Một số lý thuyết về quá trình ra quyết định đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 61 - 71)

2.2. Quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.2.2. Một số lý thuyết về quá trình ra quyết định đầu tư

Một số lý thuyết cho thấy việc ra QĐĐT xuất phát từ những động cơ khác nhau và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong nỗ lực nhận thức

về các yếu tố đóng vai trị thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp, nhiều nghiên cứu về

MTĐT cũng đã xuất phát từ các lý thuyết nàỵ

Lý thuyết chiết trung: Lý thuyết chiết trung của Dunning (1980, 1988, 1993)

được nhiều nghiên cứu sử dụng như một lý thuyết nền tảng cho các nghiên cứu thực

nghiệm về việc ra QĐĐT, cung cấp khái niệm chung cũng như định hình các yếu tố

giải thích lý do QĐĐT của các doanh nghiệp. Theo đó, ba nguồn lợi thế tiềm năng đóng vai trị là động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp QĐĐT tại một địa điểm nào đó bao

gồm: (1) Lợi thế quyền sở hữu; (2) Lợi thế nội hóa và (3) Lợi thế vị trí.

Lợi thế quyền sở hữu: Dunning (1993) xác định hai loại lợi thế sở hữu chính

gồm lợi thế tài sản và lợi thế chi phí giao dịch. Những lợi thế tài sản của doanh nghiệp có thể xuất phát từ việc sở hữu tài sản vơ hình như: Kinh nghiệm thị trường; trình độ quản lý, các bằng sáng chế; thương hiệu hàng hóa; chất lượng lao động và quy mơ của hãng. Những lợi thế giao dịch là ưu thế của doanh nghiệp xuất phát từ năng lực tổ

chức, doanh nghiệp nắm giữ ưu thế tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp, chiếm ưu thế trong tiếp cận thị trường hoặc nguyên vật liệu, hàng hố trung gian.

Lợi thế nội hóa: Là một trong các yếu tố giúp doanh nghiệp phát huy lợi thế về

sở hữụ Dunning (1993) cho rằng, để giải quyết sự khó khăn khi tiếp cận thị trường ở xa và tránh các chi phí giao dịch giao dịch xuyên biên giới, các doanh nghiệp quyết

định di chuyển đầu tư tới các thị trường mục tiêu để giảm thiểu các chi phí trong

thương lượng và giao dịch hợp đồng, giảm nguy cơ thiếu thơng tin, các hàng rào bảo vệ kiểm sốt chất lượng và tránh chi phí thực thi quyền sở hữụ

Cuối cùng, lợi thế về vị trí: Giải thích việc một doanh nghiệp sản xuất phục vụ

các thị trường quốc tế phải lựa chọn bởi hai phương thức là sản xuất từ đất nước mình rồi xuất khẩu hoặc chuyển đến sản xuất ở nước sở tạị Quyết định này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những lợi thế vị trí tại quốc gia hay địa phương cụ thể mà doanh nghiệp dự kiến thực hiện đầu tư. Những lợi thế địa điểm bao gồm việc phân phối và sự sẵn có của các nguồn lực yếu tố như: quy mô thị trường tiềm năng, lao động, tài nguyên thiên nhiên, chính sách và ưu đãi của chính phủ và các yếu tố văn hóa, thể chế. Trên cơ sở các khía cạnh của lợi thế vị trí, mơ hình của Dunning có thể được hệ thống lại thành bốn nhóm động cơ giải thích QĐĐT của các doanh nghiệp bao gồm: Thứ nhất là tìm

kiếm tài nguyên, tức là sự đảm bảo cung cấp cho doanh nghiệp các tài nguyên với giá rẻ và an toàn chẳng hạn như tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực. Thứ hai là tìm kiếm thị trường, mục đích là thâm nhập thị trường nội địa của nước chủ nhà hoặc vùng lãnh thổ lân cận. Thứ ba là tìm kiếm hiệu quả trong nguồn lực nhân tố đầu vào với chi phí thấp hơn, cơ cấu thị trường, hệ thống kinh tế, và quy mô nền kinh tế bằng việc hợp

lý hoá sản xuất. Thứ tư là tìm kiếm tài sản chiến lược thúc đẩy khả năng cạnh tranh

của doanh nghiệp thông qua các liên kết hoặc mua lại các tài sản chiến lược, chủ yếu là tài sản vơ hình như các kỹ năng cơng nghệ, quản lý và tổ chức.

