Tình hình đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 101 - 108)

3.2. Thực trạng môi trường đầu tư và ảnh hưởng của môi trường đầu tư tớ

3.2.2. Tình hình đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dựa trên QĐĐT đã lựa chọn, các DNNVV tiến hành triển khai các hoạt động

đầu tư phát triển, nhờ đó đã góp phần làm gia tăng quy mơ vốn đầu tư của nền kinh tế

nói chung và của các DNNVV nói riêng. Trong điều kiện giới hạn về khả năng thu

thập dữ liệu thứ cấp về tình hình đầu tư của các DNNVV để giải thích và minh chứng

cho việc thực hiện các QĐĐT của DNNVV.

3.2.2.1. Quy mô vốn đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa

i) Tổng vốn đầu tư thực hiện hàng năm của DNNVV:

Bảng 3.5. Quy mô vốn đầu tư hàng năm của các DNNVV giai đoạn 2006-2017

Năm Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

(Triệu đồng)

Vốn đầu tư DNNVV

Tổng vốn đầu tư (Triệu đồng)

Tỷ trọng trong Tổng vốn

đầu tư toàn xã hội (%)

2006 185.105.523 79.633.421 43,0 2007 362.010.154 153.249.407 42,3 2008 596.647.717 188.447.916 31,6 2009 470.807.849 203.044.816 43,1 2010 747.657.181 236.119.836 31,6 2011 1.231.249.373 699.690.636 56,8 2012 809.768.056 235.463.291 29,1 2013 1.720.240.066 505.591.041 29,4 2014 1.743.795.845 449.472.103 25,8 2015 2.037.151.054 409.420.678 20,1 2016 1.491.071.429 480.125.000 32,2 2017 1.670.000.000 455.910.000 27,3 Bình quân 1.088.792.021 341.347.345 34,4

Ngoài việc số lượng doanh nghiệp gia tăng rất lớn hàng năm, vốn đầu tư huy

động được của các DNNVV từ năm 2006 đến nay nhìn chung có xu hướng gia tăng,

trung bình mỗi năm đạt trên 558 nghìn tỷ đồng. Từ 79,6 nghìn tỷ đồng năm 2006, tổng vốn đầu tư năm 2017 đã đạt thì đạt trên 455,9 nghìn tỷ đồng. Xu hướng gia tăng tương

đối đều đặn ngoại trừ giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 có sự trồi sụt khá rõ, đây là giai đoạn kinh tế vĩ mô Việt Nam có những biến động đã ảnh hưởng tới đầu tư của các

doanh nghiệp. Đáng chú ý trong đó là khối doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản bị ảnh hưởng nhiều nhất. Lĩnh vực bất động sản thường có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn, cùng với số lượng doanh nghiệp tăng mạnh trong năm 2011 đã làm tổng vốn đầu tư các DNNVV trong lĩnh vực này tăng lên từ 24,5 nghìn tỷ đồng năm 2010 lên tới

277,7 nghìn tỷ đồng năm 2011, tức là gấp hơn 11,3 lần. Tuy nhiên, ngay sau đó, với ảnh hưởng của suy thối kinh tế, nhiều doanh nghiệp khó khăn, thua lỗ và dừng hoạt động đặc biệt là lĩnh vực bất động sản dẫn tới vốn đầu tư của tồn khối có sự sụt giảm đáng kể.

Xét về tỷ trọng đóng góp, DNNVV mặc dù có quy mơ đầu tư nhỏ bé nhưng

trung bình từ năm 2006 đến nay, tỷ trọng vốn đầu tư của các DNNVV được duy trì ở mức khá cao, bình quân cả giai đoạn 2006-2007 chiếm khoảng 34,4% so với tổng vốn

đầu tư toàn xã hộị Điều này cho thấy, DNNVV có ý quan trọng và đã đảm nhiệm tốt

chức năng huy động, thúc đẩy các nguồn vốn nhàn rỗi và nhỏ lẻ trở nguồn lực sản xuất và sinh lợi cho nền kinh tế.

