đã chỉ rõ những hạn chế

trong thu hút FDI và đề xuất các hướng cải thiện MTĐT. Theo đó, các yếu tố thúc đẩy thu hút FDI cần được cải thiện bao gồm: Ổn định chính sách vĩ mơ, pháp luật, quy

hoạch, thủ tục hành chính, tính minh bạch, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và xúc tiến

đầu tư.

Ngoài các nghiên cứu trên, đã có một vài nghiên thảo luận về ảnh hưởng của

Lê Hoàng Bá Huyền (2012) nghiên cứu QĐĐT của các doanh nghiệp nước ngoài tại Thanh Hóa, giải pháp được đề xuất cho tỉnh Thanh Hóa thu hút thêm đầu tư

dựa trên luận điểm khẳng định cơ sở hạ tầng cùng với kinh tế thị trường là có vai trị tác động tích cực và quan trọng đến QĐĐT, tác giả cũng nhận định rằng văn hóa xã hội và tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng mờ nhạt hơn. Lê Thế Phiệt (2012), đánh

giá tổng thể cả các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự phát triển các DNNVV tại tỉnh Đắc Lắc, kết quả đo lường được sắp xếp theo thứ tự về tầm quan trọng của các nhân tố lần lượt là: (1) Khoa học kỹ thuật, (2) Năng lực chủ doanh nghiệp và trình độ lao động, (3) Vốn, (4) Chính sách của Nhà nước, (5) Thủ tục hành

chính và dịch vụ hỗ trợ, (6) Thị trường.

Hoa & Lin (2016) đã làm rõ vai trị của văn hóa xã hội trong QĐĐT khi khẳng

định rằng, chính sự bất đồng về văn hóa kinh doanh, ngơn ngữ, cách ứng xử là bất lợi và

gây ra khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận các thơng tin. Từ đó, Hoa & Lin (2016) cũng cho rằng, sự đa dạng và khác biệt về văn hóa tại các tỉnh thành của Việt Nam có ảnh hưởng đến việc thực hiện đầu tư các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài

Gần đây hơn là nghiên cứu của Lê Thị Lan (2017), nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng các yếu tố bên trong và bên ngoài đến đến QĐĐT của doanh nhiệp vào các

khu kinh tế tại Thanh Hóạ Tác giả đã chứng minh rằng, việc doanh nghiệp QĐĐT

chịu ảnh hưởng bởi cả 2 nhóm yếu tố nàỵ Cụ thể, tác giả cho rằng trong khi các yếu tố gồm môi trường sống và truyền thơng có mối quan hệ ngược chiều thì vị trí của khu kinh tế, chính sách ưu đãi, các loại chi phí đầu vào, thể chế tại địa phương có quan hệ

cùng chiều với việc ra QĐĐT. Nghiên cứu này còn cho rằng, khơng có đủ cơ sở để

khẳng định nguồn nhân lực tại địa phương và cơ sở hạ tầng của khu kinh tế ảnh hưởng

đến QĐĐT. Hạn chế của các nghiên cứu này chính là việc xác định phạm vi nghiên

cứu về là trên một tỉnh, tính đại diện không caọ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 29 - 32)