Theo lý thuyết về thể chế: Lý thuyết về thể chế nhấn mạnh ảnh hưởng của

chính phủ qua việc thiết lập các nguyên tắc, luật lệ cho hành vi của các chủ thể khác nhau trong đời sống kinh tế, xã hộị Bằng chứng từ các nghiên cứu về chất lượng thể chế (Mauro, 1995); nghiên cứu về chỉ số tham nhũng (Dijk và Thuy, 2008); nghiên cứu chất lượng bộ máy hành chính (Huu Viet, Phan, 2013) và nhiều nghiên cứu khác cho thấy, các thể chế (cả chính thức và khơng chính thức) có ý nghĩa trong việc khuyến khích hoặc hạn chế doanh nghiệp đưa ra QĐĐT. Lý do là khi muốn tìm kiếm một thị

trường mới, các nhà đầu tư luôn bị ảnh hưởng bởi các thể chế qua sự giới hạn bởi thông tin làm phát sinh thêm chi phí trong việc khởi động và thực hiện đầu tư.

Ngoài ra một số lý thuyết khác cũng có thể lý giải QĐĐT của doanh nghiệp như lý thuyết lựa chọn tối ưu, lý thuyết về marketing địa phương. Lý thuyết lựa chọn tối ưu là sự cố gắng mơ tả, mơ hình hóa các hành vi kinh tế và xã hộị Trên góc độ đầu tư

kinh doanh nó cũng giúp lý giải việc các tổ chức và cá nhân xây dựng các phương án khác nhau và quyết định một phương án đầu tư được ưa thích hơn, cảm thấy phù hợp

và tối ưu hơn (Snyder và Nicholson, 2008). Lý thuyết về marketing địa phương nghiên cứu các hoạt động tăng cường năng lực cạnh tranh bằng việc kiến tạo các điều kiện,

chính sách thuận lợi làm cho địa phương trở nên hấp dẫn hơn, giúp thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mớị Có thể nói rằng, vượt qua

những điều kiện khách quan về tự nhiên, marketing địa phương là hệ thống đồng bộ

các chính sách chủ động nhằm tích cực hóa điều kiện kinh tế xã hội của một địa

phương (Kottler, 2002).

Như vậy, theo các lý thuyết trên thì QĐĐT của doanh nghiệp được đưa ra bởi

nhiều động cơ khác nhaụ Việc thỏa mãn các động cơ liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau nhưng đó là các yêu cầu cần thiết để các quốc gia, địa phương trở thành lựa chọn

đầu tư cho các doanh nghiệp.

2.2.3. Quyết định đầu tư và đặc điểm khác biệt trong việc ra quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừạ

2.2.3.1. Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển

Khái niệm về đầu tư nhìn chung khơng có sự khác biệt đối với DNNVV hay

doanh nghiệp lớn. Theo T.Q. Phương & P.V. Hùng (2013), có thể hiểu rằng hoạt động

thu được các kết quả có lợi hoặc đạt được một tập hợp các mục tiêu mong muốn. Hoạt

động này ln giữ một vai trị rất quan trọng ở cả góc độ vĩ mơ và vi mơ. Ở góc độ vĩ

mô, đầu tư của doanh nghiệp chính là động lực và nguồn gốc duy trì các hoạt động

kinh tế, tạo ra sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia (Zarnowitz, 1992). Trên phương diện vi mô, đầu tư là cách thức các doanh nghiệp triển khai các

chiến lược tăng trưởng và phát triển.

Hoạt động đầu tư được phân chia theo nhiều loại khác nhau, tùy theo mỗi tiêu

thức, nghiên cứu này tập trung vào đầu tư phát triển, một dạng thức trong đầu tư trực tiếp. Theo T.Q. Phương &P.V. Hùng (2013), đầu tư phát triển là việc sử dụng vốn và các nguồn lực khác ở hiện tại với mục địch là duy trì các hoạt động và gia tăng tài sản mới, cải thiện tình trạng cơng nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và do đó sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện được năng lực, hiệu quả kinh doanh. Đầu tư phát triển luôn gắn liền

với việc tạo lập các tài sản và cơng trình mới hay có thể là sản xuất sản phẩm, dịch vụ mới, cải thiện đời sống người dân. Do đó, đây là loại hình đầu tư quan trọng trong việc

đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ thấp chi phí và giá thành, từ đó giúp gia

tăng khả năng cạnh tranh thành cơng. Đó đều là những vấn đề then chốt với sự tồn tại và quá trình phát triển của mọi loại hình doanh nghiệp.

