Bình luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 129)

Nghiên cứu đã có phát hiện mới trong nội dung phân tích nhân tố khám phá, khi 10 thang đo Chính trị-pháp luật đã tách thành hai nhóm nhân tố. Điều này cho thấy, về mặt lý thuyết đây là các khái niệm thành phần của một biến, nhưng xét trong bối cảnh MTĐT tại Việt Nam dành cho các DNNVV chúng đại diện cho 2 biến khác nhaụ Với 5 biến quan sát được phân tách riêng để định nghĩa cho một biến mới, dựa trên ý nghĩa nội hàm và có tham chiếu đến một số nghiên cứu liên quan trước đây, biến mới này

được gọi đặt tên là “Hiệu quả quản trị hành chính”. Vì thế, MTĐT trong phân tích thực

nghiệm sẽ bao gồm 6 biến thành phần là Chính trị-pháp luật, Hiệu quả quản trị hành chính, Cơ sở hạ tầng, Chi phí, Thị trường và Văn hóa xã hộị

Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức đã cho thấy ảnh hưởng của MTĐT đối với QĐĐT của các DNNVV tại Việt Nam. Xét trên phương diện tổng thể, cơ sở hạ

tầng tại địa phương là yếu tố ảnh hưởng tích cực và mạnh nhất đến QĐĐT của các

DNNVV, tiếp đến là các yếu tố Hiệu quả quản trị hành chính, Chi phí, Thị trường và Chính trị pháp luật. Đồng thời, kết quả phân tích cũng cho thấy chưa có cơ sở khẳng định văn hóa xã hội có ảnh hưởng đến QĐĐT của các doanh nghiệp.

i) Về cơ sở hạ tầng: Là yếu tố giữ có ảnh hưởng lớn và tích cực nhất đến

QĐĐT của DNNVV tại Việt Nam hiện naỵ Điều này hàm ý rằng, các DNNVVV ưu tiên đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh tại một địa phương khi họ được thỏa mãn các điều kiện về cơ sở hạ tầng hơn các địa phương khác. Những kết quả này cho phép chúng ta suy luận rằng các DNNVV sẵn sàng tìm kiếm các địa phương có ưu thế về cơ sở hạ tầng có thể giúp doanh nghiệp gia tăng lợi ích. Do đó, họ đặc biệt nhấn mạnh

vào sự tồn tại của các cơ sở hạ tầng phát triển tốt như sự sẵn có và chất lượng của nguồn nhân lực có tay nghề, đất đai, nguồn vốn, cơng nghệ và tiếp cận được các nhà

cung cấp đáng tin cậỵ Điều này cũng phù hợp với lý thuyết của Dunning (1980, 1988, 1993), theo đó, một địa phương sẽ trở thành lựa chọn vị trí đầu tư của doanh nghiệp

nếu nó tạo ra những lợi thế trong cung cấp nguồn lực như đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các hạ tầng khác phục vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời, xét về bối

cảnh thực tế tại Việt Nam, cho dù cơ sở hạ tầng là yếu tố được chính quyền từ trung

ương đến địa phương quan tâm đầu tư, cải thiện nhưng có vẻ như các DNNVV hiện

vẫn khó khăn khi tiếp cận các nguồn lực nàỵ Nổi bật trong đó chính là những bất cập trong quá trình tiếp cận đất đai, nguồn vốn và nguồn lao động có chất lượng. Do đó kết quả của nghiên cứu là phù hợp với bối cảnh hiện nay của Việt Nam.

ii) Về chi phí: Theo kết quả nghiên cứu, cùng với cơ sở hạ tầng thì chi phí cũng là vấn đề mà các DNNVV rất dành nhiều sự quan tâm và có ảnh hưởng lớn khi QĐĐT (ß= -0.218). Về mặt lý thuyết, Dunning cũng cho rằng các doanh nghiệp nói chung đều quan tâm đến việc có được thụ hưởng các nguồn lực đầu vào với chi phí

thấp hay không khi họ đưa ra QĐĐT. Nghiên cứu này làm rõ hơn lý thuyết trên khi xét riêng các DNNVV. Khi so sánh với các quốc gia khác, quy mô nguồn lực của phần lớn các DNNVV càng trở nên nhỏ bé hơn và bị giới hạn về năng lực tài chính. Những hạn chế này làm cho khả năng đáp ứng chi phí huy động các nguồn lực giảm đi, chẳng hạn việc thất thế so với các doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính hùng mạnh, nên không thể tận dụng lợi thế quy mô khi thuê, mua một số lượng lớn và thời gian dài các nguồn lực đầu vào do đó phải chấp nhận một mức chi phí cao hơn. Thêm vào đó, các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp quy mô lớn có thể cịn được chính quyền ưu ái hơn khi tiếp cận các nguồn lực chi phí thấp. Như vậy nếu các nguồn lực chi phí thấp khơng được phân bổ cho các DNNVV tại Việt Nam. sẽ là một rào cản đáng kể đối với QĐĐT của doanh nghiệp.