Bảng 3.6. Tỷ lệ tăng vốn đầu tư của DNNVV từ năm 2012 đến năm 2017

Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Vốn đầu tư DNNVV 235,463 505,591 449,472 409,420 480,125 455,910

Tăng so với năm 2012 115% 91% 74% 104% 94%

Nguồn: Tổng hợp theo Cục PTDN, Bộ KH&ĐT

Nhận định trên càng rõ ràng hơn khi xét trong 5 năm trở lại đây, từ năm 2013

đến năm 2017 vốn đầu tư của DNNVV mỗi năm đều rất lớn, cao hơn so với năm 2012

ít nhất là 74% (năm 2015) và cao nhất là 115% (năm 2013).

Như vậy, xu hướng gia tăng về số lượng doanh nghiệp và tổng vốn đầu tư trước hết chứng tỏ rằng nhiều DNNVV đã lạc quan hơn về cơ hội và triển vọng trong đầu tư kinh doanh, sau đó là vượt qua được rào cản rào cản trong việc tạo lập doanh nghiệp

và thực hiện các thủ tục đầu tư. Điều này phần nào chứng tỏ các chính sách khuyến

khích đầu tư ngày càng được cải thiện phù, MTĐT đang tạo ra một “sân chơi” tốt hơn và phù hợp với DNNVV. Tuy nhiên, ở góc độ cịn lại, sự trồi sụt về vốn đầu tư cũng

điều này gợi ý rằng MTĐT cũng cần có những chính sách hỗ trợ phù hợp giúp các

doanh nghiệp chủ động dự báo và kiểm soát và đứng vững trong các tình huống kinh doanh khác nhaụ

ii) Vốn đầu tư của DNNVV theo quy mơ

Trong 3 nhóm DNNVV (siêu nhỏ, nhỏ và vừa) thì tổng vốn đầu tư và sự biến động qua các năm có sự khác biệt đáng kể, trong khi tỷ trọng vốn đầu tư của nhóm

doanh nghiệp vừa khơng có nhiều thay đổi (dao động trên dưới 20%) thì hai nhóm cịn lại có biến động khá lớn (phụ lục 5.1 và hình 3.6).

Hình 3.6. Vốn đầu tư phân theo loại hình DNNVV

Nguồn: Tổng hợp theo Cục PTDN, Bộ KH&ĐT

Tính trong tồn khối DNNVV, thì nhóm doanh nghiệp nhỏ ln chiếm tỷ trọng vốn đầu tư lớn nhất, phổ biến ở khoảng trên dưới 60% tính từ năm 2006 đến nay, trong

đó năm thấp nhất đạt 30,9% (năm 2013) và cao nhất là 69,9% (năm 2006). Tính trung

bình cả giai đoạn, tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhỏ là 58,4% tổng vốn đầu tư của toàn khối DNNVV. Mặc dù vẫn là nhóm doanh nghiệp đang có đóng góp lớn nhất về vốn đầu tư, nhưng xét theo xu hướng chung thì tỷ trọng vốn của khối doanh nghiệp

nhỏ khơng cịn giữ ưu thế tuyệt đối so với những năm đầu (2006 đến 2010).

Đối với nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, tỷ trọng vốn đầu tư dao động khá lớn, so

với vốn đầu tư của toàn khối DNNVV thì tỷ trọng của doanh nghiệp siêu nhỏ thấp nhất là 9,1% (năm 2010) và cao nhất đến 65% (năm 2013). Trung bình từ năm 2006 đến

năm 2017 nhóm doanh nghiệp này chiếm 24,9% vốn đầu tư của cả khối DNNVV. Như vậy, từ tỷ trọng rất nhỏ từ 9,1% đến 12,3% trong giai đoạn 2006-2010, nhóm doanh

nghiệp siêu nhỏ đã có sự phát triển mạnh về vốn đầu tư ở các năm tiếp theo, tiệm cận gần hơn với tỷ lệ vốn của nhóm doanh nghiệp nhỏ. Ở giai đoạn sau 2010, cũng là giai

đoạn rất nhiều các chính sách, pháp luật về đầu tư được ban hành thay thế, bổ sung. Từ

tỷ trọng nguồn vốn có xu hướng gia tăng rõ rệt cho thấy các doanh nghiệp siêu nhỏ