2.2.3.2. Bản chất của quyết định đầu tư.

Hoạt động nhằm định ra mục tiêu, chương trình và tính chất hoạt động cho

doanh nghiệp chính là các quyết định quản trị, đó là cơng việc của các nhà quản trị trong quá trình điều hành doanh nghiệp. QĐĐT thực chất chính là một dạng quyết

định quản trị, đó là việc các nhà quản trị cấp cao ra quyết định về số vốn được triển

khai trong các dự án đầu tư với các mục tiêu và nội dung cụ thể. Trong đó, vốn đầu tư có thể bao gồm các tài sản thực ở những hình thái khác nhau nhưng đều có thể

xác định giá trị bằng tiền, từ nhà các cơng trình nhà xưởng đến máy móc, nguyên

liệu,... Như vậy, QĐĐT có liên quan đến việc trả lời câu hỏi việc gia tăng tài sản

vốn ngày hơm nay có làm gia tăng lợi nhuận trong tương lai hay khơng. Nói cách khác, QĐĐT chính là cam kết về các nguồn tiền vào các thời điểm khác nhau với

kỳ vọng lợi ích lớn hơn trong trong tương laị Do đó, QĐĐT cũng được hiểu là một dạng quyết định về tài chính và nó kéo theo sự thay đổi về tổng nguồn vốn đầu tư

của doanh nghiệp.

Việc QĐĐT được đưa ra có thể xuất phát từ các động cơ hay lý do khác nhaụ

Chẳng hạn như việc muốn mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu quá mức hiện có trên thị trường hoặc tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô hay trong trường hợp cần thay thế

một dây chuyền, máy móc hoặc cơng trình hiện có để chiếm lợi thế về đổi mới công

nghệ, giảm thiểu chi phí sản phẩm và gia tăng hiệu quả lao động hoặc đơn giản hơn là việc muốn mua, thuê, cho thuê một tài sản cụ thể cũng là một nhu cầu quan trọng khác

để đưa ra QĐĐT.

Xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau nên QĐĐT cũng có nhiều dạng thức

khác nhaụ Doanh nghiệp trước hết phải quyết định xem có đầu tư hay không, đầu tư ở

đâu, lĩnh vực gì và quy mơ đầu tư thế nàọ Tiếp sau đó là một loạt các lựa chọn cần được quyết định để đáp ứng các động cơ đầu tư cụ thể, ví dụ như: (1) QĐĐT về hàng

tồn kho để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh trơn tru; (2) QĐĐT chiến lược để

tăng cường sức mạnh thị trường; (3) QĐĐT hiện đại hóa, áp dụng một công nghệ mới và tốt hơn thay cho công nghệ cũ để giảm chi phí; (4) Quyết định mở rộng đầu tư vào

một doanh nghiệp mới; (5) QĐĐT thay thế các tài sản đã lỗi thời bằng những tài sản mới; (6) Quyết định đầu mở rộng năng lực sản xuất hàng hóa, dịch vụ sẵn có.

Để hoạt động thành công, dù là doanh nghiệp lớn hay DNNVV cũng phải đưa

ra các QĐĐT như vậy phục vụ mục tiêu lợi nhuận tối đạ QĐĐT có ý nghĩa quyết định

đối với sự tồn tại và khả năng phát triển của mọi doanh nghiệp, bởi nó chính là tiền đề để khai thác cơ hội và thời cơ kinh doanh. Đó chính là một phần quan trọng trong

chiến lược kinh doanh, quyết định kết quả kinh doanh và sự phát triển của doanh

nghiệp trong tương laị Một QĐĐT chính xác và thành cơng sẽ đóng góp đáng kể vào

sự tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp. Ngược lại, một QĐĐT sai lầm, thất bại khơng chỉ có nguy cơ dẫn đến sự suy giảm hiệu quả hoạt động chung mà thậm chí, có thể khiến các doanh nghiệp phải trả giá bằng chính sự tồn vong của mình.

Một trong các yếu tố quan trọng nhất của việc QĐĐT là khả năng sinh lời của nó. Trong thực tế, việc dự kiến khả năng sinh lời khá khó khăn bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là với hoạt động đầu tư phát triển vốn mang tính chất lâu dài,

chứa đựng nhiều rủi ro từ sự biến động của yếu tố như chính trị, kinh tế, xã hội, nhu cầu thị trường… vì vậy, các doanh nghiệp ln cố gắng tìm cách ngăn ngừa hay hạn chế khả năng rủị Một trong những phương thức phổ biến nhất để giải quyết vấn đề

này là các QĐĐT sẽ được thực hiện thông qua việc lập và thẩm định các dự án đầu tư.

