Nâng cao hiệu quả quản trị, thực hiện cam kết của chính quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 142 - 144)

So với nhóm yếu tố chính trị- pháp luật, hiệu quả quản trị hành chính của chính quyền có ảnh hưởng lớn hơn đối với QĐĐT của DNNVV. Điều này cho thấy, việc cải thiện, nâng cao hiệu quả quản trị hành chính là yêu cầu quan trọng trong việc xây dựng một MTĐT tốt hơn cho các doanh nghiệp nàỵ Trong đó, sự quan liêu, phức tạp trong

thủ tục và các chi phí giao dịch phi chính thức trong quá trình đầu tư là một trong

những thách thức lớn cần giải quyết. Kể cả ở nhiều nước phát triển, được coi là tiến bộ trong việc tạo lập được môi trường kinh doanh thân thiện, thủ tục pháp lý được tối

giản hóa thì quan liêu vẫn là một vấn đề quan trọng. Bên cạnh các doanh nghiệp lớn, các DNNVV vốn ít chú trọng hoặc khơng có mối quan hệ đáng kể với chính quyền, có thể phải chấp nhận sự thua thiệt hơn về khả năng thích nghi và trang trải các chi phí quan liêu quá cao nếu có. Do đó đây sẽ là nút thắt quan trọng hàng đầu trong việc thúc

đẩy đầu tư của DNNVV tại Việt Nam.

Cần tái khẳng định rằng, khía cạnh pháp luật, chính sách hỗ trợ về đầu tư

dành cho DNNVV tại Việt Nam đã liên tục được cải thiện đã khỏa lấp đi những lỗ hổng mang tính pháp lý, nhưng dường như chất lượng, kết quả triển khai đang ở

rất xa phía sau so với các cam kết và sự kỳ vọng của DNNVV. Vấn đề chính là sự lệch lạc khi triển khai trong thực tế đã dẫn tới việc khó khăn để dự đốn tác động của chúng, phần nào gây phiền toái cho việc QĐĐT của các doanh nghiệp. Quyền lợi của doanh nghiệp được đề cập đầy đủ trong luật, chính sách nhưng chúng lại

không được thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ trong thực tế. Khoảng cách

giữa mục tiêu đặt ra với thực tế triển khai của các chính sách đang khiến các nhà đầu tư và doanh nghiệp không hiểu lý do tại sao họ không được hỗ trợ, tại sao họ

phải chờ đợi và có thể là tốn thêm các khoản chi phí khác. Sự thiếu hiệu quả trong việc thực hiện các cam kết và các chính sách đã xây dựng thường xuất phát từ

nhiều phíạ Kể cả từ phía các doanh nghiệp, từ hệ thống chính sách và đặc biệt là yếu tố chủ quan từ nhân sự trong bộ máy chính quyền. Dưới góc độ của nghiên

cứu, tác giả muốn bàn về một số giải pháp dưới góc độ quản lý hành chính. Để giải

quyết vấn đề này, thực tế có thể chia thành hai kênh tác động.

Kênh thứ nhất, bao gồm các biện pháp mang tính gián tiếp, là những nỗ lực cải thiện chất lượng công tác nhân sự trong bộ máy hành chính, nó có thể bao gồm việc tinh giản biên chế, đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt là giáo dục tư

tưởng đạo đức tác phong làm việc, cải thiện thu nhập… Tuy nhiên chỉ biện pháp này là chưa đủ, bằng chứng là ngay ở những nước phát triển, bộ máy hành chính được coi là gọn nhẹ hay thu nhập của cơng chức rất cao thì hiện tượng tham nhũng, nhũng nhiễu doanh nghiệp vẫn diễn rạ Sự bất trắc vẫn sẽ tồn tại khi phải hy vọng hay phụ thuộc vào sự tự giác của những người có tiếng nói quyết định trong từng cơng đoạn thực

hiện luật và các chính sách cho doanh nghiệp.

Kênh thứ hai, có thể gọi là những biện pháp trực tiếp, xuất phát từ cam kết từ cấp quản trị cao nhất xuống các cấp thấp hơn để thay đổi sự quan liêu, nhũng nhiễu

doanh nghiệp. Để thực hiện nó, ngoài việc tiếp tục nghiên cứu để tối giản và minh

bạch hóa các thủ tục hành chính mà vẫn đạt được các mục tiêu pháp lý đặt ra thì quan trọng hơn là phải quyết liệt cắt giảm kênh giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp với nhân sự trong bộ máy chính quyền địa phương.

