Thực tiễn tại một số quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 79 - 85)

2.4. Kinh nghiệm thực tiễn và bài học cho Việt Nam trong việc cải thiện mô

2.4.1. Thực tiễn tại một số quốc gia

Trong hầu hết các quốc gia có thành tựu cao về tăng trưởng và phát triển kinh tế, khơng có quốc gia nào có thể thiếu vắng những chính sách cải thiện hiệu quả MTĐT thúc đẩy đầu tư của các DNNVV. Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là

những ví dụ, xuyên suốt sự lớn mạnh của hệ thống DNNVV là sự thay đổi mạnh mẽ và đầy hiệu quả trong việc hỗ trợ đầu tư, phát triển của khối doanh nghiệp nàỵ Việc kế thừa kinh nghiệm từ ba quốc gia này có thể giúp tiết kiệm thời gian, tăng cường

được tính đúng đắn và hiệu quả trong các chính sách về DNNVV:

Nhật Bản là một quốc gia điển hình về vượt khó, rất khan hiếm về tài nguyên nhưng nền kinh tế hiện đang ở trình độ phát triển rất caọ Sau giai phát triển thần kỳ từ năm 1951 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản cũng gặp những khó khăn lớn, đặc biệt là những năm 1990. Nhật Bản đã có nhiều chính sách cải cách đầu những năm 2000 mà

một trong những cải cách quan trọng đó là đẩy mạnh tư nhân hóa, khuyến khích đầu tư tư nhân (Trần Quang Minh, 2011), chính điều này đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là các DNNVV. Hiện nay Nhật Bản là 1

trong 3 siêu cường quốc về kinh tế trên thế giới cùng với Mỹ và Trung Quốc.

Đối với Trung Quốc, là quốc gia có vị trí địa lý liền kề với Việt Nam, có

nhiều nét tương đồng về thể chế chính trị, văn hóạ Trong sự phát triển kinh tế của

Trung Quốc, có thể thấy quốc gia này đã có những chính sách phát huy rất tốt nội

lực, đặc biệt là về tài nguyên thiên nhiên, con người và biến chúng thành sức cạnh tranh mạnh mẽ của nền kinh tế, các doanh nghiệp có mặt ở hầu hết lĩnh vực và mọi nơi trên thế giớị

Trong khi đó. Hàn Quốc đã từng là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới sau chiến tranh Triều Tiên. Từ những năm 1960 đến nay, từ một quốc gia thuần

nơng có GDP bình qn đầu người chỉ khoảng 80 USD và hầu hết người dân chưa thể

đảm bảo cuộc sống tối thiểu, thì đến nay trải qua hơn 50 năm phát triển, Hàn Quốc

hiện là nền kinh tế trong tốp 10 thế giới, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và thương mại dịch vụ đều phát triển mạnh, với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu công nghệ caọ

Từ những xuất phát điểm có phần khác nhau, các quốc gia này đều đã khẳng định được sự thành cơng trong phát triển kinh tế, có thể coi là điển hình khơng chỉ ở

Châu Á mà cả trên thế giớị Chính vì vậy việc xem xét kinh nghiệm của họ từ quan

điểm đối với DNNVV đến việc thực hiện các chính sách hỗ trợ hệ thống các DNNVV

như thế nào có thể sẽ là hữu ích với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Kinh nghiệm của Nhật Bản

Các chủ trương, chính sách về MTĐT dành cho các DNNVV ln được Nhật Bản coi là một phần không thể thiếu và thực tế đã đóng vai trị khơng nhỏ giúp quốc

gia này trở thành nước công nghiệp phát triển hàng đầụ

Những thay đổi có tính quyết định đầu tiên là sự chuyển biến về tư duy, góc

nhìn về hỗ trợ. Nếu những năm 1940, việc hỗ trợ DNNVV được coi là cần thiết với lý do đơn giản họ là chủ thể kinh tế yếu kém và gặp nhiều bất lợi, thì khoảng 20 năm sau, nhất là từ khi có sự ra đời của Bộ Luật cơ bản cho DNNVV năm 1963 được sửa đổi

năm 1999, Nhật Bản đã thay đổi căn bản khi nhìn nhận vai trò nền tảng, động lực quan trọng của DNNVV đối với việc phát triển kinh tế để từ đó, ban chính sách hỗ trợ phù

Thứ hai, một trong những điểm nổi bật của chính sách hỗ trợ hiệu quả đó là hỗ trợ đúng vào thế yếu cốt lõi của DNNVV. Cụ thể như:

Về kinh nghiệm quản lý, xây dựng chiến lược, Nhật Bản có một lực lượng nhân sự khoảng 8.000 chuyên gia sẵn sàng hướng dẫn, tư vấn kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Về hỗ trợ tài chính, Nhật Bản có ít nhất 5 tổ chức chính đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ tài chính cho DNNVV, đó là: Ngân hàng tín dụng Shinkin; Ngân hàng trung ương hiệp hội Công thương; Tổ chức tài chính nhân dân; Tổ chức tài chính DNNVV-

JFC và Hiệp hội bảo lãnh tín dụng (Nguyễn Thị Thu Băng, 2013). Các tổ chức này có nhiệm vụ chính là thực hiện cho vay và cung cấp vốn vay cho các DNNVV có qui mơ nhỏ hay siêu nhỏ, hoặc các DNNVV đang bị suy yếu theo từng giai đoạn phát

triển của nền kinh tế.

Một trong những điểm nổi bật trong chính sách hỗ trợ tài chính là Nhật Bản

đã hóa giải thành cơng xung đột trong mối quan hệ doanh nghiệp và ngân hàng.

Các DNNVV tại Nhật Bản được phép vay vốn mà không nhất thiết phải có tài sản

thế chấp. Các tổ chức tài chính có thể đáp ứng u cầu vay vốn dựa trên tín chấp và

đánh giá phương án, dự án đầu tư của doanh nghiệp. Chính quyền cấp quận sẽ là cơ

quan đánh giá hoạt động thực tế của một doanh nghiệp trên địa bàn. Nếu doanh

nghiệp đó thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ và đúng hạn thì sẽ là căn cứ để

chứng minh và được hưởng ưu đãi trong chính sách hỗ trợ tài chính của nhà nước

khi khơng phải thế chấp tài sản. Ngồi ra, doanh nghiệp cũng có thể vay các khoản vay dài hạn khơng có lãi hoặc lãi suất thấp trực tiếp từ chính phủ để thực hiện phát triển, sáng tạo phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển kỹ thuật cơng nghệ, kỹ thuật tiên tiến.

Chính phủ Nhật Bản cũng có những chính sách thuế linh hoạt với các DNNVV. Một là, nhóm giải pháp mang tính phổ biến, có nội dung và đối tượng được áp dụng cụ thể đó là: Giảm thuế cho các DNNVV có qui mơ nhỏ và siêu nhỏ; Giảm thuế suất pháp nhân mà các doanh nghiệp phải đóng; Ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho

các DNNVV có qui mô nhỏ và siêu nhỏ. Hai là, nhóm giải pháp đặc biệt đối với

những đối tượng đặc biệt theo luật định, những chính sách ưu đãi về thuế là: Căn cứ

theo luật hỗ trợ kinh doanh với DNNVV có qui mơ lớn hơn, ngành sản xuất đặc thù, yêu cầu về hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại thì được miễn trừ thuế 7% quí I hàng năm; Miễn thuế cho các DNNVV trong lĩnh vực nghiên cứu và thí nghiệm tạo ra các sản phẩm mới, có tính ứng dụng cao trong cuộc sống.

Về đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV, chính phủ Nhật Bản đặc biệt chú trọng và thực hiện từ lâụ Hàng năm, thông qua các cơ quan quản lý có liên quan các cấp để tiến hành đào tạo đội ngũ nàỵ Trong đó đáng chú ý là sự đa dạng có chọn lọc các nội

dung đào tạo hướng tới việc thực thi cụ thể thay vì mang tính chất quản lý hành chính, cụ thể như: Chú trọng đào tạo nâng cao năng lực các nhà quản trị doanh nghiệp, đối với người lao động là tập trung đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và cập nhật các

công nghệ hiện đại, các chương trình được phân cấp từ khởi nghiệp đến chuyên sâu, thời gian đào tạo linh hoạt và kinh phí đào tạo đều được chính phủ hỗ trợ.

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Có thể nói rằng Trung Quốc đã đạt được thành công lớn trong việc thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ của khối DNNVV trong nước, tạo ra chuyển biến tích cực cả cả về chất và lượng. Để có được thành quả đó, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt các

chính sách cải cách MTĐT hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp nàỵ Đáng chú ý là các

chính sách được ban hành ln thể hiện được sự mạnh mẽ, tính chun trách và cụ thể hóa cao trong hỗ trợ doanh nghiệp.

