Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank năm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay danh cho doanh nghiệp vừa & nhỏ tại NH TMCP sài gòn thương tín SGDHCM (Trang 57 - 64)

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 11/10 12/11 Số tiền % Số tiền % Tổng doanh thu 12.774 18.729 17.619 5.955 46,62 (1.110) (5,93) Tổng CP 10.348 15.989 16.304 5.641 54,51 315 1,97 LNTT 2.426 2.740 1.315 314 12,94 (1.425) (52,0) LN sau thuế 1.799 2.033 987 234 13,01 (1.046) (51,45)

(Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank 2010 – 2012)

Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương diện thanh tốn ở mức thấp, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Nhờ đó hoạt động của thị trường tài chính tiền tệ đã từng bước ổn định. Mặt bằng lãi suất và sự biến động của tỷ giá đã được kiểm soát hiệu quả và ngày càng chặt chẽ theo mục tiêu chung.

Tuy nhiên, những bất cập của một số ngân hàng như rủi ro thanh khoản, nợ xấu, tính tuân thủ pháp luật đã bộc lộ nhiều hạn chế, buộc NHNN thực hiện chủ trương

GVHD: ThS. Võ Tường Oanh

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hoàng Thúy Hiền 48

tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bằng việc hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng hoạt động yếu kém, nhằm đảm bảo tính an tồn và minh bạch của tồn hệ thống.

Trong bối cảnh bất lợi của thị trường và quan điểm cùng chia sẻ khó khăn với khách hàng, mặc dù một số chỉ tiêu kinh doanh còn khiêm tốn, nhưng với những quyết sách kinh doanh phù hợp, kịp thời và linh hoạt, Sacombank đã hoàn thành mục tiêu lợi nhuận đề ra và đảm bảo các chỉ số an toàn theo quy định.

LNTT của NH đạt 2.740 tỷ đồng, tăng 12,94% so với 2010, bằng 101% kế hoạch.

Tuy nhiên, tới năm 2012, lợi nhuận trước thuế giảm 52% so với năm 2011, chỉ còn 1.315 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 51,45% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến việc lỗ nặng của Sacombank trong năm 2012 là do ngân hàng thực hiện trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, dự phịng chứng khốn và dự phịng phải thu khó địi q lớn.

Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín (Sacombank) cũng đã vinh dự được 2 tổ chức xếp hạng tín nhiệm tồn cầu Moody’s và Standard & Poor’s (S&P’s) lần đầu tiên xếp hạng tín nhiệm. Nhận định chung của các tổ chức này là Sacombank có triển vọng ổn định, phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh và khả năng thích ứng tốt trước những thách thức của nền kinh tế Việt Nam và thế giới. Điều này cho thấy Sacombank đã ngày càng chứng tỏ được vị thế của mình trên thị trường.

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay các DNVVN tại – SGD TP. Hồ Chí Minh

2.2.1. Sản phẩm cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sacombank ln đa dạng hóa các loại sản phẩm cho vay sao cho phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay. Các sản phẩm của Sacombank hiện nay có thể kể đến như là:

- Cho vay sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời

- Thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán doanh nghiệp

- Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Bao thanh toán cho khách hàng xuất khẩu sang thị trường CN nước ngoài

GVHD: ThS. Võ Tường Oanh

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồng Thúy Hiền 49

- Thấu chi đảm bảo bằng tiền gửi

- Cho vay sản xuất kinh doanh

- Cho vay đại lý phân phối xe ô tô

2.2.2. Cơ sở pháp lý về việc cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

SGD thành phố Hồ Chí Minh áp dụng các quy định cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tương tự như đối với các doanh nghiệp lớn. Sau đây là một số quy định liên quan đến vấn đề cho vay:

o Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành

Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, quy định cụ thể về hoạt động cho vay của các TCTD.

o Quyết định số 127 của Thống đốc NHNN: Quyết định này bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN.

Theo quyết định 127, khi đã có nợ q hạn, tổ chức tín dụng phải tiến hành các biện pháp thu nợ quá hạn ngay, đồng thời phân loại nợ vào các nhóm nợ theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm tra, giám sát vốn vay: Quyết định 127 có một số điểm mới, thứ nhất, coi việc kiểm tra giám sát vốn vay là trách nhiệm và quyền của tổ chức tín dụng; thứ hai, TCTD phải gửi quy trình kiểm tra giám sát vốn vay cho Thanh tra NHNN.

Đưa ra khái niệm mới “cơ cầu thời hạn trả nợ” trong đó có hai nội dung để điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ mà không tách rời như trước đây.

- Nghị định số 178/1999/NĐ-CP của Chính phủ về đảm bảo tiền vay của các

tổ chức tín dụng. Theo đó, TCTD có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay khơng có bảo đảm theo quy định của Nghị định này và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan để thu hồi nợ khi khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với nghĩa vụ trả nợ đã cam kết. Sau khi xử lý tài sản bảo đảm

GVHD: ThS. Võ Tường Oanh

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hoàng Thúy Hiền 50

tiền vay, nếu khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh vẫn chưa thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.

- Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về Giải pháp tháo gỡ

khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Theo đó sẽ cố gắng giải quyết hàng tồn kho, giảm chi phí giá thành, thị trường bất động sản để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, giải quyết nợ xấu cho ngân hàng.

Ngồi ra, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín cịn căn cứ trên Quyết định số 150/2011/QĐ-TĐ ngày 13/01/2011 của Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín v/v ban hành Quy trình cấp tín dụng và các quyết định sửa đổi, bổ sung có liên quan; căn cứ tờ trình số 121/TT-QLTD ngày 19/11/2012 của Phịng Quản lý tín dụng v/v sửa đổi, bổ sung quy trình cấp tín dụng được ban Tổng giám đốc duyệt nhận; quyết định số 4770/2012/QĐ-QLTD v/v sửa đổi, bổ sung quy trình cấp tín dụng ngày 27/12/2012 để làm cơ sở pháp lý trong quy trình cấp tín dụng của mình.

2.2.3. Quy trình cho vay tại Sacombank – SGD TP. Hồ Chí Minh

- Bƣớc 1: Tiếp thị, thu thập hồ sơ và đề xuất nhu cầu: Tại bước này,

Sacombank thực hiện tìm kiếm, tiếp thị khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn tất hồ sơ, thủ tục theo quy định. Trong một số trường hợp, công tác thẩm định, phê duyệt khoản vay được thực hiện ngay tại bước này.

- Bƣớc 2: Thẩm định: Tại bước này, Sacombank thực hiện xác minh và thẩm

định hồ sơ khách hàng làm cơ sở tham mưu cho cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Bƣớc 3: Phê duyệt: Sacombank phân định hạn mức phê duyệt cấp tín dụng

theo từng cá nhân, tập thể tùy thuộc vào đặc điểm của từng khoản cấp tín dụng cụ thể.

- Bƣớc 4: Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết: Sacombank phải đảm

bảo tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ tín dụng, các điều kiện cấp tín dụng và thực hiện các thủ tục khác để triển khai khoản cấp tín dụng theo đúng nội dung phán quyết của cấp phê duyệt.

GVHD: ThS. Võ Tường Oanh

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hoàng Thúy Hiền 51

- Bƣớc 5: Quản lý và thu hồi nợ: NH có trách nhiệm theo dõi và quản lý

khoản vay thường xuyên, liên tục nhằm đảm bảo khoản vay ln trong tình trạng nợ tốt.

- Bƣớc 6: Tất toán: Sau khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ thanh toán các

khoản nợ, bao gồm vốn gốc, lãi và phí phát sinh, Sacombank tiến hành tất tốn hồ sơ tín dụng của khách hàng.

- Bƣớc 7: Lưu hồ sơ: Sacombank tiến hành lưu hồ sơ theo đúng quy định. Các

bộ phận liên quan lưu các hồ sơ phát sinh và kết thúc tại cơng đoạn của mình. Việc quản lý và hoàn trả hồ sơ TSĐB của khách hàng được thực hiện theo Quy trình quản lý hồ sơ TSĐB hiện hành. Bộ phận quản lý tín dụng lưu bộ hồ sơ tất tốn tại chi nhánh trong một năm sau đó chuyển về kho lưu trữ theo thứ tự lưu.

Sacombank sử dụng mơ hình chấm điểm, xếp hạng tín dụng để đảm bảo tính khách quan trong q trình cấp tín dụng, đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng và để trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN Việt Nam. Việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng được Sacombank thực hiện khi khách hàng đến giao dịch tín dụng lần đầu và được xem xét lại theo định kỳ. Hệ thống xếp hạng tín dụng của Sacombank được xây dựng nhằm tính tốn các chỉ số rủi ro dựa trên các chuẩn mực quản lý rủi ro tín dụng, bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- EL (Expected Loss) nghĩa là “Khoản lỗ dự kiến” của một khoản vay để làm

cơ sở xác định mức độ rủi ro của khoản vay đó và là một yếu tố cộng thêm vào giá thành sản phẩm.

- PD (Propability of Default) nghĩa là “Xác suất vỡ nợ” của khách hàng.

- EAD (Exposure At Default) là “Dự nợ của khách hàng tại thời điểm vỡ nợ”.

- LGD (Loss Given Default) nghĩa là “ Tỷ lệ lỗ khi tiến hành thanh lý TSĐB”.

EL = EAD * PD * LGD

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện nay của Sacombank phân chia khách hàng có quan hệ tín dụng ra làm 10 hạng, dựa vào các tiêu chí tài chính và phi tài chính. Trên cơ sở mức độ rủi ro tương ứng với từng hạng khách hàng, Sacombank xác định sản phẩm, dịch vụ, chế độ có thể áp dụng đối với từng nhóm khách hàng

GVHD: ThS. Võ Tường Oanh

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hoàng Thúy Hiền 52

với một số đặc điểm chính. Các hạng tín dụng như AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D.

2.2.4. Thực trạng hoạt động cho vay các DNVVN tại SGD TP.HCM

Theo báo cáo của VCCI, nếu như năm 2002 Việt Nam mới có 63.000 doanh nghiệp thì từ khi có Luật doanh nghiệp đến nay, tổng số đã có trên 694.000 doanh nghiệp thành lập. Tuy nhiên, tính đến ngày 31-12-2012, Việt Nam chỉ còn 312,6 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động.