Từ thực tế hiện nay, một số hành động cụ thể cần thực hiện bao gồm:

Một là, tiếp tục tăng cường tính minh bạch trong cơ chế, quy trình: Cần xây

dựng cơ chế giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin dễ dàng, thuận lợi và đầy đủ nhất

cũng như hiểu rõ quy trình, các tiêu chí ra quyết định liên quan tới hoạt động đầu tư. Các thông tin phải đảm bảo sẵn có, cập nhật và chính xác, và các dịch vụ hành chính

được cung cấp hiệu quả, mức phí được quy định và được thu một cách rõ ràng. Để đảm bảo sự tiếp cận ở mức thuận tiện cao nhất với mọi doanh nghiệp, các cơ chế, quy

trình cần thể hiện chi tiết, cụ thể và dễ hiểu nhất, tránh quy định chung chung, rườm rà

đặc biệt là ngăn ngừa tối đa hiện tượng chủ thể thực thi có thể tùy biến trong các

trường hợp khác nhaụ Những thông tin này cũng cần công bố công khai trên nhiều kênh thông tin khác nhau, để doanh nghiệp và các tổ chức liên quan có cơ sở tham gia, giám sát việc thực hiện quyền và trách nhiệm của mình.

Hai là, tăng cường sự tham gia của các bên liên quan: Mức độ tham gia của

các bên liên quan là một tiêu chí có thể phản ánh và đánh giá chất lượng của hệ thống quản trị hành chính. Ý kiến, nguyện vọng của các DNNVV cần được được lắng nghe và phản ánh trong quá trình ra quyết định. Đó cũng là q trình doanh nghiệp và các tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ giám sát hoạt động quản lý hành chính. Tuy nhiên, việc làm này cần thực chất hơn, khơng thể mang tính hình thức. Cần tạo kênh lấy ý kiến của doanh nghiệp với đầy đủ các điều kiện để doanh nghiệp có thể cung cấp ý

kiến đơn giản, dễ dàng. Tiếp theo và cũng rất quan trọng là cơ chế khuyến khích doanh nghiệp sao cho họ có thể phản ánh các thông tin tiêu cực, tham gia ý kiến của mình một cách an tồn, đúng địa chỉ, đúng thời điểm.

Ba là, giảm thiểu sự trùng lặp giữa các cơ quan hành chính về chức năng và hoạt

động: Sự phân chia chức năng của các thể chế là một điểm yếu của Việt Nam. Chức

năng của các cơ quan có thẩm quyền điều hành và quản lý phải được quy định rõ ràng, tránh tình trạng trùng lặp về chức trách gây những khó khăn khơng cần thiết cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đơn cử như, doanh nghiệp cần giải quyết một công việc mà

cơng việc đó có thể do cơ quan A hoặc cơ quan B giải quyết đều được, nó sẽ dẫn tới là cơ quan này đẩy sang cơ quan kia, doanh nghiệp thì mong xử lý nhanh chóng, thốt khỏi tình trạng đưa đẩỵ Điều này là căn cơ, tiền đề phát sinh các khoản thu, chi khơng chính thức.

Bốn là, đẩy mạnh sử dụng cơng nghệ, tăng cường mơ hình quản lý hành chính điện tử. Thủ tục đầu tư kinh doanh đã có những tiến bộ tích cực, nhưng nhiều quy

trình, thủ tục vẫn còn rườm rà, mất nhiều công đoạn, thời gian. Việc tiếp tục được

chuẩn hóa, tinh giản các thủ tục hành chính là cần thiết nhưng để hiệu quả thì khơng

thể thiếu sự có mặt có cơng nghệ. Một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay là phải nghiên cứu, đẩy nhanh q trình tin học hóa, điện tử hóa các hoạt động của cơ quan

hành chính, đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể giao tiếp, thực hiện các thủ tục với cơ quan hành chính thật thuận lợị Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích và hiệu ứng tích cực tới các khía cạnh khác, chẳng hạn như việc giao dịch thông qua hệ thống kết nối internet không những tăng cường tính minh bạch, sự công bằng, tiết kiệm được chi

phí, thời gian của các bên mà cịn có thể giảm được sự phiền hà, nhũng nhiễu, giảm thiểu các khoản "bôi trơn" cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 142 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)