Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 85 - 88)

2.4. Kinh nghiệm thực tiễn và bài học cho Việt Nam trong việc cải thiện mô

2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Tùy theo điều kiện của nền kinh tế và hiện trạng hoạt động đầu tư của các

DNNVV mà mỗi quốc gia đưa ra các giải phải chính sách cải thiện MTĐT phù hợp

mới có thể thúc đẩy đầu tư của khối DNNVV. Do đó khơng thể áp dụng một cách máy móc cách làm từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, Việt Nam hồn tồn có thể xem xét để kế thừa một cách có chọn lọc, có điều chỉnh phù hợp một số kinh nghiệm từ các quốc gia trên như sau:

Thứ nhất, sự thay đổi toàn diện góc nhìn coi việc hỗ trợ đầu tư của doanh

nghiệp là cần thiết và trước hết vì lợi ích quốc gia của Nhật Bản là bài học thực sự cần thiết. Việt Nam đã có nhiều văn bản luật, chính sách hỗ trợ với việc xác định DNNVV là động lực thúc đẩy nền kinh tế, nhưng quá trình triển khai đặc biệt là ở nhiều đơn vị,

địa phương vẫn mang nặng tính “hỗ trợ”, “xin cho”, DNNVV thường rơi vào vị thế đi

xin hỗ trợ bởi mình là khó khăn, yếu kém. Cách hỗ trợ này dễ dẫn tới tư tưởng của cả các đơn vị tổ chức hỗ trợ và các doanh nghiệp trong diện hỗ trợ có tâm lý được thì tốt, khơng được cũng chẳng nguy hại gì.

Thứ hai, trong quá trình cải thiện MTĐT, cần lưu ý các nội dung thiết thực, cần

ưu tiên đối các DNNVV mà việc dựa vào các hạn chế cốt lõi của trong hoạt động đầu

tư của họ như các quốc gia trên đã làm là một hướng đi đúng đắn.

Thứ ba, mặc dù các quốc gia đều sử dụng, phối hợp nhiều cơ quan tổ chức để thực hiện cải thiện MTĐT, tuy nhiên nó chỉ có thể mang lại hiệu quả khi các đơn vị này được tổ chức đảm bảo tính chun trách, sự thống nhất và thơng suốt trong vận

hành, triển khai chính sách hỗ trợ.

Thứ tư, cần cụ thể hóa được nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ cho các đối tượng cụ

thể thì việc triển khai sẽ thuận lợi hơn. Kinh nghiệm từ việc cụ thể hóa về hỗ trợ tài chính, lao động của Nhật Bản hay Hàn quốc là một ví dụ.

Thứ năm, suy cho cùng mọi quốc gia vẫn phải tối ưu hóa các nguồn lực, kể cả các nguồn lực được huy động vào hỗ trợ doanh nghiệp. Do đó, cũng cần có chính sách

ưu tiên hợp lý những doanh nghiệp đầu tư có triển vọng, có hiệu quả hơn hoặc ưu tiên

theo vùng miền, ngành nghề có điều kiện đặc biệt khó khăn cần phát triển. Điều này

giúp giải phóng các doanh nghiệp khỏi tư duy cố gắng để nhận được các khoản hỗ trợ

lâu dài đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp khác phải cố gắng cải thiện năng lực đầu tư kinh doanh.

Thứ sáu, nắm bắt chính xác và tháo gỡ kịp thời vướng mắc giữa doanh nghiệp với các tổ chức thực thi chính sách về MTĐT. Chẳng hạn như trong việc vay vốn của doanh nghiệp, khó khăn phổ biến chính là ràng buộc về tài sản thế chấp vay vốn. Nếu như không thay đổi được điều này như Nhật Bản đã làm, việc thành lập các tổ chức tín dụng trung

gian mặc dù với nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp cũng sẽ khơng có nhiều ý nghĩạ

Trên đây là tổng hợp một số bài học cải thiện MTĐT thúc đẩy đầu tư, kinh

doanh của DNNVV. Với những sự thành công mà Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc

đã gặt hái được, nó thực sự đáng giá để Việt Nam nghiên cứu, vận dụng một cách phù

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

QĐĐT của DNNVV có ý nghĩa lớn với tăng trưởng kinh tế. Mặc dù vậy, các DNNVV hiện nay cũng có nhiều hạn chế trong đầu tư phát triển như thường rơi vào tình trạng khó khăn về nguồn vốn, đầu tư thiếu chiến lược và tính tự phát caọ Các lý thuyết, các nghiên cứu liên quan cho thấy QĐĐT có thể bị ảnh hưởng bởi việc cải thiện MTĐT. Do đó, muốn tăng cường được vai trị của các DNNN thì việc cải

thiện MTĐT khắc phục hạn chế, tăng cường thế mạnh của các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết.

MTĐT vốn có nhiều cách tiếp cận khác nhau, kế thừa kinh nghiệm của các nghiên cứu trước, luận án lựa chọn và phân loại các yếu tố cấu thành MTĐT bao gồm 05 yếu tố là: Chính trị-pháp luật, cơ sở hạ tầng, chi phí, thị trường và văn hóa xã hộị Mỗi yếu tố này đều có thể có ảnh hưởng tới QĐĐT của các doanh nghiệp. Nhìn chung, khi mơi trường chính trị-pháp luật ổn định, cơ sở hạ tầng phát triển, chi phí nguồn lực thấp, quy mô và tốc độ tăng trưởng thị trường cao, điều kiện văn hóa xã hội dễ thích

ứng sẽ có thể kích thích doanh nghiệp QĐĐT.

Tuy nhiên, với các NDNVV với khá nhiều đặc điểm khác biệt hoặc khi xét

trong bối cảnh các nền kinh tế đang phát triển thì các nhận định trên cần phải được

kiểm chứng và làm rõ thêm. Kinh nghiệm cải thiện MTĐT ở một số quốc gia trong việc thúc đẩy đầu tư của các DNNVV như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng cho thấy tùy từng thời điểm, bối cảnh cụ thể của nền kinh tế việc cải thiện MTĐT cần có

sự ưu tiên các khía cạnh khác nhaụ Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của

MTĐT tới QĐĐT của DNNVV tại Việt Nam là cần thiết để cung cấp các thông tin

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỚI QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)