Về chính trị-pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 138 - 142)

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh chính trị-pháp luật là yếu tố có ảnh hưởng tích cực tới việc thúc đẩy các DNNVV gia tăng đầu tư tại địa phương. Việc duy trì được an ninh chính trị ổn định, hệ thống pháp luật và các chính sách đầu tư hợp lý là điều kiện hấp dẫn đầu tư của các DNNVV. Mặc dù đến nay có thể khẳng định rằng,

Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống pháp luật, chính sách hỗ trợ đầu tư của

DNNVV khá đầy đủ và tồn diện, nhưng cùng với đó kết quả phân tích thực trạng đã thấy vấn đề tồn tại lớn nhất chính là q trình triển khai thực hiện chưa hiệu quả. Điều này đang gửi những tín hiệu cảnh báo khó khăn cho các QĐĐT tiềm năng, cản trở đầu tư phát triển của các DNNVV... Để thúc đẩy hoạt động đầu tư của các DNNVV, ngồi

việc củng cố và duy trì ổn định an ninh chính trị hiện nay, nghiên cứu kiến nghị một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh thực hiện cơ chế đối thoại và hợp tác hiệu quả với các

DNNVV trong việc gỡ bỏ khó khăn triển khai, thực hiện các chính sách, quy định

pháp luật. Kinh nghiệm từ nhiều nghiên cứu cũng như thực tế tại các quốc gia cho thấy rằng, cơ chế đối thoại hiệu quả giữa chính quyền các cấp với DNNVV đóng góp rất

nhiều vào sự tin tưởng và xây dựng sự đồng thuận và thấu hiểu giữa các bên liên quan.

Điều này rất hữu ích ví nó giúp xác định chính xác và giải quyết tốt nhất các khó khăn

và nhu cầu của DNNVV, tạo điều kiện đúng đắn để doanh nghiệp thụ hưởng được lợi ích từ những chính sách phù hợp. Mặc rất khó khăn và tốn kém nhiều thời gian để mối quan hệ này trở nên thiết thực nhất có thể, nhưng với các những chuyển biến gần đây cho thấy những dạng đối thoại này cần phải được chú ý nhiều hơn tại Việt Nam. Vấn

đề là cần có cơ chế rõ ràng và hiệu quả tạo ra lòng tin để DNNVV tham gia vào quá

trình này, phải tạo ra được sự ràng buộc chặt chẽ, lâu dài về trách nhiệm và lợi ích

giữa các bên liên quan.

Thứ hai, cần cụ thể hóa các điều kiện pháp lý triển khai hỗ trợ DNNVV. Với tỷ lệ chiếm đại đa số, việc hỗ trợ DNNVV dưới bất kỳ hình thức nào chắc chắn sẽ đòi hỏi rất lớn về các nguồn lực, đặc biệt là trong trường hợp ngân sách khó khăn. Hơn thế

nữa, một đạo luật được ban hành thì khó có thể địi hỏi sự chi tiết ở mức độ caọ Giống như nhận định của nhiều doanh nghiệp, hạn chế lớn nhất trong lĩnh vực chính sách,

pháp luật hỗ trợ DNNVV từ trước tới nay tại Việt Nam không nằm ở khía cạnh nội

dung, mục tiêu mà là cơ chế triển khai hỗ trợ còn quá chung chung. Để giải quyết vấn

đề này, đi sau việc ban hành chính sách, luật hỗ trợ cần có các văn bản hướng dẫn thi

hành chính sách, luật hỗ trợ với sự cụ thể hóa các nguyên tắc về đối tượng, tiêu chí, mơ hình thực thi trong các điều kiện cụ thể. Chẳng hạn việc quy định bổ sung những hỗ trợ cụ thể về thuế, thì cần quy định rõ có bao nhiêu mức thuế ưu đãi, cụ thể mỗi

mức thuế sẽ là bao nhiều và đối tượng được hưởng có sự phân biệt khơng hay cứ là

DNNVV là được hưởng, đây là những điều còn thiếu trong nhiều văn bản trước đây,

kể cả luật hỗ trợ DNNVV vừa được ban hành. Tương tự, là các vấn đề về lao động,

việc hỗ trợ cho tất cả các DNNVV sẽ rất khó khả thi khi các hình thức hỗ trợ đào tạo