Trước hết phải nhắc đến là hệ thống bảo lãnh tài chính rộng khắp cả nước phục vụ khơi thơng nguồn vốn cho các DNNVV. Hiện nay, hệ thống này đã có trên 5000 tổ chức tài chính chuyên về hỗ trợ bảo lãnh vay vốn có thể hỗ trợ rất hiệu quả cho DNNVV. Các tổ chức tài chính này cũng được hưởng các chính sách ưu đãi lớn về

thuế nếu thuộc loại hình DNNVV. Kể từ khi thành lập, DNNVV thuộc lĩnh vực này sẽ

được miễn thuế thu nhập cho đến năm thứ tám, nhờ đó mà các tổ chức tài chính này

cũng có động lực và cơ sở để hỗ trợ hiệu quả hơn khi có thể cho phép các DNNVV

khó khăn có thể vay với lượng vốn lớn hơn đến 5 lần tài sản. Đây là mơ hình được

chính phủ Trung Quốc áp dụng từ tháng 6/1999. Ngoài ra, Trung Quốc cũng thành lập quỹ tiền tệ tập trung chỉ hỗ trợ riêng cho các doanh nghiệp này với sự gia tăng mạnh mẽ hàng năm, tăng từ 150 triệu USD năm 2008 lên 1,5 tỷ USD vào năm 2016. Trung Quốc cịn có các chính sách tơn vinh và ghi nhận những đóng góp của các DNNVV có các giải pháp hữu hiệu về việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong các thời kỳ khủng hoảng. Theo đó, dựa trên kết quả kinh doanh khả quan của DNNVV

trong các thời gian này, chính phủ hồn tồn có thể miễn tồn bộ hoặc giảm một phần chi phí bảo lãnh vay vốn.

MTĐT tại Trung Quốc cũng được cải thiện bằng các quyết sách về chế độ sử

dụng và chi phí liên quan lao động. Trong Luật Lao động của Chính phủ Trung Quốc

sửa đổi và ban hành 2009 đã qui định, cho phép các DNNVV có chế độ thời gian làm việc riêng. Cụ thể, do một bộ phận doanh nghiệp trong khối này có tính chất cơng việc

và lĩnh vực sản xuất đặc thù, không thể áp dụng chế độ thời gian làm việc 8 tiếng vào ban ngày, do vậy một số doanh nghiệp sẽ làm việc vào ca đêm, hoặc tổng thời gian

làm việc trong năm có thể là 9 hoặc 8 tháng, thậm chí 6 tháng như: đánh bắt thủy sản, chế biến hải sản, thu mua nơng sản,...Chính vì vậy, DNNVV trong các ngành nghề này sau khi được Bộ Bảo hiểm Xã hội và Tài Nguyên phê chuẩn sẽ được phép thực hiện

chế độ thời gian riêng biệt căn cứ theo tình hình sản xuất của DN.

Về qui định đóng bảo hiểm xã hội và y tế, Trung Quốc có quy định ưu đãi và cụ thể như: Đối với DNNVV hiệu quả kinh doanh khơng cao, cho phép đóng ở mức 60% trên tổng số tiền về mức bảo hiểm xã hội và y tế phải đóng theo chức vụ cho công

nhân viên trong các doanh nghiệp này; Với DNNVV tình hình kinh doanh đặc biệt khó khăn, khơng cịn khả năng để đóng bảo hiểm theo chức vụ cho lao động trong doanh

nghiệp đó thì có thể đóng mức phí bảo hiểm phổ thơng căn cứ theo mức phí bảo hiểm mà Xã, Phường, Quận qui định tại nơi mà doanh nghiệp đó đang hoạt động.

Ngồi ra, tuy có dân số đơng đảo mang lại cho quá trình đầu tư của doanh

nghiệp những lợi thế không nhỏ về nguồn lao động và thị trường, nhưng Trung

Quốc tích cực hỗ trợ cho DNNVV. Luật khuyến khích các DNNVV sửa đổi tháng 9/2017, đã qui định rõ và khuyến khích các tổ chức nghiên cứu khoa học, công

nghệ và các tổ chức đào tạo ủng hộ đội ngũ nhân viên kỹ thuật tới các DNNVV để triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ vào sản xuất thơng qua các hình thức như kiêm nhiệm, tạm thời giữ chức hoặc tham gia các dự án hợp tác và được hưởng chế độ thù lao phù hợp theo các qui định của Chính phủ (Tập Cận Bình, 2017). Về thị

trường, Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ việc phát triển hệ thống bán lẻ rộng khắp để

