Quá trình phát triển của ĐTM

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam (Trang 29 - 31)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.1.7.Quá trình phát triển của ĐTM

Trên thế giới

Sự ra đời của ĐTM đã góp phần kiểm sốt và từng bước ngăn chặn tình trạng suy thối mơi trường. Mặc dù mới ra đời không lâu, nhưng ĐTM đã được sự quan tâm và đồng tình của hầu hết các quốc gia phát triển và đang phát triển trên tồn thế giới, coi đó là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ mơi trường trong q trình phát triển kinh tế theo mục tiêu của phát triển bền vững.

Trên thế giới đến những thập kỷ 60, 70 một số nước công nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Năm 1970, Mỹ đã ban hành luật và chính sách quốc gia về mơi trường, trong đó quy định tất cả các kiến nghị quan trọng ở

cấp Liên bang về luật pháp, các hoạt động kinh tế kỹ thuật lúc đưa ra xét duyệt để được Nhà nước chấp nhận đều phải kèm theo một báo cáo chi tiết về tác động đến môi trường của hoạt động được kiến nghị.

Tại Châu Á hầu hết các nước trong khu vực đã quan tâm đến môi trường từ những thập kỷ 70 như là:

- Philipin : Từ 1977-1978 Tổng thống Philipin đã ban hành các Nghị định trong đó yêu cầu thực hiện ĐTM và hệ thống thông báo tác động môi trường cho các dự án phát triển.

- Malaysia: Từ 1979 chính phủ đã ban hành Luật Bảo vệ mơi trường và từ năm 1981 vấn đề đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện đối với các dự án năng lượng, thủy lợi, công nghiệp, giao thông, khai hoang.

- Thái Lan : Nội dung và các bước thực hiện ĐTM cho các dự án phát triển được thiết lập từ 1978, đến năm 1981 thì cơng bố danh mục dự án phải tiến hành ĐTM.

- Trung Quốc: Luật Bảo vệ môi trường đã được ban hành từ 1979, trong đó điều 6 và 7 đưa ra các cơ sở cho các yêu cầu đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển.

Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, đánh giá tác động môi trường được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1984 do chương trình Tài ngun và Mơi trường giới thiệu qua tài liệu "Giới thiệu các phương pháp đánh giá tác động mơi trường" của chương trình.

Năm 1993 Việt Nam ban hành luật Bảo vệ mơi trường đầu tiên, trong đó có quy định tất cả các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đều phải thực hiện đánh giá tác động mơi trường, thì ĐTM đã bắt đầu được thực hiện trong thực tế.

Kể từ đó đến nay, Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật dưới dạng các Nghị định của Chính Phủ, các quyết định, thông tư của Bộ Tài nguyên và Mơi trường, trong đó quy định cụ thể việc thực hiện và hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện ĐTM trong thực tế. Nhờ đó ĐTM cho đến nay đã trở thành

một công việc phổ biến, nằm trong khung pháp luật của Nhà nước mà tất cả các dự án đều thực hiện.

Hiện nay, ở Việt Nam đã có một đội ngũ tương đối đông đảo những người làm đánh giá tác động mơi trường, trong đó có nhiều chuyên gia được đào tạo trong và ngoài nước, bước đầu đã tập hợp được những kinh nghiệm ứng dụng qua những cơng trình đã đánh giá trong thực tế. Việc thực hiện ĐTM cũng còn những vấn đề tồn tại cần tiếp tục giải quyết, tuy nhiên có thể nói sau hơn một thập kỷ, cho đến nay hệ thống văn bản pháp lý cho thực hiện ĐTM đã tương đối đầy đủ và tiếp cận được yêu cầu của thực tế. Việc thực hiện ĐTM dần đi vào nề nếp đã có đóng góp rất đáng kể cho thực hiện phát triển bền vững của đất nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam (Trang 29 - 31)