5. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường
2.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất
2.1.1.1. Địa chất cơng trình
Dự án nằm trong KCN VSIP II-A thuộc địa tầng của các tích tụ Aluvi cổ thuộc hệ Neogen và hệ đệ tứ. Đặc điểm địa chất cơng trình tại khu vực dự án cũng mang đặc tính địa chất cơng trình của VSIP II-A và ít có biến động theo thời gian. Theo “Báo cáo khảo sát địa chất cơng trình KCN VSIP II-A tại tỉnh Bình Dương 2008” cho thấy:
Giới Mezozoi (MZ) – hệ Jura thuộc hạ hệ địa tầng Draylinh (Jldri)
Hệ tầng Draylinh khơng lộ trên mặt đất, đá móng Jura ở độ sâu 110m trở xuống và phát triển rộng khắp, bị phủ lên bởi lớp trầm tích đệ tứ.
Thành phần thạch học gồm sét bột kết, cát kết màu xám tro, xám sáng, cấu tạo phân lớp mỏng lẫn Andezit và đaxít.
Giới Kainozoi (KZ), hệ Neozen, thống Pleistocen thượng, hệ tầng Bà Miêu (N22 bm)
Lộ ra ở các vách sườn xâm thực và ở các bề mặt bóc mịn, trầm tích hệ tầng Bà Miêu đều có chung một đặc điểm phía dưới thơ chuyển lên trên mịn dần.
Thành phần phía dưới là các hạt thơ lẫn ít sạn, cuội. Phần phía trên là cát bột sét phân lớp mỏng dạng dãy, thành phần sét chủ yếu là Kaolimit (70%).
Hệ Đệ tứ
Thống Pleistocen trung – thượng, hệ tầng Thủ Đức (QII-IIItd). Thành phần gồm cát, cuội, sạn ở phía dưới chuyển dần lên trên là cát sét caolin lẫn ít sạn, sỏi, cuội. Chúng thường có kết cấu bở rời hoặc gắn kết yếu, phân lớp thô hoặc khơng phân lớp, chọn lọc kém, đơi nơi có phong hóa laterit sắt có kết cấu rắn chắc.
Thống Holocen (aQIV12 – aQIV13). Thành phần trầm tích chủ yếu là cát, sạn, bột sét và một ít sét bột màu vàng, mùn sét, bùn hữu cơ phân hủy kém màu nâu đen.
Cấu tạo địa chất cơng trình bao gồm các lớp phân bố từ trên xuống như sau: - Lớp đất mặt
+ Thành phần bao gồm cát pha sét, sét bột, rải rác các mảnh vụn laterit và cuội sỏi thạch anh.
+ Cát pha sét có màu nâu vàng, vàng nhạt, xám trắng, khi lẫn mùn hữu cơ có màu nâu đen.
+ Thành phần cát thạch anh là hạt nhỏ đến mịn. + Chiều dày lớp đất thay đổi từ 1,2 - 2,0 m. - Lớp laterit
+ Laterit tồn tại dưới dạng các hịn, cục hình thức méo mó, cứng chắc kích thước khơng điều.
+ Chiều dày lớp đất thay đổi từ 1,0 - 2,0 m. - Lớp cát, sạn chứa sét
+ Tập hợp các lớp mỏng gồm cát, cát chứa sét, cát sạn xen kẽ nhau, càng xuống sâu càng thô dần.
+ Chiều dày lớp đất thay đổi từ 25 - 30 m.
Theo như cấu tạo địa chất cơng trình khu vực dự án cho thấy nền đất có khả năng chịu tải tốt, khả năng thấm thấp, thích hợp cho xây dựng cơng trình cơng nghiệp.
Do dự án nằm trong KCN VSIP II-A nên mang đặc điểm địa chất thủy văn của khu vực này. Theo “Báo cáo khảo sát địa chất cơng trình KCN VSIP II-A tại tỉnh Bình Dương 2008” cho thấy.
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích nhiều nguồn gốc Holocene
- Thành tạo chứa nước gồm các trầm tích sơng, trầm tích sơng – đầm lầy. Bề dày chung từ 1 - 5 m.
- Phức hệ chứa nước các trầm tích Holocene được xếp vào bậc mức độ chứa nước nghèo đến rất nghèo.
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích sơng biển Pleistocene
- Bề dày chung tầng chứa nước 15 m
- Tầng chứa nước Pleistocene được cung cấp bởi nước mưa, nước mặt trực tiếp ngấm xuống. Biên độ dao động mực nước giữa hai mùa từ 3 – 4 m. - Chất lượng nước: pH từ 5 - 6; độ cứng < 1,0 mg/l; tổng khoáng < 100 mg/l;
NO3- vết; NH4+
< 1,0 mg/l.
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích sơng biển Plicocene trên
- Độ sâu khai thác nước 40 - 70 m, trung bình từ 40 - 65 m (bề dày 25 m). - Tầng chứa nước là cát thơ lẫn cuội sạn, có áp lực mạnh.
- Tỷ lưu lượng 0,5 - 1,2 l/s.m; lưu lượng bơm nước từ 8 – 16 l/s. - Chất lượng nước: pH 4,7 - 6,5; NO3-
< 3,0 mg/l; NH4+ < 1,0 mg/l; tổng khoáng 40 - 60 mg/l.
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích sơng biển Plicocene dưới
- Tỷ lưu lượng nước 0,2 - 2,1 l/s.m, mức độ chứa nước khơng điều từ trung bình đến giàu.
- Chất lượng nước nhạt: pH từ 5,5 - 6,5; tổng khoáng 40 - 70 mg/l; NO3-
0,45 - 7,17 mg/l.
- Mực nước tĩnh sâu từ 10 – 20 m, phức hệ chứa nước nghèo, khối lượng nước khai thác không lớn.
- Chất lượng nước: pH từ 4,5 - 6,2; tổng khống hóa 50 - 100 mg/l; NO3- 0,5 - 10 mg/l.