kết nối thị trường giúp các DNNVV khẳng định thương hiệu và nắm chắc thị

trường đầy triển vọng trong nước. Nhìn xa hơn, Trung Quốc đã sớm có những chủ

trương thúc đẩy sự hình thành và vận hành các tổ chức xúc tiến thị trường quốc tế, hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của DNNVV.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Khả năng đầu tư mạnh mẽ và hiệu quả của nhiều DNNVV Hàn Quốc đã đóng góp lớn vào sự phát triển cơng nghiệp và nền kinh tế trong nhiều năm quạ Kết quả này trước hết bắt nguồn từ việc chính phủ Hàn Quốc đã sớm nắm bắt và triển khai nhiều

giải pháp về MTĐT hỗ trợ phù hợp với loại hình doanh nghiệp nàỵ

Tại Hàn Quốc, đơn vị quản lý trực tiếp chịu trách nhiệm về chính sách khuyến

khích, hỗ trợ đầu tư của khối DNNVV là Bộ Thương mại và Công nghiệp. Bộ chủ quản này sẽ kết hợp với các bộ ban ngành khác tiến hành nghiên cứu, phân tích, nhận định và

đưa ra các chính sách, chiến lược phát triển phù hợp nhất đối với khối DNNVV nước nàỵ

Thời điểm năm 1966, tại Hàn Quốc đã bắt đầu định hình một hệ thống hỗ trợ các

DNNVV với với nhiều tham gia của nhiều đơn vị, tổ chức như: Viện Phát triển Công

nghiệp Hàn Quốc, Trung tâm năng suất Hàn Quốc hay Quỹ Bảo lãnh tín dụng. Mỗi một

đơn vị, tổ chức được thành lập hướng tới mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp ở từng lĩnh vực cụ

thể, phù hợp với nhu cầu phát triển của họ. Các chính sách được xây dựng có định hướng trực tiếp hỗ trợ cải thiện những mặt yếu kém như hiện đại hóa thiết bị và công nghệ, hỗ trợ đào tạo về quản trị doanh nghiệp hay việc tham gia của chính phủ vào mạng lưới ngân hàng nhằm chủ động các cơ chế hỗ trợ cho khối DNNVV.

Một trong những lợi thế của MTĐT Hàn quốc với đầu tư của DNNVV là đã

sớm định hướng và thuận lợi để nhiều DNNVV trở thành những vệ tinh chuyên sản

xuất và cung cấp bán thành phẩm cho các doanh nghiệp, các tập đồn cơng nghiệp lớn. Thậm chí, có những quy định khắt khe về việc phải mua ngoài hay được tự sản xuất

các bán thành phẩm đối với các doanh nghiệp lớn trong một số ngành công nghiệp

hoặc quy định trong một số lĩnh vực sản phẩm công nghiệp, doanh nghiệp phải mua

các bán thành phẩm của các doanh nghiệp trong nước.

Nhằm khuyến khích tinh thần doanh nhân và gia tăng khởi sự thành công của khối DNNVV, nhiều “vườn ươm doanh nghiệp” tại Hàn Quốc đã được hình thành.

Các “vườn ươm công nghiệp này sẽ không chỉ là nơi cung cấp các dịch vụ như cho thuê văn phòng, nhà xưởng hay cung cấp vốn mà còn là nơi đào tạo về quản lý, hỗ trợ lập kế hoạch kinh doanh, các dịch vụ hành chính, mạng lưới kinh doanh, hỗ trợ nguồn vốn, tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng,...Mơ hình này giúp thúc đẩy sự tương hỗ

giữa 3 chủ thể là chính quyền, các tổ chức hỗ trợ, nghiên cứu và đào tạo và các doanh nghiệp mới khởi sự.

Về mặt tài chính, nhằm hỗ trợ và giúp khối DNNVV chính phủ nước này đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ về tài chính như: chỉ đạo các tổ chức tài chính, ngân hàng dành một tỷ lệ là 45% tín dụng để cung cấp vốn cho các DNNVV, đối với ngân hàng thương mại địa phương thì tỷ lệ tín dụng này là 60%, các chi nhánh của các ngân hàng nước ngồi tỷ lệ tối thiểu là 35% tín dụng. Ngồi những qui định về tỷ lệ tín dụng cho vay bắt buộc, mức lãi suất cho vay cũng được chính phủ nước này đưa ra những qui định ưu đãi cho

khối DNNVV. Hiện nay, mức lãi suất cho vay của các ngân hàng này được chính phủ qui

định khơng vượt q 6%/năm. Ngồi những tổ chức tín dụng trên, cịn có 2 tổ chức tài

chính đặc biệt được Chính phủ nước này thiết lập đó là: Ngân hàng Cơng nghiệp Hàn

Về ưu đãi thuế, trong 4 năm hoạt động đầu tiên kể ngày thành lập các DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 79 - 85)