Nâng cao chất lượng thẩm định

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay danh cho doanh nghiệp vừa & nhỏ tại NH TMCP sài gòn thương tín SGDHCM (Trang 96 - 99)

3.2.3 .Nhận thức đúng đối tượng KH, thay đổi phương thức tiếp thị KH

3.2.6. Nâng cao chất lượng thẩm định

Chất lượng thẩm định cho vay luôn là yếu tố quan trọng để quyết định chất lượng khoản vay, nó là yếu tố sống cịn khơng những chỉ với ngân hàng mà cịn cả đối với khách hàng. Bởi vì khoản vay được thẩm định tốt sẽ đem lại an toàn vốn vay cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, bên cạnh đó nó cịn đảm bảo phương án

GVHD: ThS. Võ Tường Oanh

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hoàng Thúy Hiền 87

sản xuất kinh doanh của khách hàng là đúng đắn và đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Để công tác thẩm định đạt được hiệu quả cao và đảm bảo đáp ứng được kịp thời cơ hội kinh doanh của DN, kết hợp với công tác Marketing yêu cầu cán bộ ngân hàng phải tiếp cận với phương án, dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng ngay từ khi doanh nghiệp mới manh nha. Qua đó giúp cho cán bộ ngân hàng có nhiều thời gian hơn trong việc tham khảo, nghiên cứu phương án, dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó có được quyết định đầu tư đúng đắn cũng như qua đó hướng dẫn doanh nghiệp tạo lập hồ sơ vay vốn một cách đầy đủ và thuận lợi hơn.

Do công tác thẩm định là hết sức cần thiết và ngân hàng cần nâng cao hoạt động thẩm định, đặc biệt trong công tác thẩm định dự án đầu tư của khách hàng.

Về thẩm định khách hàng

Mục đích của việc thẩm định là xác định xem khách hàng có nguyện vọng và khả năng thanh tốn nợ khơng.

- Kiểm tra hồ sơ khách hàng: NH cần kiểm tra về tư cách pháp lý của khách

hàng, các ngành nghề lĩnh vực SXKD mà khách hàng được phép hoạt động.

- Kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng: xem xét mục đích vay vốn của

khách hàng có phù hợp với ngành nghề mà doanh nghiệp được phép hoạt động không, và nếu khách hàng vay vốn ngoại tệ thì cần xem xét khoản vay đó để đảm bảo việc cho vay phù hợp với quy định quản lý về ngoại hối.

- Phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng:

thơng qua báo cáo thường niên của đơn vị đi vay kết hợp với các tiêu chí đánh giá của ngân hàng, cán bộ tín dụng tiến hành đồng thời để xác định phương thức cho vay cũng như hạn mức tín dụng có thể chấp nhận.

- Về tài sản thế chấp: Đây là nguồn thu thứ hai của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. Do đó, đây là một nguồn quan trọng, tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thường khó có thể đáp ứng được yêu cầu

GVHD: ThS. Võ Tường Oanh

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hồng Thúy Hiền 88

này. Vì vậy để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển ngân hàng cần linh hoạt trong việc đòi hỏi tài sản thế chấp.

Về thẩm định dự án đầu tƣ

Đây được xem là nội dung thẩm định mang tính quyết định đến khả năng được vay vốn của khách hàng.

- Thẩm định dự án đầu tư cần thẩm định về nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và thị trường đầu ra của dự án, phải xem xét xem nguồn nguyên liệu đầu vào có đảm bảo đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu của dự án hay không, bởi nếu khơng có ngun vật liệu thì khơng thể tiến hành sản xuất được hoặc có nguyên vật liệu nhưng không đáp ứng kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, đến thời gian và khối lượng sản phẩm dự kiến tung ra thị trường làm giảm tính cạnh tranh và gây tổn thất cho doanh nghiệp. Do đó đáp ứng đầy đủ kịp thời cho sản xuất là điều kiện cần cho thành công của dự án. Bên cạnh đó, đầu ra cũng là yếu tố không kém phần quan trọng, nếu sản phẩm của dự án không được thị trường chấp nhận về chất lượng, giá cả hay hình thức thì DN sẽ khơng tiêu thụ được sản phẩm và do đó khơng thể trả nợ cho ngân hàng. Với tất cả những yếu tố quan trọng trên đây, ngân hàng cần quan tâm tìm hiểu cả đầu vào và đầu ra của của dự án, hay cịn gọi là đánh giá tính khả thi của dự án.

- Về hiệu quả kinh tế mà dự án đem lại cho NH chính là số tiền lãi của khoản

vay nếu khoản vay được duyệt, tiền lãi phụ thuộc vào các yếu tố sau: khối lượng món vay, thời hạn món vay, lãi suất của món vay. Một thực tế là thông thường mong muốn về số tiền lãi này giữa NH và DN có sự trái ngược nhau. Về DN thì ln mong muốn khoản vay có thời hạn dài, lãi suất thấp cịn NH thì ngược lại. Vì vậy, để đảm bảo lợi ích cho cả NH và khách hàng thì cần có sự thỏa thuận giữa hai bên.

- Bên cạnh những lợi ích về kinh tế mà dự án trực tiếp mang lại cho ngân hàng, cán bộ tín dụng cũng cần quan tâm đến lợi ích về kinh tế mà dự án đem lại cho xã hội, khuyến khích những dự án có tính chất xã hội hóa cao.

GVHD: ThS. Võ Tường Oanh

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Hoàng Thúy Hiền 89

- DN gặp khó khăn thì NH cũng khơng tránh khỏi ảnh hưởng, vì thế trong q

trình thẩm định, các cán bộ tín dụng có thể gợi ý hoặc yêu cầu các DN có một vài phương án dự phịng rủi ro, điều này có lợi cho cả hai bên, đặc biệt với các DNVVN trình độ quản lý cịn nhiều hạn chế thì đây có thể coi là một cách làm an toàn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay danh cho doanh nghiệp vừa & nhỏ tại NH TMCP sài gòn thương tín SGDHCM (Trang 96 - 99)