đang thích nghi tốt hơn với MTĐT, rất có thể các chính sách pháp luật về đầu tư được

bổ sung trong giai đoạn này đã phần nào đáp ứng được kỳ vọng, tạo ra nhiều động lực hơn cho QĐĐT của họ so với hai nhóm doanh nghiệp cịn lạị

iii) Vốn đầu tư của các DNNVV phân bổ theo khu vực

Theo kết quả thống kê (Phụ lục 5.2), trong giai đoạn 2006 đến 2017, phần lớn

vốn đầu tư của các DNNVV là đóng góp của các doanh nghiệp ngoài nhà nước, tương ứng với tỷ lệ trên 60%. Năm 2006 khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước huy động được trên 49,5 nghìn tỷ đồng, đến năm 2017 là gần 354,7 nghìn tỷ đồng, tăng xấp xỉ

7,2 lần. Tiếp theo là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với trên 18,6

nghìn tỷ đồng năm 2006, năm 2017 đạt trên 76,7 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 4,1 lần. Phần

đóng góp của các DNNVV trong khu vực nhà nước là thấp nhất, vốn đầu tư năm 2006

là 11,4 nghìn tỷ và đến năm 20 đạt trên 29,1 nghìn tỷ đồng.

Xét theo xu hướng, tỷ lệ vốn đầu tư huy động được bình quân từ năm 2006 đến nay của các khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài nhà nước lần lượt là: 7,5%, 18,8% và 73,7%. Có thể thấy rõ, tỷ lệ vốn đầu tư khu vực doanh nghiệp nhà nước đã có chiều hướng giảm rõ rệt hơn so với hai khu vực còn lại, đồng thời khu vực ngoài nhà nước vẫn duy trì tỷ lệ đóng góp vốn

đầu tư cao và có chiều hướng tăng. Điều này là phù hợp với những cải cách chính

sách, hỗ trợ mạnh mẽ kinh tế tư nhân thời gian qua tại Việt Nam.

iv) Vốn đầu tư của DNNVV phân bổ theo lĩnh vực kinh doanh:

Các DNNVV trong lĩnh vực cơng nghiệp xây dựng hàng năm đóng góp lượng vốn đầu tư rất lớn, với tỷ lệ là từ 56,3% đến 95,4% vào lượng vốn huy động của các DNNVV. Với khu vực dịch vụ, trong những năm đầu tỷ trọng vốn đầu tư cũng khá lớn, tuy nhiên trong 3 năm từ 2013 đến 2015, tỷ lệ vốn đầu tư của khu vực này đã

giảm rất mạnh. Dường như đây là khu vực đã bị ảnh hưởng lớn nhất bởi sự biến động kinh tế vĩ mô trong các năm 2012, 2013, 2014 và 2015, những khó khăn từ kinh tế đã kìm hãm doanh nghiệp dành vốn đầu tư cho lĩnh vực nàỵ

Bảng 3.7. Tình hình vốn đầu tư của các DNNVV phân bổ theo lĩnh vực

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

Ị Nông nghiệp, lâm nghiệp

và thuỷ sản IỊ Công nghiệp, Xây dựng IIỊ Dịch vụ

Vốn đầu tư (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Vốn đầu tư (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Vốn đầu tư (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) 2006 1.378.352 1,7 44.829.676 56,3 33.425.393 42,0 2007 1.954.550 1,3 76.787.574 50,1 74.507.283 48,6 2008 3.172.658 1,7 114.277.007 60,6 70.998.251 37,7 2009 3.786.813 1,9 114.264.616 56,3 84.993.387 41,9 2010 5.568.530 2,4 137.580.410 58,3 92.970.896 39,4 2011 9.157.121 1,3 207.476.505 29,7 483.057.019 69,0 2012 5.513.862 2,3 142.374.775 60,5 87.574.658 37,2 2013 16.348.988 3,2 465.933.042 92,2 23.309.011 4,6 2014 7.669.720 3,6 199.252.704 93,6 6.021.311 2,8 2015 7.666.341 1,9 390.383.860 95,4 11.370.477 2,8