iii) Về thị trường: Giả thuyết về mối quan hệ tích cực giữa các yếu tố thị

trường và QĐĐT của các DNNVV đã được ủng hộ, tuy nhiên nó có mức độ ảnh

hưởng ít hơn so với phần lớn các yếu tố khác trong MTĐT (ß=0.150, chỉ cao hơn yếu tố chính trị-pháp luật). Việt Nam có lực lượng người tiêu dùng đơng đảo, kích thước và tiềm năng tăng trưởng thị trường lớn. Trong khi đó, DNNVV vốn khơng đòi hỏi và hướng tới phục vụ một thị phần q lớn, đồng thời cũng có tính linh hoạt cao với việc tìm kiếm thị trường tiềm năng. Chính vì vậy, QĐĐT của DNNVV hiện không chịu ảnh hưởng quá lớn bởi việc tìm kiếm thị trường đầu rạ

iv) Về chính trị-pháp luật và hiệu quả quản trị hành chính: So với yếu tố chi

phí, các yếu tố chính trị - pháp luật cũng được được đánh giá là có ảnh hưởng tích cực nhưng ít quan trọng hơn đối với QĐĐT của doanh nghiệp. Đối với yếu tố chính trị -

pháp luật, có thể được luận giải từ thực tế về tình hình phân cấp quản lý tại Việt Nam hiện nay, đó là giữa các địa phương đều có sự tương đồng về hệ thống chính trị, pháp luật cũng như các chính sách về thuế, đất đai với doanh nghiệp. Sự khác biệt nếu có sẽ nằm ở các chính sách khuyến khích đầu tư như cơ chế cung cấp thông tin, tư vấn hỗ

trợ đầu tư và giảm thiểu thời gian thực hiện các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, những khác biệt này giữa các địa phương là không nhiềụ

Hiệu quả quản trị hành chính là yếu tố có vai trị quan trọng thúc đẩy đầu tư của DNNVV. Như đã đề cập trước đây, hiệu quả quản trị hành chính của chính

quyền đã được định nghĩa bởi các chỉ báo chính bao gồm chi phí khơng chính thức, sự bình đẳng, minh bạch, thời gian tiến hành thủ tục hành chính và mức độ mối quan hệ giữa doanh nghiệp với chính quyền. Từ đó, thay vì chỉ xem xét yếu tố chính trị- pháp luật như đề xuất từ mơ hình lý thuyết ban đầu, nghiên cứu đã xem xét riêng biệt giữa vai trò của hệ thống chính trị - pháp luật với hiệu quả thực thi của chính quyền

địa phương. Phát hiện này cho thấy, yếu tố chính trị-pháp luật (An ninh, pháp luật,

quyền tài sản và chính sách khuyến khích đầu tư) có thể ảnh hưởng đến QĐĐT kinh doanh trong tương lai, tuy nhiên, ảnh hưởng của yếu tố này là mờ nhạt hơn so với ảnh hưởng của hiệu quả quản trị hành chính. Hệ số hồi quy từ bộ dữ liệu nghiên cứu đã minh chứng rằng, có mối quan hệ khá chặt chẽ giữa QĐĐT của các DNNVV với

Hiệu quả quản trị hành chính địa phương (ß=0.265). Vai trị của hiệu quả quản trị

hành chính chỉ đứng sau yếu tố cơ sở hạ tầng (ß=0.311), cao hơn các yếu tố cịn lại trong MTĐT. Kết quả này khác biệt với một số nghiên cứu gần đây cho rằng các yếu tố hiệu quả quản trị hành chính khơng ảnh hưởng đến kết quả thu hút đầu tư (Vial & Hanoteau, 2010; David Dolla và cộng sự 2005), các nghiên cứu này cũng dẫn chứng nhiều quốc gia vẫn thu hút được đầu tư bất chấp phải đối mặt với các vấn đề về tham nhũng, minh bạch, công bằng và thời gian thực hiện các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu cũng được ủng hộ của một số nghiên cứu trước đây

như nghiên cứu của Tuyen T.Q và cộng sự (2016), Fisman và Svensson (2007), Wei (2000); và Thuy và Dijk (2008). Đáng chú ý trong đó là nghiên cứu Thuy và Dijk