được đưa ra mà không giới hạn các doanh nghiệp nào được tiếp cận đang khiến các

doanh nghiệp hoài nghi, lý do là nó hỏi một khoản chi ngân sách quá lớn. Ngồi ra, cũng cần quy định rõ tính chất pháp lý của các tổ chức bảo lãnh tín dụng, các tổ chức

tài chính này có hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng hay có quy định riêng, là tổ chức tư nhân hay nhà nước…

Thứ ba, hỗ trợ có chọn lọc tốt hơn là hỗ trợ đồng đều, không phân biệt

DNNVV. Cần xây dựng bộ tiêu chí phân loại các DNNVV để hỗ trợ phù hợp theo

từng thời giai đoạn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế quốc gia và các địa

phương. Có hai lý do cần thiết để thực hiện vấn đề này: 1) Việc hỗ trợ cùng lúc, như nhau cho tất cả cho DNNVV sẽ là một thách thức và tiềm ẩn rủi ro rất lớn trong việc xử lý vấn đề nguồn thu ngân sách. 2) Nguồn lực phải được phân bổ hiệu quả, cũng đồng nghĩa với việc phải phân bổ cho những lĩnh vực kinh tế, ngành nghề trọng điểm,

những doanh nghiệp có khả năng gia tăng lợi ích của nguồn lực được phân bổ. Từ

những lý do trên, việc hỗ trợ mang tính dàn đều vừa khó đảm bảo nguồn lực vừa khó kiểm sốt, làm cho những chính sách hỗ trợ bị phân tán, chồng chéo, thiếu trọng tâm. Do đó, cần xác định rõ bộ phận DNNVV nào cần ưu tiên hỗ trợ, hỗ trợ nhiều hay ít, hỗ trợ trước hay sau, hình thức hỗ trợ gì phù hợp. Trước tiên, các tiêu chí phân loại để ưu tiên hỗ trợ có thể căn cứ theo chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, kinh tế ngành

đồng thời đảm bảo phát huy ưu thế của mỗi địa phương. Sau đó có thể tiếp tục sàng

lọc, phân loại để ưu tiên hỗ trợ trước hoặc hỗ trợ nhiều hơn hoặc cả hai theo các tiêu chí như: Sử dụng nhiều lao động; có chiến lược, tầm nhìn dài hạn; tuân thủ pháp

luật…Dù theo bất cứ nguyên tắc nào thì quan điểm xuyên suốt là ưu tiên doanh nghiệp có đủ điều kiện phát huy được hiệu quả, phải đảm bảo khả năng duy trì và tái thu hồi các nguồn hỗ trợ, để có điều kiện hỗ trợ tiếp theo cho các doanh nghiệp khác.

Thứ tư, trong hỗ trợ luôn đề cao nguyên tắc hỗ trợ tốt nhất chính là phải tạo ra điều kiện cho DNNVV tự giúp mình, cần chú trọng tới việc gỡ bỏ các rào cản thay vì

chỉ quan tâm tới việc cung cấp hỗ trợ trực tiếp. Việc xây dựng các cơ chế pháp lý dành riêng cho các DNNVV là cần thiết nhưng cần đảm bảo nguyên tắc có nhận, có trả. Đây

cũng là địi hỏi của việc cạnh tranh cơng bằng bình đẳng trong MTĐT. Các khoản hỗ trợ trực tiếp chẳng hạn như về tài chính thực chất khó có thể đảm bảo phát huy cho cả cộng

đồng doanh nghiệp rất lớn này, thay vì thế các cấp chính quyền cần nhấn mạnh trọng tâm

là xác định chính xác để gỡ bỏ các rào cản chính sách, cơ chế dành cho các DNNVV. Thứ năm, đổi mới và tăng cường hiệu quả sự phối hợp giữa các cấp chính quyền.