Đây là cách thức các doanh nghiệp đo lường, đánh giá những sự biến đổi nói trên, lấy đó làm căn cứ hữu ích cho việc ra QĐĐT. Các doanh nghiệp sẽ phải căn cứ vào nhiều

nội dung liên quan có ảnh hưởng đến khả năng triển khai và sinh lời của dự án, được

thực hiện thông qua việc lập và thẩm định dự án đầu tư như bối cảnh vĩ mô, thị trường, công nghệ, tài chính và kinh tế xã hộị Mỗi yếu tố đó lại có những tiêu chí đánh giá khác nhau, chẳng hạn như khi phân tích yếu tố tài chính thì các tiêu chí xem xét

thường tính đến dịng tiền, tuổi thọ và rủi ro, ví dụ như: Giá trị hiện tại rịng (NPV); Tỷ lệ suất sinh lời nội bộ (IRR); Chỉ số sinh lời (PI); Tỷ số lợi ích - chi phí (BCR); Thời gian hồn vốn chiết khấu (PP). Việc lựa chọn tiêu chí có thể bị ảnh hưởng bởi sự ưu

tiên của người ra QĐĐT, cường độ và tính cơng phu của việc áp dụng các tiêu chí cụ thể, sự thích hợp của quyết định, áp lực thời gian hoặc văn hóa doanh nghiệp (Hana Scholleova và cộng sự, 2010). Trong quá trình đánh giá các tiêu chí, người có thẩm

quyền ra QĐĐT cũng sẽ tích hợp phân tích rủi ro và sự khơng chắc chắn, đó chính là việc phân tích độ nhạy, các kịch bản và kỹ thuật mô phỏng dự án. Xét về mặt nội

dung, thực chất việc phân tích và đánh giá dự án để ra QĐĐT gắn liền với các yếu tố

nội bộ phản ảnh khả năng, chiến lược của doanh nghiệp và cả các yếu tố bên ngoài

phản ánh bối cảnh MTĐT tại nơi đầu tư dự kiến như thể chế chính trị, cơ sở hạ tầng, chi phí hay thị trường…

Tóm lại, về bản chất, QĐĐT là quá trình các nhà quản trị cấp cao căn cứ vào cả

các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để ra một loạt các quyết định khác nhau

như quyết định có đầu tư hay khơng, đầu tư ở đâu, lĩnh vực gì và quy mơ đầu tư thế nào,... tất cả các quyết định này luôn đi cùng với việc doanh nghiệp phải tiêu tốn thêm một

khoản chi phí ở hiện tại để thu được lợi ích lớn hơn trong tương lai nên suy cho cùng, đó là quyết định về số vốn đầu tư sẽ được triển khaị Như vậy, khi một QĐĐT được thực

hiện, một khoản vốn đầu tư sẽ được bổ sung và có thể dẫn tới sự thay đổi tổng vốn đầu tư của chính loại hình doanh nghiệp đó nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Suy cho cùng, các giải pháp cải thiện MTĐT là hướng đến việc có thêm các

khoản vốn đầu tư của doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mục tiêu mà các quốc gia hay địa phương hướng tới không chỉ là một phần vốn đầu tư duy nhất đó, mà MTĐT cần được duy trì, cải thiện như thế nào để doanh nghiệp thấy rằng QĐĐT của mình là đúng đắn, rồi từ đó có thêm các

khoản vốn đầu tư mới, xa hơn nữa là sự cam kết đầu tư dài hạn của doanh nghiệp trong tương laị

2.2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư

Dựa trên các lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, quá trình ra QĐĐT chịu ảnh hưởng tổng hòa của nhiều yếu tố, bao gồm nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố

bên ngoài doanh nghiệp. Các yếu tố bên trong (Enoma và Mustapha, 2010) hay còn

đươc gọi các yếu tố vi mô và yếu tố chiến lược (theo cách gọi của Wei và Liu, 2005;

Zhang,2002; Lu và cộng sự, 2006) phản ánh các yếu tố trong phạm vi kiểm soát của doanh nghiệp như chiến lược, khả năng của doanh nghiệp. Chúng thường liên quan tới

các mục tiêu đầu tư dài hạn và khả năng bảo vệ thị trường, khả năng đa dạng hóa hoạt

động kinh doanh để đạt được hoặc duy trì một chỗ đứng tại nơi mà doanh nghiệp quyết định sẽ đầu tư. Trong khi đó, các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp thường là các yếu tố

mà doanh nghiệp khơng kiểm sốt được.

Trong phạm vi của nghiên cứu, tác giả sẽ tập trung vào các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 61 - 71)