Đáng bàn là trong giai đoạn 2002-2011, báo cáo của VCCI nêu xu hướng tỉ trọng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ngày càng tăng và Việt Nam đang đứng trước thực tế thiếu hụt doanh nghiệp có quy mơ vừa khi loại hình này chỉ chiếm 2,1% trong tổng lao động toàn quốc.

Để đánh giá khả năng “lớn lên” của doanh nghiệp Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã theo dõi các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ từ năm 2002 và nhận thấy thực trạng đáng buồn: 2/3 số doanh nghiệp không thể lớn lên nổi. Trong đó, có 44,7% giữ nguyên quy mô nhỏ trong suốt 10 năm được theo dõi. 1/3 doanh nghiệp cịn lại có thay đổi quy mơ thì thực chất VCCI cho biết có tới 18,2% đã… quay trở lại quy mơ siêu nhỏ, tức thụt lùi. Chỉ có 8,74% doanh nghiệp nhỏ phát triển thành doanh nghiệp có quy mô vừa và chỉ 6,55% thành quy mô lớn.

Doanh nghiệp quy mơ vừa cũng trong tình cảnh có xu hướng nhỏ đi. Cụ thể, VCCI cho biết có đến 38,7% doanh nghiệp vừa đã chuyển thành doanh nghiệp nhỏ và 5,12% thậm chí bị chuyển thành doanh nghiệp siêu nhỏ. Chỉ có khoảng 27% doanh nghiệp vừa năm 2002 lớn lên thành doanh nghiệp quy mô lớn năm 2011. Như vậy, cũng có tới 2/3 doanh nghiệp vừa giữ nguyên quy mơ, nhỏ đi và chỉ có gần 1/3 là lớn lên.

Báo cáo của VCCI cũng chỉ rõ quy mơ bình qn của doanh nghiệp về lao động cũng đang thu hẹp dần. Cụ thể, lao động bình quân đang là 74 người/doanh nghiệp năm 2002 đã giảm chỉ còn 34 lao động năm 2011. Đặc biệt, VCCI nêu chi tiết đã có sự bất đối xứng khi quy mơ bình qn của doanh nghiệp ngoài nhà nước đang từ 31

GVHD: ThS. Võ Tường Oanh

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồng Thúy Hiền 53

lao động/doanh nghiệp đã giảm chỉ còn 22 lao động năm 2011. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước lại tăng từ 421 lao động/doanh nghiệp năm 2002 lên tới 490 lao động/doanh nghiệp năm 2011. Trong khi đó, quy mơ lao động của khối FDI vẫn khoảng 300 lao động/doanh nghiệp. Thực tế khảo sát, VCCI cho biết có tới 94,3% doanh nghiệp quy mơ nhỏ là ở khu vực ngồi nhà nước

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất cả nước, do đó hàng năm có hàng ngàn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo thống kê của Sở Kế hoạch - Đầu tư TPHCM, hiện TP có khoảng 184.000 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập, trong đó số DN nhỏ và vừa chiếm khoảng 96%. (2012)

Biểu đồ 2.4. Số lƣợng DNVVN trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh 2010 - 2012

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Ta thấy số lượng DNVVN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh qua các năm tăng rất nhanh, tính đến hết 25/12/2012, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ là 116.761 doanh nghiệp, trong đó có 23.708 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2011. Theo Cục Thống kê, tổng số doanh nghiệp ngưng, nghỉ hoạt động trong 11 tháng đầu năm 2011 là 21.746 doanh nghiệp, bằng 96,2% số doanh nghiệp mới được cấp mã số thuế.

GVHD: ThS. Võ Tường Oanh

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồng Thúy Hiền 54

Sacombank đang hướng tới việc trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, vì thế việc khai thác thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ là điều tất yếu. Việt Nam là một trong những nền kinh tế đang phát triển có nhiều triển vọng với hơn 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký hoạt động, do đó có thể khẳng định rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là những trụ cột của nền kinh tế. Hơn nữa, chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp của Chính phủ Việt Nam đã tạo tiền đề cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng phát triển và bành trướng thị trường hoạt động. Với các giải pháp tài chính trọn gói và tối ưu dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Sacombank ln triển khai những chính sách ưu đãi về lãi suất, cho vay, phí dịch vụ và ưu tiên giải quyết cho các doanh nghiệp để họ nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh trong thời gian nhanh nhất. Mục tiêu cuối cùng của Sacombank chính là góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Trong những năm qua, SGD thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tích cực đẩy mạnh cơng tác cho vay DNVVN, đến nay đã đạt được một số thành tựu như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.4.1. Doanh số cho vay

Nhằm đa dạng hóa tối đa khách hàng vay vốn của mình, SGD TP.Hồ Chí Minh ln mở rộng cho vay với nhiều hình thức khác nhau để vừa đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế, vừa có thể phân tán rủi ro.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay danh cho doanh nghiệp vừa & nhỏ tại NH TMCP sài gòn thương tín SGDHCM (Trang 57 - 64)