Sơ đồ quy trình xử lý nước thải của dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam (Trang 96 - 98)

nước thải nhằm tránh sinh mùi hôi thối và giảm khoảng 15 – 30 % hàm lượng COD, BOD có trong nước thải.

Từ bể điều hòa, nước thải được bơm với một lưu lượng cố định vào bể phản ứng kỵ khí UASB. Tại bể UASB, các vi sinh vật ở dạng kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vơ cơ ở dạng đơn giản và khí biogas (CO, CH4, H2S, NH3…).

Chất hữu cơ + Vi sinh kỵ khí → CH4 + H2S + Sinh khối mới +…

Trong bể UASB có bộ phận tách 3 pha: khí biogas, nước thải và bùn kỵ khí. Khí biogas được thu gom và phân tán ra môi trường qua ống khói. Bùn kỵ khí được tách ra và quay trở lại bể phản ứng, nước thải sau khi được tách bùn và khí được dẫn sang bể xử lý khí Aerotank. Hiệu quả xử lý của bể UASB tính theo COD, BOD đạt khoảng 60 – 72 %.

Tại bể Aerotank diễn ra q trình sinh học hiếu khí được duy trì nhờ khơng khí cấp từ máy thổi khí. Tại đây, các vi sinh vật ở dạng hiếu khí (bùn hoạt tính) sẽ phân hủy các chất hữu cơ cịn lại trong nước thải thành các chất vơ cơ đơn giản như: CO2, H2O…

Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí → H2O + CO2 + sinh khối mới…

Hiệu suất xử lý của bể làm thống tính theo COD, BOD đạt khoảng 90 – 95 %. Từ bể Aerotank, nước thải được dẫn sang bể keo tụ và lắng, tại đây diễn ra quá trình phân tách giữa nước thải và bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy, nước thải ở phía trên được dẫn qua bể khử trùng nhằm tiêu diệt các vi khuẩn còn lại. Nước thải sau khi qua bể khử trùng đạt tiêu chuẩn đầu vào của trạm xử lý nước thải tập trung của KCN VSIP.

Bùn hoạt tính ở đáy bể lắng được thu gom về bể thu bùn và một phần được bơm tuần hồn về bể Aerotank nhằm duy trì hàm lượng vi sinh vật, một phần bùn dư được định kỳ bơm xả về bể phân hủy bùn.

Bùn thải sau đó được làm ráo bằng máy ép bùn, bùn sau khi ép được đóng trong các bao để lưu trữ và hợp đồng với đơn vị có chức năng đến thu gom và xử lý.

4.2.1.4. Kiểm sốt ơ nhiễm do chất thải rắn

Mỗi loại chất thải rắn có đặc tính riêng và có một phương pháp xử lý thích hợp, hiệu quả và kinh tế nhất nếu chúng được phân loại tại nguồn đúng, thu gom và lưu trữ riêng biệt..

Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom tại từng phân xưởng và chứa trong các thùng nhựa có nắp đậy kín (dung tích 550 lít), sau đó chủ dự án sẽ hợp đồng với đơn vị thu gom rác của KCN đến thu gom hằng ngày và vận chuyển về khu vực trung chuyển chất thải rắn của KCN và mang đi xử lý.

Chất thải rắn sản xuất CTR Sinh hoạt Chất thải rắn sản xuất CTR nguy hại từ quá trình bảo dưỡng thay thế Rác sinh hoạt Rác văn phịng Các loại bao bì và nhựa Tro thải Giẻ lau dính dầu, nhớt, bóng đèn, mực in… Chuyển ra bãi rác Bán để tái chế Tái sinh làm nguyên liệu

Chứa trong kho chứa tro, chứa chất thải nguy hại, sau đó hợp

đồng với cơng ty có chức năng xử lý

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam (Trang 96 - 98)