Để kích thích đầu tư của các DNNVV cần sự tham gia và hợp tác của các cấp chính

quyền. Dù trong hồn cảnh nào thì việc quy định khung pháp lý, chính sách hỗ trợ từ

chính quyền trung ương là những bước đi đầu tiên và có ảnh hưởng lớn đến đầu tư của DNNVV trong hầu hết các bối cảnh. Tuy nhiên, nếu các chính quyền ở cấp thấp hơn khơng có năng lực hành chính và các nguồn lực phù hợp, sẽ rất khó để đạt được kết quả mong muốn. Bởi chính quyền ở cấp địa phương chính là nơi các doanh nghiệp trực tiếp liên hệ để thực hiện các hoạt động đầu tư. Do đó, khi thực thi các chính sách hỗ trợ, cần

đẩy mạnh sự thống nhất, phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chính quyền các cấp từ

trung ương tới địa phương, giữa các cơ quan liên ngành trong các chính sách đầu tư đồng thời đảm bảo năng lực tài chính cho các địa phương thực thi trách nhiệm của mình. Ở đó, cần có sự thỏa thuận, chia sẻ trách nhiệm liên quan đến đầu tư của doanh nghiệp

chẳng hạn như đăng ký đầu tư và các quy định chung. Kinh nghiệm các quốc gia cho thấy rằng, việc phân cấp, phân bổ ngân sách tốt hơn giữa các chính quyền địa phương và trung ương cũng rất cần thiết để đảm bảo rằng các chính quyền địa phương có đủ nguồn lực để thực hiện các trách nhiệm mới của mình và nó cũng hiệu quả để phịng ngừa việc xuất hiện các khoản chi phí ngồi dự kiến cho DNNVV. Ngồi ra, cũng cần lưu ý rằng,

để kích thích đầu tư của các DNNVV, các địa phương có thể phải đưa ra những chính

sách ưu đãi riêng và gửi tín hiệu tích cực để giành được niềm tin của nhà đầu tư trong

nước và cả ngoài nước. Tuy nhiên, nếu phân quyền không hiệu quả sẽ dẫn tới nguy cơ cạnh tranh trong giữa các địa phương, có thể khiến họ đưa ra các ưu đãi vượt q lợi ích, mất hiệu quả trên góc độ phân bổ và sử dụng các nguồn lực quốc giạ Trên góc độ đó, chính quyền trung ương cần là đầu mối để các địa phương thiết lập hệ thống các chính

sách khuyến khích đầu tư phù hợp và phải được triển khai trong một khn khổ có tính tồn diện, tập trung phát huy đầy đủ lợi thế so sánh và tối đa hoá khả năng cạnh tranh

của địa phương.

Thứ sáu, tăng cường cơ chế giám sát q trình thực hiện luật và chính sách hỗ trợ DNNVV. Để công tác giám sát, đánh giá các hoạt động hỗ trợ có hiệu quả hay

không, số doanh nghiệp được hỗ trợ thực tế so với mục tiêu đặt ra cần đảm bảo khách quan, công khai và minh bạch. Đây là một trong những đòi hỏi tất yếu hiện nay bởi

nếu nhìn tồn diện thì các chính sách hỗ trợ tại Việt Nam rất tồn diện tuy nhiên q trình thực thi nhìn chung cịn khác xa so với mục tiêu đặt rạ Việc giám sát, đánh giá cần được thực hiện đồng bộ bởi các cơ quan, tổ chức liên quan, tuy nhiên cần đảm bảo tính độc lập tương đối và tốt nhất là phải có mặt của đại diện các DNNVV. Như vậy, rất cần cơ chế cho một tổ chức đánh giá chính sách hỗ trợ DNNVV, các đơn vị thực

hiện hỗ trợ và doanh nghiệp đóng vai trị là các vệ tinh cung cấp thơng tin, tránh phụ thuộc vào việc một tổ chức vừa làm vừa là người đánh giá. Chính các doanh nghiệp là

đối tượng phản ánh chính xác nhất tác động của chính sách, luật pháp, do đó tiếng nói

của doanh nghiệp phải được lắng nghe và là căn cứ quan trọng để đánh giá, điều chỉnh. Cuối cùng, tất cả những nỗ lực cải thiện chính sách và các vấn đề pháp lý cho DNNN ln phải tính tốn đến bối cảnh cụ thể, tính thời điểm của quốc gia và từng địa phương. Thật khó để tìm thấy những chính sách nào bất biến qua các thời kỳ mà vẫn phát huy hiệu quả, bởi các điều kiện thực tế ln biến đổi, những hạn chế khó khăn

nhất là trong xu thế tồn cầu hố hiện naỵ Do đó, việc đánh giá nhận thức sự thay đổi

nói trên theo từng thời kỳ để đưa ra sự điều chỉnh trong các chính sách hỗ trợ là cần thiết đối với các cấp chính quyền và cả với các DNNVV.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)