Nguồn: Tổng hợp theo Cục PTDN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Một điểm đáng chú ý là vốn đầu tư của DNNVV trong lĩnh vực nông, lâm

nghiệp và thủy sản. Tỷ trọng vốn đầu tư của khối này ln duy trì ở mức rất thấp và

thấp nhất so với hai khối doanh nghiệp còn lạị Với tỷ trọng chỉ dao động không quá 3,6% mỗi năm (năm 2015), vốn đầu tư của khối này chỉ tăng xấp xỉ 5,5 lần từ năm

2006 đến năm 2015, so với 8,7 lần so với khối doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng. Rõ ràng, lĩnh vực nông, lâm nghiệp thủy sản tại Việt Nam chưa phải là một lĩnh vực

đầu tư hấp dẫn, điều này cũng phù hợp với thực tế đã ghi nhận các DNNVV đang gặp

nhiều khó khăn cả về sản xuất, giá cả và thị trường. Do đó nếu Việt Nam muốn thúc

đẩy đầu tư, phát triển các DNNVV khu vực này này thì các chính sách MTĐT cũng

cần phải có những thay đổi sao cho hỗ trợ tích cực hơn, giúp doanh nghiệp vượt qua

khó khăn, đặc biệt là vấn đề định hướng sản phẩm và thị trường.

v) Vốn đầu tư của DNNVV tại một số địa phương.

Quy mô vốn đầu tư của DNNVV tính theo các địa phương hàng năm cũng hịa chung xu hướng gia tăng chung của các doanh nghiệp cả nước (Bảng 3.8). Một số tỉnh thành có vốn đầu tư nhiều nhất thuộc về các trung tâm kinh tế lớn có sự phát triển cao của cơ sở hạ tầng, sức tiêu thụ và các chính sách hỗ trợ đầu tư mạnh mẽ như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngược lại một số tỉnh miền núi, vùng cao kinh tế khó khăn, MTĐT cải thiện chậm, dân cư thưa thớt, hạ tầng nhìn chung cịn yếu kém như Hà

Giang, Cao Bằng thì hàng năm tổng vốn đầu tư được thực hiện bởi khối DNNVV rất thấp, dao động dưới 1000 tỷ đồng/năm.

Bảng 3.8. Vốn đầu tư của DNNVV của một số địa phương

(Đơn vị: tỷ đồng) Năm Hà Nội TP. Hồ Chí Minh Quảng Ninh Bắc Ninh Đà Nẵng Vĩnh Phúc Phú Thọ Hà Giang Cao Bằng 2006 16,091 18,879 875 1,554 1,072 1,230 576 61 174 2007 36,634 36,195 1,576 4,513 3,159 2,239 1,047 74 223 2008 44,040 26,864 1,993 4,942 3,237 2,441 1,422 763 226 2009 28,282 45,551 3,687 5,256 2,450 1,389 2,408 592 285 2010 38,021 43,498 3,210 4,265 4,577 1,644 2,684 966 503 2011 139,321 85,167 8,763 6,630 11,754 6,250 2,419 599 799 2012 37,671 37,906 3,096 6,362 5,360 2,003 1,732 531 678 2013 250,237 470,107 13,165 16,809 28,692 9,239 12,182 3,086 1,739 2014 147,710 104,760 5,724 8,315 9,656 2,895 1,935 1,023 876 2015 601,057 303,061 23,262 11,089 13,088 7,349 4,264 769 851

Nguồn: Tổng hợp theo Cục PTDN, Bộ KH&ĐT

Từ tình hình vốn đầu tư của các DNNVV, đối chiếu đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) có thể thấy rằng, ưu thế về việc thúc đẩy đầu tư rơi vào nhóm

các địa phương có chỉ số PCI cao hơn như Đà Nẵng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, những tỉnh thành này cũng có điểm số rất cao về tính minh bạch và chi phí

khơng chính thức, “dịch vụ đào tạo lao động”, “dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp”. Có thể thấy rõ thêm về điều này khi so sánh hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc là hai tỉnh giáp ranh và không khác nhau nhiều về vị trí địa lý, trong 5 năm gần đây, ngoại trừ năm 2013 thì Vĩnh Phúc ln có được lượng vốn đầu tư cao hơn Phú Thọ khá nhiềụ Rõ ràng việc cải thiện MTĐT của Vĩnh Phúc, đáng chú ý là chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng,

chính sách hỗ trợ đầu tư và thứ hạng PCI cao (ln góp mặt ở tốp 20) đã tác động tích cực tới đầu tư của doanh nghiệp. Qua đó, có thể thấy rằng, các địa phương muốn tăng

cường được nguồn vốn từ QĐĐT của các DNNVV thì việc xác định và khắc phục các

mặt hạn chế trong MTĐT chẳng hạn như về thị trường, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ và chính sách hỗ trợ, tính minh bạch và chi phí khơng chính thức là thực sự cần thiết.