(2008) cho thấy tại Việt Nam vấn đề tham nhũng không ảnh hưởng nhiều đến các

doanh nghiệp nhà nước nhưng nó cản trở lớn tới các doanh nghiệp tư nhân. Đại đa số các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là các DNNVV, do đó, nghiên cứu của Thuy và

Dijk (2008) cho thấy có sự tương đồng với kết quả của nghiên cứu nàỵ Điều này

khẳng định rằng, hiệu quả trong công tác quản trị điều hành của chính quyền trở

thành một yếu tố quan trọng, song hành cùng các yếu tố khác trong bối cảnh đầu tư

v) Về văn hóa xã hội: Kết quả nghiên cứu cũng đã cung cấp bằng chứng cho

thấy chưa có đủ cơ sở để kết luận rằng yếu tố văn hóa xã hội có ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNVV. Nói cách khác, chưa thể khẳng định các chỉ báo về điều kiện sống, văn

hóa địa phương, thái độ của cộng đồng với doanh nghiệp có ảnh hưởng tới QĐĐT. Kết luận này là khác với một số nghiên cứu trước đây khi xem xét về vai trò của yếu tố văn hóa xã hội, chẳng hạn như nghiên cứu của Hoa &Lin (2016), Jose & cộng sự (2007). Tuy nhiên, các nghiên cứu kể trên là nghiên cứu trong bối cảnh đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp xuất phát từ các quốc gia khác nhau sẽ

mang nhiều nét khác biệt về văn hóạ Trong khi đó, nghiên cứu này tập trung vào các DNNVV Việt Nam, yếu tố văn hóa xã hội giữa các địa phương là khá tương đồng và do đó sự khác biệt về văn hóa nếu có sẽ khơng phải là vấn đề quá khó khăn để các

doanh nghiệp có thể thích nghị

Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự tồn tại một mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô vốn và độ tuổi doanh nghiệp với khả năng gia tăng đầu tư của các DNNVV. Kết quả này hàm ý rằng, sau một thời gian hoạt động nhất định, khi doanh nghiệp đã thiết lập được thị trường đầu vào, đầu ra đồng thời thích nghi tốt hơn với các

điều kiện tại địa phương sẽ sẵn sàng hơn trong quyết định gia tăng đầu tư. Đồng thời,

trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, doanh nghiệp có quy mơ vốn lớn hơn sẽ có khả năng đầu tư nhiều hơn. Luận giải cho vấn đề này, nghiên cứu chỉ ra rằng, các

doanh nghiệp quy mô lớn hơn có thể có những ưu thế nhất định để giải quyết những

khó khăn kinh doanh như trong chính sách, hiệu quả quản trị hành chính hay bài tốn về chi phí.

Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu định lượng dựa trên nguồn dữ liệu khảo sát về cơ bản là thống nhất với kết quả phân tích thực trạng MTĐT và thực trạng đầu tư của DNNVV thông qua các số liệu thứ cấp ở phần trên, cụ thể như:

Việc cải thiện cơ sở hạ tầng tạo điều kiện quan trọng cho các DNNVV tiếp cận thị trường và giảm chi phí kinh doanh. Theo những thơng tin thứ cấp đã phân tích, các DNNVV tại Việt Nam phân bố rộng khắp, cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông tại nhiều vùng miền phát triển thiếu đồng bộ, liên kết còn yếụ Do vậy, việc tiếp cận và hội nhập vào các thị trường địa phương, quốc gia càng đòi hỏi phải đầu tư đáng kể vào phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp nhỏ ở tất cả các khu vực, bao gồm cả những khu vực nông thôn và miền núị Điều này cho thấy, nhận định cơ sở hạ tầng đóng vai trị quan trọng với QĐĐT của DNNVV như kết quả nghiên cứu định lượng đã chứng minh là phù hợp.

Trong thời gian dài vừa qua hệ thống chính sách, pháp luật hỗ trợ các DNNVV

đã có những tiến bộ rõ rệt, ngày một hoàn thiện và toàn diện hơn. Điều này hoàn tồn

khơng có gì mâu thuẫn với kết quả nghiên cứu định lượng khi chỉ ra rằng Hiệu quả

quản trị hành chính tốt hơn sẽ ảnh hưởng tích cực tới QĐĐT của DNNVV. Bởi thực

tế, trái ngược với nhiều chính sách pháp luật được ban hành, q trình thực thi khơng

đầy đủ và cịn đó những khoảng trống khiến DNNVV không dễ thể tiếp cận và được

hưởng các hỗ trợ theo quy định. Những khó khăn cản trở đầu tư của doanh nghiệp

dường như khơng có gì mới mà hầu như đã được chỉ ra và cam kết hỗ trợ trong chính các văn bản quy phạm pháp luật đó. Trước những nghịch lý đó, việc tăng cường hiệu quả thực thi chính sách pháp luật, đảm bảo kết quả thực tế đúng như cam kết ban đầu rất cần thiết cho đầu tư của doanh nghiệp và điều này cũng phụ thuộc nhiều vào khả

năng, hiệu quả điều hành của các cấp chính quyền. Nhận định này càng có cơ sở hơn khi thực tế Việt Nam, số lượng các DNNVV phải ngừng hoạt động và số lượng

DNNVV ra đời hàng năm đều rất lớn. Điều này có hàm ý rằng những kỳ vọng ban đầu của doanh nghiệp là lớn, nhưng những khó khăn trên thực tế còn khá xa những dự

đốn ban đầu, chính đó là nguyên nhân làm cho DNNVV dễ bị động và mất phương

hướng.

Cùng với đó, những khó khăn về mặt thị trường, chi phí đầu vào cao vẫn hiện hữu, gây khó khăn đáng kể đối với kết quả, hiệu quả đầu tư kinh doanh của DNNVV.

Để cải thiện khả năng cạnh tranh, các DNNVV chắc chắn mong muốn các cấp chính

quyền có các hành động khắc phục được các chính sách hỗ trợ thị trường đầu ra kém

hiệu quả hiện naỵ Với chi phí, đó ln là một yếu tố quan trọng trong quyết định đầu tư, việc cắt giảm các chi phí đầu vào trong điều kiện hạn chế nguồn lực vốn cang trở nên quan trọng với DNNVV trong việc duy trì sự ổn định trong kinh doanh và có thể

đầu tư vào trang thiết bị công nghệ, cải thiện năng suất. Do đó, vấn đề về thị trường,

chi phí đều có ý nghĩa quan trọng với quyết định đầu tư của DNNVV.

Để MTĐT có lợi cho đầu tư của doanh nghiệp đòi hỏi nỗ lực cải thiện nhiều

mặt với nhiều bên liên quan. Kết quả nghiên cứu thông qua dữ liệu thứ cấp và sơ cấp trên đây là những cơ sở quan trọng để đưa ra các hành động cần thiết giúp cải thiện

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Một số mặt tích cực nổi bật trong MTĐT tại Việt Nam thời gian qua là sự ổn

định về chính trị, xã hội; hệ thống pháp luật và các chính sách về đầu tư kinh doanh

cho các DNNVV được quan tâm và dần hoàn thiện; Cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ. Tuy nhiên môi trường đầu cũng cịn những khó khăn, hạn chế chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế như sự đổi mới cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách; tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp; Sự bất bình đằng trong tiếp cận nguồn lực; cơ chế thực thi và bảo vệ quyền sở hữu chưa thực sự hiệu quả và hỗ trợ thị trường hay tình hình ổn định kinh tế vĩ mơ. Những mặt, tích cực hay hạn chế

đều có thể có những ảnh hưởng nhất định tới quyết định đầu DNNVV Việt Nam thời

gian quạ Đầu tư của các DNNVV có nhiều mặt khả quan, tăng trưởng về cả tổng

nguồn vốn và số doanh nghiệp có đóng góp khơng nhỏ từ hiệu ứng tích cực từ

MTĐT. Nhưng thực tế đã cho thấy nó vẫn tồn tại nhiều khó khăn lớn cản trở QĐĐT của doanh nghiệp như thiếu vốn đầu tư, gặp khó khăn về thị trường đầu ra, trình độ khoa học cơng nghệ và năng lực đổi mới thấp, đầu tư tự phát và thiếu bền vững.

Ngoài ra, một vấn đề đáng chú ý nữa là các doanh nghiệp cũng gặp nhiều bất lợi về khả năng tiếp cận và thụ hưởng lợi ích từ các chính sách, chương trình ưu đãi từ

chính phủ, chính quyền địa phương.

Để làm rõ và trả lời các câu hỏi nghiên cứu về ảnh hưởng của MTĐT đến quyết định đầu tư của các DNNVV tại Việt Nam, luận án đã tiến hành kiểm chứng trên mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)