3.1.1.2. Cơ cấu nguồn vốn của các DNNVV

Tình trạng cơ cấu nguồn vốn phản ánh khả năng tự tài trợ và cũng cho thấy khả năng phục vụ của thị trường vốn tại Việt Nam dành cho các doanh nghiệp nàỵ Từ năm

2006 đến nay, tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp qua các năm đã giảm dần, hệ số tự tài trợ từ 43,9% năm 2006 giảm còn 33,4% năm 2017, đồng nghĩa với việc nguồn vốn được huy động từ các nguồn khác đã tăng lên. Theo đó, năm 2006 một đồng vốn của các

DNNVV sẽ có 0,561 đồng vốn là đóng góp từ các chủ nợ, thì đến năm 2017 trong mỗi

đồng vốn đầu tư mà các doanh nghiệp thực hiện thì các chủ nợ đóng góp 0,666 đồng.

Bảng 3.9. Cơ cầu nguồn vốn của các DNNVV

Năm Tổng nguồn vốn (Triệu đồng) Vốn chủ sở hữu (Triệu đồng) Hệ số tự tài trợ (%) Hệ số nợ (%) 2006 954.405.090 419.212.899 43,9 56,1 2007 1.401.076.016 644.444.670 46,0 54,0 2008 2.108.421.277 914.841.118 43,4 56,6 2009 3.191.115.035 1.363.497.532 42,7 57,3 2010 4.681.677.229 1.870.700.452 40,0 60,0 2011 5.369.536.374 2.393.911.376 44,6 55,4 2012 7.044.578.530 2.874.580.479 40,8 59,2 2013 7.427.115.827 2.996.285.472 40,3 59,7 2014 9.629.698.043 3.656.908.075 38,0 62,0 2015 12.381.449.199 4.622.668.512 37,3 62,7 2016 15.615.160.134 5.483.419.294 35,1 64,9 2017 19.414.706.228 6.478.719.804 33,4 66,6

Nguồn: Tổng hợp theo Cục PTDN, Bộ KH&ĐT

Hệ số tự tài trợ trong tổng nguồn vốn giảm đi và hệ số nợ tăng lên là những tín hiệu cho thấy, ngồi nguồn vốn tự có, các DNNVV đã khai thác được các kênh huy động khác để tài trợ vốn đầu tư kinh doanh. Xét về mặt con số thì hệ số nợ như trên

dường như rất khả quan. Số liệu thống kê từ Ngân hàng nhà nước cũng cho thấy các kênh tín dụng chính thức cho các DNNVV đã có sự tiến triển nhất định. Tính đến hết

tháng 8 năm 2017, dư nợ tín dụng tại các ngân hàng thương mại đối với DNNVV

chiếm tỷ trọng 21,14% tổng dư nợ tín dụng tồn nền kinh tế, tăng gần 7,5% so với năm 2016 và đạt xấp xỉ 1,3 triệu tỷ đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế nếu khoản dư nợ của các DNNVV tại hệ thống ngân hàng thương mại như đã nêu trên là khá khiêm tốn so với phần vốn vay của doanh nghiệp.

Chứng tỏ rằng, các DNNVV vẫn có khó khăn nhất định trong việc tiếp cận vốn từ các

ngân hàng, do đó mà một phần khá lớn vốn đi đầu tư sẽ phải được trang trải bằng các

nghiệp đang đối mặt với rào cản lớn về chi phí lãi vay, kéo theo là rủi ro gia tăng giá thành và khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường. Nếu không sớm khắc phục điều

này, QĐĐT của doanh nghiệp có thể bị cản trở ngay từ những bước xem xét đầu tiên,

MTĐT cũng vì thế mà khó được xem là thuận lợi, kích thích đầu tư của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 101 - 108)